Hạch toán chiết khấu thương mại là một phần quan trọng trong kế toán doanh nghiệp. Việc này không chỉ đảm bảo sự minh bạch trong báo cáo tài chính mà còn tối ưu hóa quy trình quản lý doanh thu và chi phí. Trong bài viết này, 1C Việt Nam sẽ hướng dẫn chi tiết cách hạch toán chiết khấu thương mại, từ việc ghi nhận chiết khấu, phân bổ chi phí đến xử lý các tình huống phát sinh. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Chiết khấu thương mại, còn gọi là Trade Discount trong tiếng Anh, là khoản giảm giá mà doanh nghiệp áp dụng cho khách hàng khi họ mua hàng với số lượng lớn hoặc đáp ứng các điều kiện nhất định. Đây là chiến lược thúc đẩy việc mua hàng hóa của khách hàng, nhằm tăng doanh số và nâng cao lợi nhuận.
Nếu doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC, kế toán viên sẽ hạch toán chiết khấu thương mại vào tài khoản 5211 – Chiết khấu thương mại và chuyển toàn bộ số chiết khấu này sang TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ vào cuối kỳ.
Nếu doanh nghiệp tuân theo chế độ kế toán theo Thông tư 133, kế toán sẽ ghi nhận chiết khấu thương mại trực tiếp vào bên Nợ TK 511, vì thông tư này không áp dụng TK 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu. Cuối kỳ, kế toán viên không cần thực hiện bút toán kết chuyển do chiết khấu thương mại đã được ghi nhận vào bên Nợ của TK 511 khi phát sinh.
Chiết khấu thương mại được chia thành 3 hình thức khác nhau, cụ thể:
Mỗi loại chiết khấu có quy định riêng và yêu cầu xuất hóa đơn, kê khai thuế khác nhau. Kế toán cần định khoản chiết khấu thương mại theo từng trường hợp cụ thể.
>>>> XEM THÊM: Cách tính phần trăm giảm giá đơn giản, chính xác nhất
Hạch toán chiết khấu thương mại là một phần quan trọng trong kế toán doanh nghiệp, giúp quản lý các khoản giảm giá cho khách hàng một cách chính xác và minh bạch. Vì vậy, quy trình hạch toán cần được thực hiện đúng pháp luật, theo đúng chế độ kế toán doanh nghiệp đang áp dụng. Dưới đây là gợi ý chi tiết.
Tài khoản 5211 chiết khấu thương mại cho khách hàng mua hàng với số lượng lớn nhưng chưa được ghi trên hóa đơn bán hàng trong kỳ. Theo Điều 81 Thông tư 200/2014/TT-BTC:
Các trường hợp phát sinh chiết khấu thương mại:
Hạch toán cuối kỳ:
>>>> THAM KHẢO THÊM: [Download] Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính đúng chuẩn 2024
Điểm khác biệt lớn nhất giữa Thông tư 133 và Thông tư 200 khi hạch toán chiết khấu thương mại là Thông tư 133 không sử dụng tài khoản 521. Thay vào đó, chiết khấu thương mại được hạch toán vào Bên Nợ của tài khoản 511. Cách hạch toán chiết khấu thương mại theo Thông tư 133 thực hiện tương tự như hướng dẫn trong Thông tư 200, chỉ cần thay Nợ 5211 thành Nợ 511.
Kế toán viên căn cứ vào chế độ kế toán của doanh nghiệp, theo Thông tư 200/2014/TT-BTC hoặc Thông tư 133/2016/TT-BTC, để thực hiện hạch toán chiết khấu thương mại phù hợp với từng trường hợp cụ thể.
Từ ngày 01/07/2022, theo Nghị định 123 và Thông tư 78, các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân phải ngừng sử dụng chứng từ khấu trừ bằng giấy và chứng từ tự in theo Thông tư 37, chuyển sang sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử.
>>>> ĐỌC THÊM:
Khi thực hiện chiết khấu thương mại, việc lập hạch toán hóa đơn chiết khấu đúng nguyên tắc là rất quan trọng để đảm bảo tính minh bạch và chính xác trong hoạt động kinh doanh. Khi thực hiện nghiệp vụ này doanh nghiệp cần lưu ý các nguyên tắc dưới đây:
Trên hóa đơn GTGT sẽ ghi các nội dung sau: thuế GTGT, giá bán đã chiết khấu, và tổng giá trị thanh toán có thuế GTGT.
Ví dụ: Ngày 20/04, công ty A tổ chức chương trình giảm 10% khi mua một sản phẩm điện thoại thông minh trị giá 15 triệu đồng. Trong ngày hôm đó, anh B tới mua điện thoại tại công ty A và hóa đơn sẽ được viết như sau:
STT |
Tên hàng hóa/ dịch vụ |
Đơn vị tính |
Số lượng |
Đơn giá |
Thành tiền |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 = 4×5 |
01 |
Điện thoại thông minh hiệu BC |
chiếc |
1 |
13.500.000 |
13.500.000 |
Cộng tiền hàng |
13.500.000 |
||||
Thuế suất thuế GTGT: 10% |
Thuế GTGT |
1.350.000 |
|||
Tổng tiền thanh toán |
14.850.000 |
||||
Bằng chữ: Mười bốn triệu tám trăm năm mươi nghìn đồng chẵn./ |
Trường hợp 1: Khi số tiền chiết khấu nhỏ hơn số tiền trên hóa đơn cuối cùng mà người mua nhận được, số tiền chiết khấu sẽ được trừ trực tiếp vào hóa đơn cuối cùng đó.
Ví dụ: Ngày 20/01 công ty X ký hợp đồng với công ty Y, thỏa thuận nếu công ty Y mua 15 chiếc điện thoại hiệu Z trị giá 25 triệu, sẽ được chiết khấu thương mại 7% (25 triệu x 7% x 15 = 26,25 triệu).
STT |
Tên hàng hóa dịch vụ |
Đơn vị tính |
Số lượng |
Đơn giá |
Thành tiền |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 = 4×5 |
01 |
Điện thoại hiệu Z |
chiếc |
5 |
25.000.000 |
125.000.000 |
Chiết khấu thương mại theo hợp đồng với công ty Y ký ngày 20/01 |
chiếc |
15 |
1.750.000 |
26.250.000 |
|
Cộng tiền hàng |
98.750.000 |
||||
Thuế suất thuế GTGT: 10% |
Thuế GTGT |
9.875.000 |
|||
Tổng tiền thanh toán |
108.625.000 |
||||
Bằng chữ: Một trăm linh tám triệu sáu trăm hai mươi lăm nghìn đồng chẵn. |
Trường hợp 2: Trong trường hợp số tiền chiết khấu lớn hơn số tiền trên hóa đơn cuối cùng hoặc khi kỳ khuyến mãi kết thúc, hóa đơn điều chỉnh sẽ được lập để giảm giá trị các hóa đơn đã được lập trước đó.
Ví dụ: Ngày 25/05 công ty X ký hợp đồng với công ty Y, thỏa thuận nếu công ty Y mua 8 máy tính xách tay hiệu Z trị giá 30 triệu, sẽ được chiết khấu thương mại 12% (30 triệu x 12% x 8 = 28,8 triệu).
STT |
Tên hàng hóa dịch vụ |
Đơn vị tính |
Số lượng |
Đơn giá |
Thành tiền |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 = 4×5 |
01 |
Điều chỉnh giảm số tiền thuế, giá trị hóa đơn kèm bảng kê … do CKTM 12% theo hợp đồng ký kết với công ty 7 ngày 25/05 |
chiếc |
8 |
3.600.000 |
28.800.000 |
Cộng tiền hàng |
28.800.000 |
||||
Thuế suất thuế GTGT: 10% |
Thuế GTGT |
2.800.000 |
|||
Tổng tiền thanh toán |
31.600.000 |
||||
Bằng chữ: Ba mươi mốt triệu sáu trăm nghìn đồng chẵn. |
>>>> THAM KHẢO NGAY: Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là gì? Cách tính kèm ví dụ
Hai khái niệm "chiết khấu thanh toán" và "chiết khấu thương mại" thường gây nhầm lẫn, tuy nhiên, chúng khác biệt hoàn toàn về bản chất. Cụ thể:
Tiêu chí |
Chiết khấu thương mại |
Chiết khấu thanh toán |
Có hiệu lực khi |
Khách hàng mua số lượng lớn theo quy định trong hợp đồng. |
Khách hàng thanh toán trước hạn theo quy định trong hợp đồng. |
Hóa đơn |
Có xuất hóa đơn |
Không xuất hóa đơn |
Thuế GTGT |
Điều chỉnh giảm tương ứng với phần đã chiết khấu. |
Không được giảm |
Thuế TNDN |
Được tính vào các khoản giảm trừ doanh thu. |
Ghi nhận vào chi phí được khấu trừ. |
Khấu trừ khi người nhận là cá nhân |
Chiết khấu trả bằng tiền phải trừ 1% thuế TNCN nếu người nhận là cá nhân. |
Chiết khấu trả bằng tiền phải trừ 1% thuế TNCN nếu người nhận là cá nhân. |
Căn cứ pháp lý: VAS 14; Điểm 2.5 Phụ lục 4 kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC; khoản 4 Điều 2 Luật số 71/2014/QH13; điểm 4, Phụ lục 01 – Thông tư số 92/2015/TT-BTC
>>>> XEM NGAY: Hướng dẫn lập bảng báo cáo kết quả kinh doanh đơn giản 2024
Kế toán cần phân biệt rõ ràng giữa hai khái niệm chiết khấu thương mại và giảm giá hàng bán:
Việc hiểu rõ về cách hạch toán chiết khấu thương mại không chỉ giúp doanh nghiệp tổ chức tài chính một cách hiệu quả mà còn đảm bảo tuân thủ các quy định pháp lý liên quan. Mong rằng qua bài viết trên quý doanh nghiệp đã có thêm những thông tin bổ ích. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì hãy liên hệ đến 1C Việt Nam để được hỗ trợ.
>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN: