Phong cách lãnh đạo là cách tiếp cận của nhà quản trị để định hướng và tạo động lực cho nhân viên cấp dưới. Trong bài viết dưới đây, 1C Việt Nam đã tổng hợp 4 phong cách lãnh đạo phổ biến cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo. Tham khảo ngay!
Phong cách lãnh đạo độc đoán (Autocratic leadership) là kiểu lãnh đạo mà các nhà quản lý đưa ra quyết định một cách độc lập, không cần tham khảo ý kiến hay đóng góp từ người khác. Phong cách này chỉ hữu ích khi doanh nghiệp cần kiểm soát các tình huống khẩn cấp, không có thời gian để bàn luận và cùng đưa ra ý kiến.
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Với những ưu và nhược điểm trên, những nhà lãnh đạo theo phong cách độc tài nên cố gắng lắng nghe, xây dựng lòng tin và biết cách ghi nhận thành tích của các thành viên trong nhóm, trong công ty.
Phong cách lãnh đạo dân chủ (Participative Leadership) hoàn toàn đối lập với kiểu lãnh đạo độc đoán. Các nhà lãnh đạo dân chủ rất minh bạch, cung cấp mọi thông tin cần thiết cho các thành viên để cùng đưa ra quyết định. Phong cách lãnh đạo này khuyến khích tất cả mọi người nêu lên quan điểm và ý tưởng của mình, cùng nhau tìm ra giải pháp.
Người có phong cách lãnh đạo dân chủ luôn coi trọng các cuộc thảo luận nhóm, luôn ưu tiên sự sáng tạo và đổi mới, đồng thời tập trung vào sự phát triển. Những nhà lãnh đạo dân chủ thường là những người giỏi hòa giải, linh hoạt và dành nhiều thời gian xem xét những ý kiến đóng góp của người khác trong các quyết định cuối cùng của họ.
Ưu điểm:
Nhược điểm:
>>>> XEM NGAY: 8 kĩ năng lãnh đạo quan trọng nhất trong thời kì đổi mới
Lãnh đạo trao quyền (Delegative Leadership) là phong cách trong đó người lãnh đạo ủy quyền và trao trách nhiệm cho các nhân viên để họ tự quyết định và giải quyết vấn đề. Nhân viên sẽ phải quản lý và phụ trách hoàn thành các công việc và mục tiêu mà lãnh đạo đã đề ra. Tuy nhiên, lãnh đạo vẫn chịu trách nhiệm cuối cùng về hiệu quả của nhóm.
Phong cách này thường được những doanh nghiệp có đội ngũ giàu kinh nghiệm áp dụng. Nhà lãnh đạo áp dụng phong cách này thường cảm thấy những sai sót đều có thể chấp nhận được và ưu tiên quyền tự do lựa chọn tại nơi làm việc.
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Lãnh đạo chuyển đổi (Transformational leadership) là phong cách mà các nhà lãnh đạo truyền cảm hứng cho các thành viên trong nhóm vượt qua vùng an toàn, nâng cao tiêu chuẩn và đạt được những điều mà họ từng nghĩ là không thể.
Những nhà lãnh đạo theo phong cách này luôn thúc đẩy không ngừng cho đến khi công việc, con người, và tổ chức của họ đạt được một sự chuyển đổi hoặc được cải thiện đáng kể. Các nhà lãnh đạo chuyển đổi thường có tầm nhìn xa, sự đồng cảm và kỹ năng giao tiếp tốt.
Ưu điểm:
Nhược điểm:
>>>> XEM NGAY: Servant Leadership là gì? Toàn bộ thông tin về Servant Leadership
Phong cách lãnh đạo là cách tiếp cận hành vi mà các nhà lãnh đạo sử dụng để tạo ảnh hưởng, thúc đẩy và chỉ đạo một nhóm người. Phong cách lãnh đạo quyết định cách nhà lãnh đạo thực hiện các kế hoạch và chiến lược để hoàn thành các mục tiêu nhất định trong khi vẫn tính đến kỳ vọng của các bên liên quan.
Phong cách lãnh đạo đã được nghiên cứu tại nhiều diễn đàn khác nhau để thiết lập phong cách lãnh đạo phù hợp hoặc hiệu quả nhất, thúc đẩy và ảnh hưởng đến những người khác để hoàn thành các mục tiêu đã đề ra. Nguyên lý chính của phong cách lãnh đạo hiệu quả là mức độ mà nó xây dựng lòng tin của những người theo dõi.
Các nghiên cứu được thực hiện chỉ ra rằng những người theo dõi tin tưởng vào nhà lãnh đạo của họ có nhiều khả năng thực hiện theo các chỉ dẫn của nhà lãnh đạo hơn và vượt quá mong đợi. Đổi lại, họ sẽ hoàn thành các mục tiêu đã đề ra trong khi được quyền nêu lên ý tưởng và đề xuất của mình về hướng đi của các dự án đang thực hiện.
Phong cách lãnh đạo của nhà quản trị có thể chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khác nhau. Dưới đây là một số yếu tố tiêu biểu có khả năng tác động đến phong cách lãnh đạo:
STT |
Yếu tố |
Đặc điểm |
1 |
Tổ chức |
Mỗi tổ chức đều có môi trường làm việc đặc trưng, được hình thành từ người sáng lập, các nhà lãnh đạo qua các thời kỳ, và lịch sử doanh nghiệp. Do đó, văn hóa doanh nghiệp rất khó thay đổi. Vì vậy, để tổ chức vận hành hiệu quả, nhà quản trị nên dành thời gian thích nghi và điều chỉnh phong cách lãnh đạo để phù hợp với văn hóa của doanh nghiệp. |
2 |
Tâm lý |
Tâm lý của nhà quản trị ảnh hưởng đáng kể đến phong cách lãnh đạo của họ. Nhà quản trị hướng ngoại và quyết đoán có xu hướng thích giao lưu trực tiếp với cấp dưới thông qua các tương tác trực tiếp. Ngược lại, nhà quản trị hướng nội và dè dặt hơn có thể dẫn dắt nhân viên bằng việc giao tiếp qua văn bản. Hoặc thay vì giải quyết vấn đề với toàn bộ nhóm, họ sẽ thoải mái hơn khi gặp gỡ trực tiếp từng cá nhân để đưa ra định hướng. |
3 |
Tầm nhìn và năng lực |
Tầm nhìn và năng lực của nhà quản trị cũng tác động đến phong cách lãnh đạo. Những người mới đảm nhận vai trò lãnh đạo thường tuân thủ các quy tắc chặt chẽ hơn để tránh sai lầm. Trong khi đó, những nhà lãnh đạo giàu kinh nghiệm thường linh hoạt áp dụng các phong cách khác nhau để phù hợp với tình huống cụ thể. |
>>>> XEM NGAY: Các mô hình kinh doanh mới phổ biến nhất hiện nay
Có thể thấy, mỗi nhà quản trị sẽ phù hợp với các phong cách lãnh đạo khác nhau. Để xác định phong cách phù hợp, nhà quản trị hãy áp dụng các bước sau:
Trên đây là những chia sẻ của 1C Việt Nam về 4 phong cách lãnh đạo thường gặp và phổ biến nhất. Ngoài việc tìm kiếm phong cách lãnh đạo phù hợp, nhà quản trị có thể ứng dụng phần mềm 1C:Company Management để hỗ trợ công tác quản lý doanh nghiệp. Phần mềm sở hữu nhiều tính năng hiện đại, kết nối toàn bộ phòng ban lại với nhau, giúp nhà lãnh đạo nắm được tổng quan về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, tiết kiệm thời gian, tối ưu chi phí vận hành. Liên hệ ngay 1C Việt Nam để tìm hiểu rõ hơn về phần mềm thông minh này nhé!
>>>> ĐỪNG BỎ LỠ: