Nắm rõ cách tính phần trăm giảm giá sản phẩm là điều quan trọng mà nhà bán hàng cần biết để phục vụ cho quá trình kinh doanh. Vậy làm thế nào để tính phần trăm giảm giá chính xác? Cùng tham khảo công thức đầy đủ ngay trong bài viết dưới đây của 1C Việt Nam nhé!
Để tính giá tiền sản phẩm sau khi áp dụng chính sách giảm giá, người bán hàng có thể áp dụng công thức sau:
Số tiền của mặt hàng sau khi giảm giá = Giá tiền x [(100 - % giảm giá) / 100]
Ví dụ minh họa:
Khi mua một mua hàng, giá tiền của mặt hàng là 700.000 VNĐ và đang được giảm giá 10%. Áp dụng cách tính phần trăm giảm giá trên, số tiền mà người mua phải trả để sở hữu món hàng là:
700.000 x [(100 - 10) / 100] = 630.000 VNĐ
>>>> TÌM HIỂU THÊM:
Ngoài cách tính giảm phần trăm trên, người bán hàng cũng có thể áp dụng công thức:
Số tiền của mặt hàng sau giảm giá = Giá gốc - (Giá gốc x phần trăm giảm giá)
Với công thức này, người bán cần nắm được giá gốc của hàng hóa cũng như số phần trăm giảm giá.
Cũng ví dụ minh họa ở công thức thứ nhất, khi áp dụng công thức thứ hai, ta có cách tính giảm 10 phần trăm như sau:
700.000 - (700.000 x 10%)= 630.000 VNĐ
>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Với các công cụ như Excel hay Google Sheet, việc tính toán phần trăm giảm giá dễ dàng hơn bao giờ hết. Dựa vào hai công thức đã nêu phía trên, ta có cách tính chiết khấu phần trăm đơn giản qua công cụ Excel và Google Sheet.
Để tính số tiền sau khi được giảm giá trong một ô dữ liệu, bạn chỉ cần nhập: "=A2*((100-B2))/100" hoặc "=A2 - A2*B2/100"
Trong đó:
Để thuận lợi cho quá trình bán hàng, ngoài các cách tính giảm giá phần trăm trên, nhà quản trị cũng có thể tham khảo các công cụ tính % giảm giá, chỉ cần tải xuống phần mềm và nhập số % muốn giảm, phần mềm sẽ tự động tính toán cho doanh nghiệp.
>>>> ĐỪNG BỎ LỠ:
Sau khi đã giảm giá sản phẩm, nếu người bán hàng muốn tính giá gốc của mặt hàng đó thì làm thế nào? Trong trường hợp này, người bán có thể áp dụng công thức sau:
Giá tiền gốc của sản phẩm = Giá tiền sau khi giảm / % còn lại sau khi đã được chiết khấu
Ví dụ minh họa:
Khi đi mua một sản phẩm đang trong chương trình khuyến mại giảm giá, một mặt hàng có giá 30 triệu VNĐ và đã được giảm 20% so với giá gốc. Vậy để tính được giá gốc của sản phẩm này một cách chuẩn xác, ta tính như sau:
Vì sản phẩm đã được giảm 20% => 100% – 20%= 80%
Áp dụng công thức vào ví dụ trên:
Giá tiền gốc của sản phẩm = 30.000.000 / 80%= 30.000.000 / 0.8 = 37.500.000 VNĐ
>>>> XEM THÊM: Các khoản giảm trừ doanh thu là gì? Cách hạch toán giảm trừ
Người bán hàng không những cần hiểu rõ cách tính giảm giá chính xác mà còn phải biết lựa chọn thời điểm phù hợp để triển khai ra các chương trình khuyến mãi, nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng một cách hiệu quả.
Dưới đây là một số thời điểm lý tưởng mà doanh nghiệp có thể áp dụng cách tính phần trăm giảm giá:
>>>> ĐỌC THÊM:
Để tận dụng tối đa những lợi ích của các chương trình khuyến mãi, người bán hàng nên tham khảo thêm những bí quyết kinh doanh hữu ích kích thích sự hấp dẫn cho người mua sau đây:
Trước những đợt giảm giá "sâu" diễn ra hàng năm, người bán hàng nên lập kế hoạch về thời gian và mức tăng giá sản phẩm một cách hợp lý. Ví dụ, nếu chủ shop muốn bán một chiếc áo thun có giá gốc 500.000 VNĐ trong đợt sale với giá 250.000 VNĐ, thì trước đó hãy cân nhắc tăng giá lên khoảng 510.000 - 550.000 VNĐ.
Mục đích của việc tăng - giảm giá này là để khách hàng thấy rõ sự chênh lệch giá trước và sau khi giảm, từ đó kích thích nhu cầu mua sắm "mua ngay kẻo bỏ lỡ". Đồng thời, cách này đảm bảo shop đạt được mức lợi nhuận mong muốn mà không cần giảm giá quá nhiều.
>>>> TÌM HIỂU NGAY: Chi phí cơ hội là gì? Đặc điểm, ý nghĩa, cách tính chi phí cơ hội
Với những sản phẩm có giá trị nhỏ, số tiền giảm giá cũng sẽ nhỏ, vì vậy người bán hàng nên để thông tin giảm giá dưới dạng phần trăm như 10%, 20% hay 50%. Những con số này gây ấn tượng về mức độ giảm "mạnh" của sản phẩm, kích thích tâm lý khách hàng mua sắm ngay lập tức.
Ví dụ: Một chiếc thước kẻ có giá gốc 20.000 VNĐ với giá sau khi giảm là 10.000 VNĐ (giảm 10.000 VNĐ). Thay vì thể hiện thông tin công khai là “giảm 10.000 VNĐ”, người bán nên để thông tin giảm giá bằng cụm từ “ưu đãi lên đến 50%” để khách hàng thấy mức độ giảm ấn tượng hơn.
Với những sản phẩm có giá trị lớn, số tiền giảm giá sẽ đáng kể, nên trong trường hợp này, nhà bán hàng nên hiển thị số tiền giảm cụ thể.
Ví dụ: Khi người bán hàng muốn giảm giá một chiếc máy giặt có giá gốc 10.000.000 VNĐ xuống còn 9.000.000 VNĐ (giảm 1.000.000 VNĐ), thay vì công khai “giảm 10%”, chủ shop nên quảng cáo là “giảm ngay 1.000.000 VNĐ”, giúp khách hàng dễ dàng hình dung và nhận thấy đây là một khoản giảm giá đáng kể, sẽ kích thích họ mua hàng ngay.
>>>> THAM KHẢO NGAY: Asset Turnover Ratio là gì? Cách tính tỷ lệ vòng quay tài sản
Người bán hàng có thể tăng tỷ lệ để khách hàng quay lại mua hàng hoặc tăng số lượng sản phẩm bán cho mỗi khách hàng bằng cách áp dụng các điều kiện khi sử dụng voucher giảm giá.
Ví dụ như:
Ngoài ra, để hỗ trợ cho việc triển khai các chương trình giảm giá sản phẩm, doanh nghiệp có thể sử dụng phần mềm 1C:Company Management - một trong những giải pháp quản trị doanh nghiệp toàn diện tốt nhất hiện nay. Phần mềm cung cấp nhiều tính năng vượt trội, trong đó gây ấn tượng với khả năng tính toán chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán và chiết khấu cuối kỳ, đồng thời thiết lập dạng giá cho từng đối tượng khách hàng một cách hợp lý. Phần mềm sẽ góp phần giúp doanh nghiệp cải thiện hiệu suất trong quản lý chính sách giảm giá, tối ưu đáng kể thời gian và chi phí.
Vậy việc hiểu rõ cách tính phần trăm giảm giá sản phẩm là điều vô cùng quan trọng, giúp người bán hàng không chỉ bán được số lượng sản phẩm cao nhất mà còn thu về lợi nhuận như kỳ vọng. Hy vọng qua bài viết mà 1C Việt Nam đã chia sẻ đã giúp cho những nhà bán hàng thuận lợi hơn trong việc giảm giá sản phẩm sao cho hiệu quả.
>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN: