Trong sản xuất, chỉ số Lead time có tác động lớn ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả của doanh nghiệp.Vậy Lead Time là gì? Lead Time có ý nghĩa như thế nào đối với doanh nghiệp? Cùng 1C Việt Nam tìm hiểu chi tiết trong nội dung dưới đây.
>>> XEM NGAY: Quy trình sản xuất của doanh nghiệp với 8 bước đơn giản, chi tiết
Lead Time là khoảng thời gian cần thiết để sản xuất ra một sản phẩm hoặc dịch vụ. Nó bao gồm thời gian từ khi bắt đầu của quá trình sản xuất cho đến khi sản phẩm hoặc dịch vụ đã sẵn sàng để giao hàng.
Lead Time trong Logistics là khoảng thời gian từ lúc đặt hàng đến khi hàng hóa được giao đến tay người nhận. Nói cách khác, đây là thời gian tổng thể mà một đơn hàng phải trải qua từ khi được tạo ra cho đến khi hoàn tất quá trình giao hàng.
>>>> XEM THÊM: Downtime trong sản xuất là gì? 6 cách giải quyết downtime
Lead Time trong sản xuất được thể hiện rất rõ nét. Ví dụ như một doanh nghiệp đặt hàng sản xuất áo phông cho 1.000 nhân viên vào dịp kỷ niệm ngày thành lập công ty 1/12. Trong khi đó ngày bắt đầu đặt hàng là 15/11 và doanh nghiệp yêu cầu phải có hàng hóa trước ngày 28/11. Thời gian từ lúc đặt hàng cho đến lúc có thành phẩm là 10 ngày.
Dựa vào thời gian đặt hàng và ngân sách ước tính cho từng áo, đơn vị sản xuất sẽ lựa chọn các nhà cung ứng dịch vụ có năng lực sản xuất phù hợp với yêu cầu. Theo đó, để sản xuất được đơn hàng nói trên, doanh nghiệp sẽ cần tối thiểu:
Như vậy Lead Time cần thiết tối thiểu phải từ 5 đến 7 ngày (kể từ lúc nhận được đơn đặt hàng). Thông thường, doanh nghiệp sẽ tiến hành liên hệ với nhiều nhà cung cấp khác nhau, trong điều kiện ngân sách ngang nhau, đơn vị nào có thời gian sản xuất ngắn hơn sẽ được khách hàng lựa chọn hợp tác.
>>>> XEM THÊM: Điều độ sản xuất là gì? Đặc điểm và quy trình điều độ sản xuất
Sau khi tìm hiểu Lead Time là gì, có thể thấy nhờ có Lead Time mà công ty, chuỗi cung ứng hàng hóa có thể phân tích được các giai đoạn làm việc trong quy trình sản xuất. Từ đó, doanh nghiệp có thể lập kế hoạch sản xuất hoặc đưa ra hướng xử lý phù hợp nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả làm việc. Lý do cần kiểm soát Lead Time trong sản xuất là:
>>>> ĐỪNG BỎ LỠ:
Hiện nay, trong lĩnh vực sản xuất, Lead Time thường được chia làm 5 loại cơ bản sau:
Lead Time thường được chia thành một số nhân tố khác nhau như: Thời gian chuẩn bị, thời gian xử lý, thời gian chờ đợi,…Dựa vào các yếu tố trên mà doanh nghiệp có thể tính được Lead Time một cách chính xác hơn.
Lead Time trong sản xuất thường được tính theo công thức sau:
Thời gian sản xuất (Lead time) = Thời gian chuẩn bị+ Thời gian xử lý + Thời gian chờ đợi
Đối với một doanh nghiệp sản xuất, thời gian chuẩn bị chính là giai đoạn thu mua, lấy nguyên liệu thô và chuyển đến nhà máy sản xuất. Còn thời gian xử lý chính là giai đoạn sản xuất và tạo ra thành phẩm. Và cuối cùng, thời gian chờ đợi là giai đoạn chuẩn bị hàng hóa và vận chuyển thành phẩm cuối cùng đến tay khách hàng.
>>>> THAM KHẢO NGAY: Chi phí sản xuất là gì? Cách tính và phân loại chi phí sản xuất=
Trước khi tìm hiểu và phân biệt các điểm khác nhau giữa Cycle Time và Lead Time, doanh nghiệp không chỉ cần biết Lead Time là gì mà cũng cần hiểu rõ Cycle Time là gì.
Cycle Time (Chu kỳ sản xuất) là thời gian từ lúc bắt đầu công việc sản xuất cho đến khi sản phẩm được chuyển giao đến khách hàng. Dưới đây là bảng so sánh chi tiết Cycle Time và Lead Time chi tiết:
Tiêu chí đo lường |
Cycle Time |
Lead Time |
Phạm vi đo lường |
Chỉ tập trung đo lường một công việc cụ thể trong quy trình sản xuất, dự án. |
Đo lường toàn bộ thời gian của tất cả các khâu sản xuất từ khi tiếp nhận đơn hàng đến khi hoàn thành sản phẩm và giao hàng đến tay khách hàng cuối cùng. |
Thành phần |
Chỉ tính toán riêng thời gian thực hiện công việc trong một quy trình. |
Tính luôn cả thời gian chờ đợi và thực hiện công việc. |
Mục tiêu |
Mục tiêu của Cycle Time là tối ưu thời gian hoàn thành một công việc cụ thể trong quy trình sản xuất, vừa giúp cải thiện năng suất vừa làm tăng khả năng đáp ứng các yêu cầu sản xuất. |
Mục tiêu của Lead Time là tối ưu thời gian hoàn thiện toàn bộ quy trình trong dự án, giúp doanh nghiệp giảm thiểu thời gian chờ đợi của khách hàng, tăng tính linh hoạt trong quy trình sản xuất/dự án. |
Quản lý |
Do một nhóm làm việc trực tiếp thực hiện quản lý và cải thiện công việc, tìm ra các giải pháp để tối ưu quy trình làm việc để tăng hiệu suất và giảm thời gian thực hiện công việc. |
Do nhóm thực hiện quản lý/theo dõi dự án đối với từng công đoạn của quy trình, đảm bảo tối ưu tương tác giữa các giai đoạn và xử lý những vấn đề phát sinh có thể làm tăng Lead Time. |
Có thể nói, trong thời đại cạnh tranh như hiện nay, việc rút ngắn Lead Time trong sản xuất sẽ giúp doanh nghiệp chiếm ưu thế trên thị trường. Bởi áp dụng Lead Time hiệu quả giúp tăng khả năng phục vụ và duy trì sự hài lòng của khách hàng.
Tuy nhiên, doanh nghiệp cần chú ý, trong quá trình rút ngắn Lead Time không bao giờ được lơ là chất lượng sản phẩm tạo ra. Dưới đây là một số bí quyết doanh nghiệp tối ưu Lead Time hiệu quả:
Để bắt kịp thời đại công nghệ số hiện nay, các doanh nghiệp cần phải tìm cách để tối ưu nguồn lực và thời gian sản xuất một cách hiệu quả. Nếu doanh nghiệp đang tìm kiếm một giải pháp hỗ trợ giảm Lead Time hiệu quả, hãy sử dụng ngay phần mềm 1C:Company Management. Hy vọng qua bài viết trên, doanh nghiệp đã hiểu rõ được Lead Time là gì và cách để tối ưu khoản thời gian này một cách hiệu quả. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay 1C Việt Nam để được tư vấn chi tiết.
>>>> THAM KHẢO THÊM: