Cùng với sự phát triển của công nghệ hiện đại, khái niệm doanh nghiệp số ngày càng phổ biến và trở thành xu hướng được nhiều công ty lựa chọn. Vậy doanh nghiệp số là gì? Áp dụng chuyển đổi số làm doanh nghiệp phải đối mặt với những thách thức và cơ hội nào? Cùng tham khảo bài viết dưới đây của 1C Việt Nam để giải đáp những thắc mắc trên nhé!
Doanh nghiệp số (Digital Enterprise) là một thuật ngữ mới xuất hiện trong vài năm trở lại đây. Thuật ngữ này được dùng để miêu tả những doanh nghiệp tích hợp công nghệ kỹ thuật số vào mọi hoạt động, văn hóa của công ty nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, cải thiện năng suất và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Doanh nghiệp có thể sử dụng các công nghệ phổ biến bao gồm trí tuệ nhân tạo (AI), Big Data, công nghệ chuỗi (blockchain), Internet of Things (IoT) vào các quy trình, hoạt động cốt lõi của doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp trên thế giới đã áp dụng thành công mô hình chuyển đổi số và đem lại nhiều kết quả vượt trội như:
>>>> XEM THÊM: Data Driven là gì? Quy trình ứng dụng Data Driven hiệu quả
Hiện nay có rất nhiều mô hình kinh doanh số mới xuất hiện, các hình thái này được phân loại dựa trên sản phẩm, dịch vụ hoặc phương thức kinh doanh của doanh nghiệp. Một số mô hình doanh nghiệp số phổ biến tại Việt Nam và trên thế giới có thể kể đến:
Thương mại điện tử là một hình thức kinh doanh trực tuyến mà tại đó các hoạt động mua bán, trao đổi được thực hiện thông qua các ứng dụng di động, kênh thương mại điện tử. Các doanh nghiệp số nổi bật với mô hình kinh doanh thương mại điện tử như Amazon, Shopee, Tiktok,...đã xây dựng nên những nền tảng mua sắm trực tuyến khổng lồ và phủ sóng toàn cầu.
Các doanh nghiệp mới bắt đầu kinh doanh sẽ tập trung vào việc xây dựng và phát triển các giải pháp công nghệ mới được gọi là Tech startups. Họ sẽ áp dụng các công nghệ như trí tuệ nhân tạo, IoT và blockchain để giải quyết các vấn đề của người tiêu dùng.
Ví dụ các công ty cung cấp phương pháp di chuyển như Grab, Gojek đã áp dụng big data, AI để tính toán quãng đường ngắn nhất với chi phí tối ưu cho người sử dụng. Từ đó, họ thành công xây dựng một sản phẩm công nghệ thu hút hàng triệu người dùng.
Fintech là mô hình doanh nghiệp ứng dụng công nghệ để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ tài chính phục vụ cho hoạt động thanh toán trực tuyến, tiền điện tử, cho vay online…Một số “ông lớn” trong lĩnh vực này ở Việt Nam có thể kể đến như MoMo, ZaloPay, GrabPay.
Edtech là doanh nghiệp số chuyên cung cấp các dịch vụ giáo dục trực tuyến cho mọi lứa tuổi, giúp cho người học có thể tiếp cận linh hoạt đa dạng các kiến thức, kỹ năng và cải thiện hiệu suất học tập. Các doanh nghiệp Edtech phổ biến hiện nay có thể kể đến Khan Academy, Udemy cung cấp tài liệu cho các môn học khoa học, tài chính, lịch sử cho hàng triệu người dùng trên toàn thế giới.
Y tế là lĩnh vực luôn yêu cầu sự cải tiến liên tục để tạo ra những sản phẩm chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho người bệnh. Do đó, các doanh nghiệp công nghệ y tế (Healthtech) cần bắt kịp công nghệ mới nhất để đảm bảo chất lượng dịch vụ cho người dùng. Một số thiết bị và phần mềm y tế thông minh trên thị trường có thể kể đến như Vina Doctor, Zalo Health, Medlink,...
Bên cạnh khái niệm doanh nghiệp số là gì, doanh nghiệp cần nắm được những đặc trưng của loại hình này để dễ dàng áp dụng vào thực tế:
Sau khi hiểu doanh nghiệp số là gì, chắc hẳn các doanh nghiệp và nhà quản trị đều thấy được những lợi ích to lớn mà mô hình này mang lại.
Việc chuyển đổi theo mô hình doanh nghiệp số sẽ giúp doanh nghiệp tự động hóa quy trình vận hành. Từ đó, doanh nghiệp có thể tăng hiệu suất làm việc và giảm thiểu chi phí liên quan đến nhân lực.
Mô hình doanh nghiệp số dựa trên phân tích chi tiết dữ liệu khách hàng để đưa ra chiến lược kinh doanh hiệu quả, đồng thời điều chỉnh sản phẩm, dịch vụ sao cho phù hợp nhất với thói quen mua hàng và nhu cầu của người tiêu dùng. Ví dụ công nghệ CRM - Hệ thống quản trị quan hệ khách hàng giúp doanh nghiệp theo dõi thông tin khách hàng để cung cấp giải pháp phù hợp cũng như tạo dựng mối quan hệ lâu dài giữa người mua - người bán.
Việc áp dụng công nghệ tiên tiến vào quy trình quản lý, sản xuất và giao tiếp giữa các phòng ban trong doanh nghiệp giúp tăng năng suất làm việc, loại bỏ các công việc thủ công và tối ưu hóa hiệu suất. Ví dụ như một số doanh nghiệp sử dụng trí tuệ nhân tạo trong quy trình sản xuất giúp giảm thiểu tối đa sai sót, tăng độ chính xác cũng như tính đồng nhất của sản phẩm.
Chuyển đổi số trong doanh nghiệp giúp tăng cường tính cạnh tranh trên thị trường. Các thành tựu công nghệ như Big Data, Blockchain và trí tuệ nhân tạo giúp doanh nghiệp thu thập được những thông tin giá trị về khách hàng và thị trường. Từ đó, doanh nghiệp có thể đưa ra các chiến lược kinh doanh hiệu quả hơn để giữ vững vị thế và đáp ứng được sự biến đổi nhanh chóng trong ngành.
Ứng dụng công nghệ giúp doanh nghiệp hạn chế tình trạng ra quyết định dựa trên cảm tính cũng như giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh. Doanh nghiệp cũng có thể sử dụng dữ liệu này để rút ngắn thời gian ra quyết định.
Ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp tạo ra những sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu biến đổi liên tục của khách hàng. Việc tung ra sản phẩm mới nhanh chóng giúp tăng khả năng mở rộng thị phần và gia tăng sức mạnh cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Nhờ các thành tựu kỹ thuật công nghệ mà doanh nghiệp có khả năng ứng biến linh hoạt với những thay đổi trên thị trường. Từ đó, hạn chế những tác động tiêu cực từ bên ngoài và hồi phục nhanh chóng sau các rủi ro, trục trặc trong quá trình vận hành.
>>>> XEM THÊM: Cách lập kế hoạch kinh doanh chi tiết và mẫu file Excel mới nhất
Mặc dù chuyển đổi số toàn diện mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp nhưng quá trình này không hề đơn giản, đòi hỏi sự nỗ lực và đầu tư tương đối lớn từ phía doanh nghiệp. Để thực hiện được điều này, doanh nghiệp cần vượt qua các thách thức như:
Để chuyển đổi số trong doanh nghiệp cần có hệ thống, công nghệ và thiết bị mới. Doanh nghiệp cần có hệ thống bảo mật thông tin cũng như đội ngũ nhân lực vận hành. Những khoản đầu tư ban đầu trên có thể gây áp lực cho tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Việc sử dụng công nghệ số dẫn tới các rủi ro về vấn đề bảo mật. Doanh nghiệp cần đảm bảo rằng dữ liệu nội bộ và của khách hàng được bảo vệ một cách an toàn nhất, tránh mất mát, lộ thông tin.
Những doanh nghiệp đã có hệ thống cơ sở hạ tầng lâu đời phải đối mặt với nhiều khó khăn trong quá trình tích hợp các công nghệ mới. Các hệ thống cũ khó để hiện địa hóa cũng như thiếu tính linh hoạt trong việc mở rộng.
Để hoàn thiện chuyển đổi số doanh nghiệp, doanh nghiệp cần có sự thay đổi văn hóa, đào tạo nhân viên tích cực nắm mắt và tiếp thu công nghệ mới. Việc nuôi dưỡng một nền văn hóa khuyến khích sự thử nghiệm, linh hoạt thay đổi và chấp nhận rủi ro là vô cùng cần thiết.
Một trong những đặc điểm nổi bật của doanh nghiệp số là ứng dụng các sản phẩm công nghệ, phần mềm hiện đại vào quá trình quản lý và vận hành doanh nghiệp. 1C:Company Management là giải pháp tự động hóa công tác quản trị doanh nghiệp với khả năng kết nối tất cả các bộ phận như CRM - Kho - Tài chính - Nhân sự tiền lương - Mua hàng - Sản xuất.
1C:Company Management cho phép tùy chỉnh các tính năng để đảm bảo sự thuận tiện trong quá trình sử dụng cũng như đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực khác nhau. 1C Việt Nam luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng xây dựng hệ thống chuyên nghiệp, cá biệt hóa. Với những ưu điểm trên, 1C:Company Management chắc chắn là “trợ thủ đắc lực”cho quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp.
Mong rằng qua bài viết trên, Quý doanh nghiệp đã hiểu được doanh nghiệp số là gì, các lợi ích cũng như tầm quan trọng của quá trình này. Doanh nghiệp có thể bắt đầu quá trình số hóa bằng cách ứng dụng những phần mềm quản trị thông minh như 1C:Company Management. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về sản phẩm, hãy liên hệ 1C Việt Nam để được hỗ trợ.
>>>> ĐỪNG BỎ LỠ: