Kiến thức quản trị
Trang chủ Giải pháp Tin tức Ikigai là gì? Cách xác định 4 yếu tố chính của Ikigai
1C Việt Nam
(03.12.2024)

Ikigai là gì? Cách xác định 4 yếu tố chính của Ikigai

Ikigai là gì? Ikigai giúp con người tìm thấy ý nghĩa trong cuộc sống, khuyến khích họ theo đuổi điều mà họ đam mê, có giá trị cho bản thân và xã hội. Khám phá Ikigai không chỉ giúp cá nhân có cuộc sống hạnh phúc, cân bằng hơn mà còn mang lại sự thỏa mãn và động lực trong công việc. Vậy làm thế nào để tìm ra Ikigai của riêng mình? Hãy cùng 1C Việt Nam tìm hiểu!

1. Ikigai là gì? 

Trong tiếng Nhật, "Iki" có nghĩa là cuộc sống, trong khi "gai" đại diện cho kết quả hoặc giá trị. Khi kết hợp lại, Ikigai mang ý nghĩa "lý do để sống", ám chỉ những điều tạo nên động lực và nguồn cảm hứng mỗi ngày. 

Ở góc độ liên quan đến sự nghiệp, Ikigai là điểm giao thoa lý tưởng giữa bốn yếu tố quan trọng: điều mình yêu thích, điều mình giỏi, điều tạo ra thu nhập và điều mà xã hội cần. Đây chính là sự cân bằng giúp mỗi cá nhân đạt được sự thỏa mãn và hạnh phúc trong công việc.

ikigai là gì
Ikigai mang ý nghĩa "lý do để sống", động lực và nguồn cảm hứng mỗi ngày

>>>> XEM THÊM: Leadership là gì? Các kỹ năng bắt buộc để trở thành Leadership         

2. Nguồn gốc của Ikigai

Triết lý Ikigai có nguồn gốc từ thời Heian (794-1185) ở Nhật Bản và được nghiên cứu sâu rộng bởi giáo sư Akihiro Hasegawa. Khi tìm hiểu "Ikigai là gì," Hasegawa phát hiện rằng từ "kai" trong Ikigai bắt nguồn từ chữ "vỏ sò" hoặc "động vật có vỏ" (貝) trong tiếng Nhật. Vào thời Heian, vỏ sò là món đồ quý giá, thường được các nghệ sĩ tinh xảo trang trí và sử dụng trong trò chơi ghép vỏ mang tên "kai-awase" (貝合わせ). Chỉ những người giàu có mới sở hữu được những chiếc vỏ đẹp này, dẫn đến việc "kai" được liên tưởng với giá trị và lợi ích.

ikigai nghĩa là gì
Triết lý Ikigai có nguồn gốc từ thời Heian ở Nhật Bản và được nghiên cứu sâu rộng bởi giáo sư Akihiro Hasegawa

3. Tầm quan trọng của Ikigai

Ikigai là một khái niệm quan trọng trong văn hóa Nhật Bản và ngày càng được công nhận rộng rãi trên toàn cầu. Sức hút của Ikigai nằm ở chỗ giúp mỗi người tìm thấy mục đích sống, từ đó đạt được sự hài lòng và hạnh phúc trọn vẹn trong cuộc sống. 

Vậy lợi ích của Ikigai là gì? Dưới đây là 5 lợi ích mà Ikigai mang lại cho mỗi cá nhân: 

  • Tìm thấy mục đích sống: Ikigai giúp con người nhận ra ý nghĩa cuộc sống của mình bằng cách tập trung vào những lĩnh vực mà họ đam mê và có năng lực, từ đó có động lực phát triển bản thân. 
  • Mang lại sự hài lòng và hạnh phúc: Khi xác định được Ikigai, mỗi người sẽ có một mục tiêu sống rõ ràng, giúp họ cảm thấy hài lòng và hạnh phúc hơn với cuộc sống hàng ngày.
  • Giảm căng thẳng và áp lực: Khi theo đuổi những công việc mà mình đam mê, con người sẽ cảm thấy thư thái và ít bị stress hơn so với khi làm những công việc không hợp ý.
  • Tăng cường hiệu suất làm việc: Khi được làm việc trong lĩnh vực yêu thích, con người sẽ làm việc với sự nhiệt huyết, năng lượng cao hơn, từ đó nâng cao hiệu suất và đạt được kết quả tốt hơn.
  • Tạo ra giá trị cho xã hội: Ikigai không chỉ mang lại ý nghĩa cho cá nhân mà còn giúp họ cống hiến cho xã hội, thúc đẩy sự phát triển chung của cộng đồng.

Ikigai là chìa khóa mở ra một cuộc sống ý nghĩa, trọn vẹn và giàu giá trị cho cả cá nhân và xã hội. Các nhà quản lý cũng có thể ứng dụng Ikigai để duy trì động lực cho nhân sự, nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên. 

>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN: 

4. Các yếu tố cấu thành Ikigai 

Khi đã hiểu rõ Ikigai là gì, nhiều người muốn bắt đầu hành trình tìm kiếm Ikigai của riêng mình? Để làm được điều này, mỗi cá nhân cần xác định rõ bốn yếu tố quan trọng dưới đây:

4.1 Đam mê (What You Love)

Đam mê chính là những gì mang lại niềm vui và năng lượng, hứng khởi. Đây có thể là các hoạt động như chèo thuyền, viết thơ, leo núi, ca hát, nghiên cứu triết học, hay đơn giản là dành thời gian cho gia đình và bạn bè. Điều quan trọng là hãy tập trung vào những điều yêu thích mà không cần lo lắng liệu có giỏi hay không, liệu có ai cần hay không, hay liệu có mang lại thu nhập hay không.

ikigai nghĩa là gì
Đam mê chính là những gì mang lại niềm vui và làm cho cá nhân cảm thấy tràn đầy năng lượng, hứng khởi

4.2 Chuyên môn (What You’re Good At)

Sau khi đã xác định được niềm đam mê, cá nhân cần tìm ra những kỹ năng mà họ làm tốt nhất. Đây là những khả năng nổi bật có thể giúp hoàn thành công việc tốt hơn so với người khác. Kỹ năng có thể chia thành hai loại: kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm.

  • Kỹ năng chuyên môn là những kiến thức học thuật về một lĩnh vực nào đó như ngôn ngữ, Marketing, IT,...có thể tích lũy từ công việc, khóa học hay thực tập.
  • Kỹ năng mềm liên quan đến cách tương tác và làm việc với người khác, thường dựa vào tính cách và phẩm chất cá nhân, khó xác định hơn nhưng lại rất quan trọng đối với mỗi cá nhân. 

4.3 Sứ mệnh (What the World Needs)

Sứ mệnh là những gì cá nhân có thể cống hiến cho thế giới, có thể là toàn nhân loại hoặc chỉ một cộng đồng nhỏ. Đây là nơi Ikigai kết nối trực tiếp với người khác, giúp mang lại giá trị và tạo ra sự thay đổi tích cực cho họ. Khi hiểu rõ nhu cầu của thế giới, cá nhân sẽ tìm thấy cách để biến những gì mình làm thành điều tốt đẹp hơn cho xã hội.

ikigai nghĩa là gì
Sứ mệnh là những gì cá nhân có thể cống hiến cho thế giới

4.4 Nghề nghiệp (What You Can Be Paid For)

Mặc dù tiền bạc không phải là cốt lõi của Ikigai, nhưng việc xác định được những công việc có thể mang lại thu nhập là điều không thể thiếu trong thế giới thực. Khi kết hợp được đam mê và chuyên môn với những công việc có thể tạo ra thu nhập, mỗi cá nhân sẽ có động lực hơn để phát triển bản thân và sự nghiệp. Việc nghiên cứu xu hướng nghề nghiệp hiện tại và tương lai sẽ giúp đưa ra những quyết định cũng như lập kế hoạch rõ ràng để đạt được mục tiêu tài chính.

Hành trình tìm kiếm Ikigai sẽ giúp mỗi cá nhân đạt được sự cân bằng giữa đam mê, chuyên môn, sứ mệnh và tài chính, từ đó mang lại cuộc sống trọn vẹn và ý nghĩa hơn.

>>>> XEM NGAY: 

5. Quá trình xác định 4 yếu tố chính của Ikigai 

Để tìm ra Ikigai – mục đích sống và động lực của bản thân, bước đầu tiên là thực hiện quá trình tự đánh giá. Điều này đòi hỏi sự nhìn nhận sâu sắc về những gì bản thân yêu thích, giỏi giang, những gì xã hội cần và những điều có thể mang lại thu nhập. Dưới đây là các bước cụ thể để tiến hành tự đánh giá.

5.1 Bước 1: Tự đánh giá

  • Yêu thích điều gì?
  • Trong công việc hiện tại, hãy tự hỏi: Có đang cảm thấy đam mê và hào hứng khi làm việc không? Có kết nối cảm xúc với những gì đang làm không?
  • Nếu có sở thích hoặc nghề tay trái, hãy tự đánh giá: Có cảm thấy đam mê và thích thú với chúng hơn các hoạt động khác không?
  • Giỏi việc gì?
  • Trong công việc, có dễ dàng xử lý nhiệm vụ và nhận được lời khen từ người khác không? Có mong muốn trở thành chuyên gia trong lĩnh vực hiện tại không?
  • Với sở thích hoặc nghề tay trái, liệu tài năng có được người khác đánh giá cao không? Có khả năng tiến xa hơn trong lĩnh vực đó không?
  • Thế giới cần gì?
  • Công việc hoặc sở thích có được xã hội đánh giá cao và có nhu cầu lâu dài không? Điều này có giải quyết được các vấn đề lớn như kinh tế, xã hội hoặc môi trường không?
  • Có thể được trả tiền cho việc gì?
  • Công việc hoặc sở thích có mang lại thu nhập ổn định và có mức độ cạnh tranh lành mạnh không? Nếu câu trả lời là "có", thì đang đi đúng hướng. Nếu không, hãy tìm hiểu thêm để tiếp tục xác định ikigai.

Kết luận: Nếu phần lớn các câu trả lời là "có", có thể đã tìm ra mục tiêu phù hợp. Nếu chưa, cần tiếp tục khám phá để tìm ra Ikigai thực sự.

ikigai là gì
Để tìm ra Ikigai – mục đích sống và động lực của bản thân, bước đầu tiên là thực hiện quá trình tự đánh giá

5.2 Bước 2: Brainstorm và nghiên cứu

Hãy dành thời gian tưởng tượng một ngày lý tưởng từ đầu đến cuối, sau đó viết ra để giúp xác định Ikigai và ý nghĩa sống của mình. Tiếp theo, xem lại những câu trả lời "không" và tìm cách điều chỉnh sứ mệnh bằng cách liên kết với những gì yêu thích, giỏi, thế giới cần và có thể mang lại thu nhập. 

Ví dụ, nếu không có kết nối cảm xúc với công việc, có thể cần thay đổi cách tiếp cận hoặc mục tiêu nghề nghiệp. Hãy tập trung vào việc tìm ra Ikigai, đồng thời không để nỗi sợ hãi hay nghi ngờ cản trở quá trình khám phá bản thân.

ikigai là gì
Hãy tập trung vào việc tìm ra Ikigai, đồng thời không để nỗi sợ hãi cản trở quá trình khám phá bản thân

5.3 Bước 3: Xác nhận và đánh giá

Bước tiếp theo để xác định Ikigai là gì thì phải tham gia học tập, nghiên cứu, hoặc thuê huấn luyện viên để kiểm chứng xem tầm nhìn có phù hợp với thực tế không. 

Ví dụ, muốn trở thành nhiếp ảnh gia đám cưới, nhưng sau khi thực tế làm việc, có thể nhận ra công việc này không phù hợp. Hoặc có ý định kinh doanh thời trang cổ điển, nhưng sau khi tìm hiểu, nhận thấy không muốn quản lý hàng tồn kho.

Nếu tầm nhìn phù hợp với thực tế, có thể bản thân đã tìm thấy Ikigai. Ngược lại, nếu chưa, hãy kiên trì thử nghiệm với các công việc hoặc sở thích khác. Mỗi cá nhân có thể thử nhiều hoạt động như nướng bánh, lập trình, vẽ hoặc thiết kế để tìm ra điều thực sự phù hợp. 

Lưu ý rằng Ikigai không đồng nghĩa với việc yêu thích mọi khía cạnh trong sự nghiệp, mà là sẵn sàng chấp nhận cả những phần không hoàn hảo, miễn điều đó vẫn phù hợp với đam mê, khả năng kiếm tiền và nhu cầu xã hội.

ikigai là gì
Lưu ý rằng Ikigai không đồng nghĩa với việc yêu thích mọi khía cạnh trong sự nghiệp

6. Bí quyết xác định Ikigai hiệu quả 

Để xác định Ikigai là gì một cách hiệu quả, đừng bỏ qua các mẹo sau:

6.1 Khởi đầu từ những việc nhỏ nhặt nhất

Thay vì lo lắng quá mức về sự hoàn hảo, hãy tập trung vào việc khám phá những điều mới mẻ và đạt hiệu quả cao hơn. Mỗi cá nhân nên bắt đầu từ những bước nhỏ và khiêm tốn, rồi tiến dần tới mục tiêu bằng sự chăm chỉ, kiên nhẫn và chú ý đến từng chi tiết. Dù cơ hội và điều kiện có hạn, đừng từ bỏ mà hãy kiên trì, quyết tâm với những gì mình đang thực hiện.

ikigai là gì
Hãy bắt đầu từ những bước nhỏ và khiêm tốn

6.2 Giải phóng cái tôi của bản thân

Điều quan trọng tiếp theo trong hành trình tìm kiếm Ikigai là học cách tin tưởng và tự tin sống đúng với bản chất của mình. Khi cảm thấy hài lòng với chính mình, mỗi cá nhân sẽ dễ dàng thể hiện bản sắc cá nhân trong cả công việc lẫn cuộc sống. Bỏ qua cái tôi cá nhân sẽ giúp cá nhân tập trung vào những giá trị thực sự quan trọng, thay vì chạy theo ý kiến của số đông chỉ để nhận sự tán dương.

6.3 Tìm hạnh phúc trong những điều giản đơn

Tận hưởng những niềm vui từ những điều nhỏ bé có thể mang lại năng lượng và động lực mới cho công việc. Nếu đang làm việc toàn thời gian tại một công ty nhưng có sở thích như vẽ tranh hoặc làm đồ gốm, hãy dành thời gian vào cuối tuần hoặc sau giờ làm việc để theo đuổi những đam mê này. Sự thích thú từ những hoạt động yêu thích sẽ dần giúp khám phá và tìm thấy Ikigai của chính mình.

ikigai là gì
Tận hưởng những niềm vui từ những điều nhỏ bé có thể mang lại năng lượng và động lực mới cho công việc

6.4 Hướng đến cuộc sống cân bằng và lâu dài

Bên cạnh những tham vọng về vật chất hãy các mục tiêu sự nghiệp cần theo đuổi, xung quanh chúng ta còn có thiên nhiên, xã hội, nơi có những người vừa quen vừa lạ. Khi  biết trân trọng và hòa hợp với tự nhiên cũng như những mối quan hệ xung quanh, mỗi cá nhân sẽ dần nhận ra chiếc "kim chỉ nam" dẫn lối mình đến với Ikigai – mục đích sống thực sự trong cuộc đời. 

6.5 Trải nghiệm và tận hưởng trọn vẹn giây phút hiện tại

Mỗi cá nhân hãy luôn tập trung vào hiện tại thay vì lo lắng về tương lai hoặc luyến tiếc quá khứ để sống bình thản và thanh thản hơn. Khi dành thời gian quý báu và nỗ lực làm tốt nhất trong từng khoảnh khắc hiện tại, mỗi cá nhân sẽ dần tìm ra Ikigai của mình. 

Như vậy, bài viết đã giải thích Ikigai là gì, các yếu tố hình thành và cách để xác định Ikigai của mỗi cá nhân. Hành trình khám phá Ikigai đòi hỏi sự kiên nhẫn và nỗ lực, nhưng chính điều này sẽ mang lại sự cân bằng, hạnh phúc và mục tiêu rõ ràng trong mỗi ngày. Với 1C Việt Nam, sự hiểu biết về Ikigai không chỉ giúp cá nhân phát triển mà còn giúp doanh nghiệp khai thác tối đa tiềm năng, mang lại giá trị bền vững cho tổ chức và xã hội. Nếu còn có gì thắc mắc về chủ đề trên, vui lòng liên hệ 1C Việt Nam để được giải đáp. 

>>>> BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ: 

Triển khai giải pháp chuyển đổi số
cho doanh nghiệp của bạn ngay hôm nay