Hướng dẫn đánh giá và phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
Việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanhvà đánh giá kết quả hoạt động của doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Quá trình phân tích các chỉ số sẽ giúp nhà quản trị nhìn ra những cơ hội, thách thức hay vấn đề đang gặp phải để thực hiện điều chỉnh cần thiết. Trong bài viết dưới đây 1C Việt Nam sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về các chỉ số này cũng như biết cách phân tích sao cho chính xác và hiệu quả nhất!
1. Khái niệm về hiệu quả hoạt động kinh doanh
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế gắn liền với cơ chế thị trường và có liên quan trực tiếp đến nguồn lực sản xuất như: vốn, máy móc, lao động, nguyên vật liệu,...
Hiểu một cách đơn giản, hoạt động của doanh nghiệp chỉ được đánh giá là hiệu quả khi doanh nghiệp tận dụng được tối đa nguồn lực nội tại, tối ưu quy trình để đạt được kết quả cao nhất với mức chi phí thấp nhất.
2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh
Việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh sẽ dựa trên các chỉ tiêu đánh giá. Tùy vào mô hình cũng như lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp mà nhà quản trị sẽ sử dụng chỉ tiêu phù hợp để phân tích chính xác nhất. Dưới đây là các chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
2.1 Chỉ tiêu xét về mặt tài chính
Về mặt tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện qua khả năng tạo lợi nhuận và quy mô công ty. Do đó, các chỉ tiêu tài chính sẽ cho nhà quản trị thấy được thông tin sau:
Khả năng trả lãi vay: Phản ánh khả năng trả lãi vay từ lợi nhuận đạt được.
Tỷ trọng các cấu phần: Phân tích tỷ trọng các cấu phần có ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Từ đó, nhà quản trị sẽ tìm ra được các điểm chưa hợp lý để thực hiện điều chỉnh tăng, giảm sao cho đạt được mức độ kỳ vọng.
Mức độ hiệu quả: Cho thấy mức độ hiệu quả của hoạt động kinh doanh dựa trên số vốn đầu tư và doanh thu.
Để thể hiện các thông tin trên một cách khoa học và rõ ràng nhất, chỉ tiêu tài chính được chia thành từng nhóm: Chỉ số chi phí, chỉ số thanh toán và khả năng sinh lời. Cụ thể:
Nhóm chỉ số chi phí: Một trong những phương án đầu tiên các doanh nghiệp đề ra để tăng lợi nhuận là cắt giảm chi phí. Trong điều kiện doanh nghiệp hoạt động ổn định, thì khi chi phí kinh doanh được tối ưu, lợi nhuận càng gia tăng. Trong trường hợp doanh nghiệp mở rộng quy mô kinh doanh giúp các chỉ số chi phí, doanh thu và lợi nhuận đều tăng thì doanh nghiệp cần giữ mức tăng của chi phí thấp hơn mức tăng của doanh thu để đảm bảo lợi nhuận.
Nhóm chỉ số thanh toán: Doanh nghiệp muốn chứng tỏ tổ chức đang đi vay trong khả năng của mình thì cần đạt lợi nhuận trước thuế >=0, khi đó chỉ số khả năng thanh toán lãi vay mới đạt đủ tiêu chuẩn >=1. Hệ số này càng lớn thì hoạt động kinh doanh càng có dấu hiệu tích cực. Nếu doanh nghiệp duy trì được lợi nhuận trước thuế dương kết hợp với việc thu tiền hàng kịp thời thì công ty sẽ chủ động về dòng tiền để trả lãi vay cũng như gốc vay khi đến hạn.
Nhóm chỉ số khả năng sinh lời: Nhóm chỉ số có khả năng sinh lời đề cập đến các chỉ số tài chính đo lường mức độ thành công của doanh nghiệp trong việc tạo ra lợi nhuận. Đây cũng là nhóm chỉ số phản ánh khả năng của doanh nghiệp trong việc sử dụng nguồn lực để mang lại giá trị cho cổ đông.
>>>> ĐỪNG BỎ LỠ:
BOD là gì? Vai trò của BOD trong việc quản trị doanh nghiệp
Doanh số là gì? Doanh số và doanh thu khác nhau như thế nào?
2.2 Chỉ tiêu xét về mặt hiệu quả kinh tế - xã hội
Doanh nghiệp ngoài việc duy trì hoạt động kinh doanh, cần đảm bảo thực hiện yêu cầu của Nhà nước về sự bền vững của nền kinh tế quốc dân cũng như đóng góp tích cực cho xã hội. Vì vậy, bên cạnh các chỉ số tài chính thì việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh còn dựa trên chỉ tiêu về kinh tế - xã hội. Cụ thể:
Tăng thu ngân sách: Khi tiến hành hoạt động kinh doanh sản xuất, doanh nghiệp có nghĩa vụ nộp các loại thuế như thuế lợi tức, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế doanh thu,... vào Ngân sách Nhà nước. Khoản thu này sẽ được sử dụng để phát triển nền kinh tế quốc dân cũng như các lĩnh vực phi lợi nhuận.
Tạo thêm việc làm cho người lao động: Quá trình doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, tìm tòi các biện pháp cải thiện hiệu quả kinh doanh sẽ tạo ra công ăn việc làm cho người lao động. Từ đó, tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm, giúp người lao động nhanh chóng thoát khỏi lạc hậu, đói nghèo.
Nâng cao đời sống người lao động: Bên cạnh việc tạo ra công ăn việc làm cho người lao động, doanh nghiệp có trách nhiệm nâng cao hiệu quả kinh doanh để tạo ra thu nhập tốt hơn, góp phần nâng cao mức sống của người dân. Quá trình này cũng giúp tăng mức phúc lợi xã hội, thu nhập bình quân đầu người cũng như mức đầu tư xã hội.
Tái phân phối lợi tức xã hội: Để hạn chế sự phát triển không đồng đều giữa các vùng kinh tế, các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả cần có chính sách chia sẻ lợi nhuận cho cộng đồng có hoàn cảnh khó khăn hoặc chính sách hỗ trợ như tạo công ăn việc làm, chính sách vay lãi suất thấp,...
3. Phân tích chuyên sâu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Bên cạnh các chỉ tiêu cần quan tâm, khi phân tích hoạt động kinh doanh, nhà quản trị cần thực hiện phân tích theo mô hình phù hợp. Tùy vào mục đích của báo cáo, có thể lựa chọn phân tích dọc, phân tích chéo hoặc cả hai để đạt kết quả tốt nhất. Dưới đây là cách tính cụ thể:
3.1 Phân tích theo chiều dọc
Phân tích theo chiều dọc là quá trình xem xét, tính toán tỷ trọng của các cấu phần trong báo cáo. Nếu coi doanh thu thực tế là gốc so sánh, chiếm 100% thì các yếu tố còn lại chiếm bao nhiêu % của doanh thu thuần. Tỷ trọng này thường sẽ được so sánh quá nhiều kỳ để tìm ra các khoảng cao thấp bất thường có thể ảnh hưởng tới lợi nhuận.
Dưới đây là ví dụ về cách phân tích hoạt động kinh doanh theo chiều dọc hiệu quả:
Bảng phân tích trên chỉ ra các chỉ số một cách đều đặn qua thời gian dài để giúp bộ phận lập kế hoạch kinh doanh phân bổ chi phí phù hợp hơn. Dựa trên kết quả phân tích có thể giúp nhà quản trị biết đâu là sản lượng hòa vốn và cơ cấu chi phí thông thường ở mức bao nhiêu. Từ đó, doanh nghiệp có thể xác định mức giá bán phù hợp để vừa có thể mang lại lợi nhuận vừa đủ sức cạnh tranh trên thị trường.
Phân tích chéo là quá trình sử dụng chỉ tiêu theo chiều dọc phía trên và chiều ngang để so sánh với các chỉ tiêu tương ứng của nhóm doanh nghiệp trong cùng ngành hoặc chỉ số trung bình của ngành. Quá trình này sẽ mang lại cái nhìn khách quan cho nhà đầu tư và nhà quản trị trong việc đánh giá một doanh nghiệp.
Dưới đây là ví dụ về quá trình phân tích chéo các chỉ tiêu tài chính trên báo cáo hiệu quả hoạt động kinh doanh của 2 công ty lớn trong lĩnh vực xây dựng từ năm 2018 đến năm 2022:
Từ bảng phân tích trên có thể thấy:
Doanh thu, lợi nhuận của CTD và VCG đều có xu hướng giảm từ năm 2019 đặc biệt chạm đáy trong năm 2020, 2021. Lý do của việc này có thể đến từ dịch Covid-19 bùng nổ, làm ngưng trệ hầu hết các hoạt động của xã hội.
Năm 2022, đã thấy chiều hướng phát triển trở lại của cả 2 doanh nghiệp nhưng chưa đáng kể.
Xét về các chỉ số tuyệt đối, tổng doanh thu của doanh nghiệp CTD cao gấp 2 lần so với VCG, nhưng lợi nhuận của VCG lại cao hơn khoảng 1,1 lần lợi nhuận của CTD. Bên cạnh đó, tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm về doanh thu và lợi nhuận cho thấy VCG luôn sao hơn so với CTD.
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là cơ sở để nhà quản trị có thể đưa ra các quyết định cho chiến lược phát triển và vận hành của doanh nghiệp. Mong rằng qua bài viết trên quý doanh nghiệp đã có được thêm kiến thức bổ ích về lĩnh vực này để áp dụng vào thực tế. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, hãy liên hệ với 1C Việt Nam để được hỗ trợ.