Kiến thức quản trị
Trang chủ Giải pháp Tin tức BSC là gì? 4 thước đo BSC triển khai chiến lược hiệu quả
1C Việt Nam
(12.11.2024)

BSC là gì? 4 thước đo BSC triển khai chiến lược hiệu quả

Mô hình BSC đã không còn xa lạ đối với các doanh nghiệp hiện nay. Vậy BSC là gì? Mô hình này có vai trò gì trong doanh nghiệp, cách áp dụng vào thực tế ra sao, có những lưu ý gì? Trong bài viết dưới đây, 1C Việt Nam đã tổng hợp đầy đủ thông tin về BSC để doanh nghiệp có thể tham khảo.

1. BSC là gì?

BSC là viết tắt của từ “Balanced scorecard”, trong tiếng việt có nghĩa là “thẻ điểm cân bằng” là mô hình quản trị cấp cơ bản được nhiều doanh nghiệp sử dụng giúp nhà quản trị doanh nghiệp đo lường, lập kế hoạch triển khai chiến lược cũng như giám sát và đo lường mục tiêu.

Vào đầu thập niệm 1990, hai Giáo sư Tiến sĩ Kaplan & Norton của trường Đại học Harvard là người đưa ra 2 khái niệm mô hình BSC giúp doanh nghiệp hiểu hơn tình trạng doanh nghiệp mình trong quá khứ. Qua đó thiết lập, giám sát đo lường hiệu quả để đạt được những chiến lược và mục tiêu đề ra giải quyết 4 khía cạnh doanh nghiệp là tài chính, quá trình hoạt động nội bộ, khách hàng, học tập và phát triển.

bsc là gì
BSC là viết tắt của “Balanced scorecard”, trong tiếng Việt có nghĩa là “thẻ điểm cân bằng”

Ý nghĩa của hệ thống BSC nằm ở chỗ mô hình thể hiện được sự cân đối giữa các mục tiêu ngắn và dài hạn, chỉ tiêu đầu vào và đầu ra của kết quả, mục tiêu thuộc yếu tố tài chính và phi tài chính, các hoạt động hướng ra ngoài xã hội và các hoạt động bên trong doanh nghiệp. 

>>>> XEM THÊM: Mô hình Canvas là gì? 8 bước lập kế hoạch canvas hiệu quả

2. 4 thước đo mô hình BSC áp dụng trong doanh nghiệp

Hiện nay có 4 mô hình BSC phổ biến theo quy trình kinh doanh; theo khách hàng; theo chỉ số tài chính, theo thước đo học tập và phát triển. Doanh nghiệp có thể tham khảo thông tin cụ thể dưới đây để lựa chọn mô hình phù hợp. 

2.1 Quy trình kinh doanh nội bộ

Dựa trên quan điểm của các quy trình trong nội bộ doanh nghiệp, nhà quản trị có thể đặt ra các câu hỏi phù hợp để tìm được quy trình nào thật sự gia tăng giá trị cho tổ chức và cần được thực hiện lặp lại. Giá trị gia tăng được thể hiện chủ yếu qua hiệu suất hướng tới khách hàng. 

bsc là gì
Giá trị gia tăng được thể hiện chủ yếu qua hiệu suất hướng tới khách hàng

2.2 Thước đo học tập và phát triển

Khả năng học tập, đổi mới và phát triển của một tổ chức thể hiện việc doanh nghiệp đó có sự quan tâm tới cách quản lý công việc, quan tâm chất lượng nguồn nhân lực và cải tiến liên tục để tạo ra một môi trường làm việc tốt hơn. Môi trường làm việc luôn thay đổi theo các quy định, luật lệ mới qua đó giúp doanh nghiệp trả lời được câu hỏi: “Làm thế nào để chúng ta duy trì được khả năng đạt được mục tiêu đã đề ra?”. 

bsc trong doanh nghiệp là gì
BSC là công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp phát triển toàn diện hơn

>>> TÌM HIỂU THÊM: Cách tính KPI cho sale và mẫu ứng dụng đơn giản, nhanh chóng

2.3 Thước đo trải nghiệm khách hàng

Mỗi tổ chức sẽ có nhóm khách hàng mục tiêu khác nhau, nhắm vào những thị trường cụ thể. Các nhóm khách hàng này sẽ có những yêu cầu về dịch vụ, sản phẩm khác nhau, cũng như quyết định giá cả, chất lượng, lợi nhuận và dịch vụ có thể chấp nhận được. 

Ví dụ khách hàng của doanh nghiệp là nhóm người nổi tiếng, có thu nhập cao, địa vị trong xã hội thì mức giá công ty đặt cho sản phẩm có thể cao, nhưng đồng nghĩa chất lượng phải đảm bảo, dịch vụ tận tâm. Khi doanh nghiệp có nhiều nhóm khách hàng cho cùng một sản phẩm thì BSC sẽ giúp công ty đáp ứng tối đa những mong đợi của khách.

bsc là gì
 BSC sẽ giúp công ty đáp ứng tối đa những mong đợi của khách hàng

2.4 Thước đo về chỉ số tài chính

Quan điểm về tài chính luôn là trọng tâm hàng đầu của doanh nghiệp vì đây là chỉ số quyết định sự thành công cũng như phát triển của công ty đó. Đây cũng là yếu tố không thể thiếu khi phân tích mô hình BSC. Thước đo này giúp cho nhà quản trị thấy được doanh nghiệp có đang kiếm được tiền không, các quyết định trong quá khứ có hiệu quả không, các cổ đông có hài lòng không,... 

balanced scorecard là gì
Quan điểm về tài chính luôn là trọng tâm hàng đầu của doanh nghiệp

>>>> XEM THÊM:

  • 5M là gì? Phân tích mô hình 5M được sử dụng trong doanh nghiệp 
  • Mô hình Kanban là gì? Cách thức hoạt động và nguyên tắc áp dụng

3. BSC (Balanced scorecard) ứng dụng như thế nào trong doanh nghiệp?

Có tới hơn 75% là nhóm nhà quản trị, điều hành hoặc quản lý cấp cao sử dụng hệ thống BSC trong việc thực hiện chiến lược (theo kết quả khảo sát của 2GC Active Management năm 2016, dựa trên hành vi người dùng mô hình BSC). Còn 25% người còn lại sử dụng hệ thống BSC để báo cáo. Thực tế cho thấy, mô hình BSC mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp trong việc quản lý và lên chiến lược nếu biết áp dụng đúng cách. 

bsc là gì
Ứng dụng BSC trong thực tế đem lại nhiều lợi ích về quản trị cho doanh nghiệp

4. Lưu ý khi áp dụng balanced scorecard cho doanh nghiệp 

Bên cạnh việc hiểu được mô hình BSC là gì, doanh nghiệp cần nắm chắc các lưu ý khi đưa vào thực tế để đảm bảo phát huy tối đa hiệu quả của mô hình. Dưới đây là 3 vấn đề cần quan tâm nhất do 1C Việt Nam tổng hợp. 

4.1 Kiểm soát chính xác các dữ liệu cần thiết

Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp đều phải đối diện với vấn đề quá tải và phức tạp của dữ liệu. Chính vì thế áp dụng thành công hệ thống BSC, doanh nghiệp cần xác định rõ ràng nguồn cung cấp dữ liệu hoặc đưa vào một nền tảng tập trung.

Từ đó, nhà quản trị có thể xác định được tập hợp các thước đo cho những người liên quan và biết thực tế công việc của họ đang như thế nào. Nhà quản trị có thể tham khảo thêm về quy trình kiểm soát dưới đây: 

thẻ điểm cân bằng là gì
Để áp dụng thành công BSC doanh nghiệp cần xác định rõ ràng nguồn cung cấp dữ liệu
  • Giới hạn số lượng phương pháp BSC để quản lý dễ dàng hơn. Quan điểm sử dụng càng nhiều phương pháp BSC cùng lúc càng tốt là sai lầm. Nhà quản trị có thể sử dụng từ 10 - 15 chiến lược để tập trung vào từng chiến lược một cách tốt nhất. Đồng thời cách làm này cũng giúp doanh nghiệp tiết kiệm nguồn lực hơn. 
  • Nên chuẩn bị các câu hỏi cần thiết trước khi họp để tìm ra chiến lược hiệu quả nhất. Ví dụ: nếu lượt tiếp cận giảm thì nguyên nhân là do đâu và hướng khắc phục là gì? Từ đó xác định nguồn dữ liệu chính xác và phù hợp nhất.
  • Gửi tài liệu trước 1-2 ngày để mọi người có thể nắm được vấn đề trước khi đến cuộc học. Từ đó ý kiến sẽ chất lượng hơn và dễ dàng hơn trong khâu tổng hợp dữ liệu. 
  • Đưa ra các quyết định cần thiết để đánh giá chiến lược cuộc họp. Thông tin cần được ghi chép lại một cách chi tiết và yêu cầu mọi người tuân thủ quyết định đã được đề ra. 

4.2 Đo lường và đánh giá các yếu tố mục tiêu

Để thực hiện đánh giá và đo lường mục tiêu một cách chính xác, doanh nghiệp có thể sử dụng các ký hiệu màu sắc khác nhau. Ví dụ:

  • Màu đỏ cho những mục tiêu cần thêm nguồn lực và sự trợ giúp để đưa mọi thứ về đúng quỹ đạo đã đặt ra.
  • Màu vàng (hoặc màu hổ phách) cho những mục tiêu sắp đi đúng hướng và có thể thực hiện tự điều chỉnh.
  • Màu xanh lá cây cho những mục tiêu đang đi đúng hướng. 

Sau khi đưa chiến lược vào triển khai trong thực tế, doanh nghiệp cần thường xuyên theo sát các mục tiêu đề ra. Các hạng mục này đều cần được đánh giá khách quan để tránh ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng. 

4.3 Dựa vào KPI đánh giá định kỳ các yếu tố mục tiêu

KPI (Key Performance Indicator) là một trong những công cụ hiệu quả để quản lý hiệu suất công việc của từng cá nhân và là tiêu chí đánh giá xem họ đã thực hiện chiến lược đó chưa. Bạn nên kết hợp công cụ BSC và phần mềm sử dụng tiêu chí đánh giá KPI. Tùy và từng mục tiêu mà doanh nghiệp có thể đặt ra KPI khác nhau, từ đó có thể kiểm soát và đưa ra tiêu chí phù hợp.

bsc là gì
KPI là một trong những công cụ hiệu quả để quản lý hiệu suất công việc

Khi sử dụng BSC để đo lường các chiến lược thì việc gắn các mục tiêu vào sẽ đem lại hiệu quả cao hơn. Vì thế mà doanh nghiệp nên kèm KPI cho nhân viên khi giao nhiệm vụ. Cuối cùng nhà quản lý sẽ kết nối các mục tiêu lại với nhau bằng mũi tên để cho ra kết quả chính xác nhất. 

>>>> ĐỪNG BỎ LỠ: 

5. Lợi ích thẻ điểm cân bằng BSC 

Qua cách giải thích mô hình BSC là gì phía trên, doanh nghiệp đã phần nào nắm được những lợi ích mà phương pháp này mang lại. Trong đó, một trong những yếu tố quan trọng nhất là giúp tiết kiệm tài nguyên về thời gian, tiền bạc cho công ty. Đồng thời mô hình này cũng giúp thể hiện rõ ràng mục tiêu, tầm nhìn của chiến lược đề ra. Cụ thể: 

5.1 Lên kế hoạch chiến lược giá tốt hơn

Phương pháp BSC giúp doanh nghiệp xây dựng và triển khai chiến lược giá tốt hơn. Nhà quản lý có thể dựa trên thước đo này để xác định mối quan hệ nguyên nhân, kết quả giữa các mục tiêu chiến lược khác nhau trong doanh nghiệp. Nghĩa là kết quả của hoạt động này cũng có thể sẽ trở thành yếu tố thúc đẩy hoặc tạo động lực cho hiệu suất trong tương lai. 

balanced scorecard là gì
BSC cung cấp một khuôn khổ hiệu quả giúp doanh nghiệp xây dựng và triển khai chiến lược giá tốt hơn

5.2 Liên kết tốt với dự án và sáng kiến của tổ chức

Mô hình BSC giúp doanh nghiệp liên kết các sáng kiến và dự án với nhau để tăng hiệu quả của một chiến lược chung. Do đó, mỗi sáng kiến đều có vai trò quan trọng giúp phát triển mục tiêu chung. 

>>>> TÌM HIỂU THÊM: Bí quyết áp dụng thuyết con nhím trong kinh doanh hiệu quả 

5.3 Cải thiện chất lượng báo cáo

Một trong những lợi ích của hệ thống BSC đem lại cho doanh nghiệp là cải thiện chất lượng báo cáo. Điều này giúp doanh nghiệp tập trung vào vấn đề quan trọng và đề xuất được giải pháp hiệu quả hơn. 

bsc là gì
BSC giúp cải thiện chất lượng báo cáo để tìm ra giải pháp phù hợp

5.4 Kiểm soát mục tiêu

BSC rất hiệu quả trong việc hỗ trợ doanh nghiệp kiểm soát các mục tiêu đề ra. Đồng thời mô hình cũng chỉ ra những mục tiêu quan trọng nhất cần tập trung và đầu tư nguồn lực để thực hiện.

thẻ điểm cân bằng là gì
BSC rất hiệu quả trong việc hỗ trợ doanh nghiệp kiểm soát các mục tiêu đề ra

Như vậy bài viết trên 1C Việt Nam đã giới thiệu tới người dùng phương pháp BSC là gì, cách áp dụng vào thực tế cũng như các thước đo có thể ứng dụng trong doanh nghiệp. Mô hình BSC là phương pháp hiệu quả để công ty có thể phát triển một cách toàn diện, bền vững và có thể cạnh tranh trong môi trường hiện tại.

>>>> TÌM HIỂU THÊM:

Triển khai giải pháp chuyển đổi số
cho doanh nghiệp của bạn ngay hôm nay