Trong quản trị tài chính, doanh thu thuần là một trong những chỉ số quan trọng, giúp đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả hay không. Vậy doanh thu thuần là gì? Trong nội dung dưới đây, hãy cùng 1C Việt Nam tìm hiểu định nghĩa, công thức tính doanh thu thuần kèm ví dụ minh họa dễ hiểu.
Doanh thu thuần là tổng số tiền doanh nghiệp có được sau khi trừ các khoản thuế, giảm giá, chiết khấu, hàng bán bị hoàn trả... Doanh thu thuần tiếng Anh là Net Revenue. Đây là chỉ số tài chính quan trọng phản ảnh chân thực về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong từng kỳ, trước khi tính đến các chi phí khác như chi phí bán hàng, chi phí quản lý, chi phí tài chính,... Dựa vào chỉ số này, doanh nghiệp có thể xác định và đánh giá được kết quả hoạt động tốt hay xấu, nắm được tình hình tiêu thụ sản phẩm trên thị trường, khoản tiền thu về, lợi nhuận trước và sau thuế,…
Với doanh thu thuần, doanh nghiệp sẽ có thể dễ dàng xác định được lợi nhuận cuối cùng mà sản phẩm mang lại và đưa ra các phương án thay đổi phù hợp nhằm thúc đẩy doanh thu.
>>>> XEM THÊM:
Sau khi nắm được doanh thu thuần là gì, doanh nghiệp cần phải biết doanh thu thuần tính như nào?
Công thức tính doanh thu thuần:
Doanh thu thuần = Doanh thu - Các khoản giảm trừ doanh thu
Trong đó:
Ví dụ về Doanh thu thuần:
Doanh thu của một doanh nghiệp A trong quý I là 2.000.000.000 VNĐ. Trong đó:
Như vậy, cách tính doanh thu thuần trong Quý I của doanh nghiệp là: 2.000.000.000 - 60.000.000 - 100.000.000 = 1.840.000.000 VNĐ.
>>>> XEM THÊM: ROA là gì? Chỉ số ROA nói lên điều gì và bao nhiêu là tốt nhất?
Vốn dĩ doanh thu thuần và doanh thu là hai chỉ tiêu hoàn toàn khác nhau, nhưng vẫn khiến nhiều kế toán viên nhầm lẫn. Trước tiên, doanh thu của doanh nghiệp (cách gọi đầy đủ là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ) là toàn bộ giá trị kinh tế mà doanh nghiệp có được thông qua các hoạt động sản xuất kinh doanh, bán hàng và tư vấn dịch vụ. Chỉ tiêu này được xác định dựa vào công thức như sau:
Doanh thu = (Tổng giá trị sản phẩm bán ra/ số người trải nghiệm dịch vụ x Đơn giá sản phẩm/dịch vụ) + Các khoản phụ thu khác
Doanh thu thuần của doanh nghiệp là phần giá trị kinh tế mà doanh nghiệp có được sau khi lấy tổng doanh thu trừ đi khác khoản giảm trừ doanh thu. Công thức cụ thể như sau:
Doanh thu thuần = Doanh thu - Các khoản giảm trừ doanh thu
Tóm lại, giữa doanh thu và doanh thu thuần sẽ có khoảng chênh lệch đúng bằng giá trị của toàn bộ các khoản giảm trừ doanh thu trong kỳ của doanh nghiệp.
Trên thực tế, hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau, vốn dĩ doanh thu thuần cao sẽ không đồng nghĩa với lợi nhuận cao. Doanh thu thuần phản ánh hiệu suất trong kinh doanh hàng hóa, sản phẩm/dịch vụ, trong khi lợi nhuận thuần được tính toán dựa trên hiệu suất của các hoạt động đầu tư.
Chất lượng sản phẩm và dịch vụ (mẫu mã, kiểu dáng, khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường,…) ảnh hưởng đến giá trị của sản phẩm, dịch vụ, tác động đến khả năng tiêu thụ và doanh thu thuần của doanh nghiệp.
Nếu sản phẩm/dịch vụ đạt chất lượng cao, người bán có thể để giá bán cao hơn và ngược lại, chất lượng sản phẩm thấp sẽ kéo theo giá thành thấp. Từ đó, người tiêu dùng có thể đánh giá mức độ chi trả đối với chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp.
Khối lượng tiêu thụ, sản xuất sản phẩm là hai yếu tố ảnh hưởng lẫn nhau và liên quan trực tiếp đến doanh thu thuần của doanh nghiệp. Nếu số lượng sản phẩm sản xuất vượt quá nhu cầu tiêu thụ sẽ xảy ra tình trạng tồn kho hàng hóa, sẽ gây ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, trường hợp số lượng sản phẩm sản xuất phù hợp với nhu cầu tiêu thụ của thị trường thì việc tiêu thụ hàng hóa sẽ trở nên dễ dàng, giúp doanh nghiệp tăng doanh thu.
>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN: Hướng dẫn lập bảng báo cáo kết quả kinh doanh đơn giản 2024
Giá bán thành phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, khối lượng sản phẩm và doanh thu của doanh nghiệp. Giá bán tăng lên trong khi các yếu tố khác không đổi, doanh thu từ việc bán hàng sẽ tăng lên và ngược lại.
Hơn nữa, giá bán thành phẩm cũng ảnh hưởng đến nhu cầu quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Khi giá bán tăng thì lượng tiêu thụ thường giảm, khi giá bán giảm thì lượng tiêu thụ sẽ có xu hướng tăng.
Nếu sản phẩm sản xuất được đón nhận và đáp ứng được nhu cầu thì việc tiêu thụ sản phẩm sẽ trở nên dễ dàng, doanh thu bán hàng của doanh nghiệp cũng tăng cao. Tuy nhiên, muốn tăng doanh thu thì doanh nghiệp cần triển khai các chính sách bán hàng phù hợp với từng đối tượng khách hàng để đảm bảo thực hiện đúng nguyên tắc hoạt động tồn hàng, nhập hàng và kê xuất.
Do đó, để nhà quản trị có thể nắm rõ được chi tiết, kế toán viên cần đưa ra các báo cáo doanh thu theo từng mặt hàng, nhân viên kinh doanh,… để nhà quản trị có thể nắm rõ được chi tiết.
Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm/dịch vụ quyết định đến sự phát triển và tăng trưởng doanh thu từ hoạt động bán hàng của doanh nghiệp. Việc mở rộng thị trường xuất khẩu chính là đường lối để gia tăng quy mô tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy trước khi kinh doanh, nhà quản trị phải nghiên cứu thị trường để hiểu rõ nhu cầu và tăng thị phần cho doanh nghiệp.
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã triển khai sản xuất và kinh doanh nhiều mặt hàng với kết cấu đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ hàng hóa ngày càng tăng của người tiêu dùng. Điều này không chỉ giúp tăng doanh thu mà còn tác động tích cực đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
Như vậy, 1C Việt Nam đã giải đáp thắc mắc về khái niệm doanh thu thuần là gì, ví dụ và công thức tính chỉ số này. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp nhà quản trị ứng dụng vào công tác quản lý doanh nghiệp hiệu quả, giúp nâng cao doanh thu. Ngoài ra, để cập nhật nhiều hơn về thông tin quản trị doanh nghiệp, đừng quên theo dõi các bài viết trên website của 1C Việt Nam nhé!
>>>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: