Hiện nay, các doanh nghiệp có xu hướng ưa chuộng sử dụng mô hình Canvas để xây dựng bức tranh tổng thể về tình hình kinh doanh của đơn vị. Vậy mô hình Canvas là gì và cách lập kế hoạch kinh doanh theo mô hình Canvas sao cho hiệu quả? Cùng 1C Việt Nam tìm hiểu tất tần tật thông tin về mô hình này nhé!
Mô hình Canvas hay mô hình Business Model Canvas, là một công cụ trực quan phổ biến, được sử dụng để thiết kế, phân tích và nắm bắt rõ về mô hình kinh doanh của doanh nghiệp. Mô hình này mang đến một cái nhìn toàn diện và chi tiết về các yếu tố cốt lõi của doanh nghiệp, hỗ trợ các nhà quản lý đưa ra các quyết định chiến lược một cách hiệu quả.
Có 9 trụ cột trong mô hình kinh doanh Canvas, đại diện cho 4 khía cạnh chính của một doanh nghiệp: khách hàng, giá trị, cơ sở hạ tầng, và khả năng tài chính. Các trụ cột này bao gồm:
Những trụ cột này tạo nên nền tảng giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về mô hình kinh doanh của mình, từ đó đưa ra đánh giá quy trình, những chiến lược hiệu quả.
>>>> BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ: BSC là gì? 4 thước đo BSC và cách áp dụng BSC vào doanh nghiệp
Việc hiểu rõ và vận dụng hiệu quả mô hình Canvas trong kinh doanh mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, cụ thể như:
>>>> TÌM HIỂU THÊM: 5M là gì? Phân tích mô hình 5M được sử dụng trong doanh nghiệp
Khi đã nắm được khái niệm và những ưu điểm của mô hình Canvas, câu hỏi đặt ra tiếp theo là: Làm thế nào để lập kế hoạch kinh doanh theo mô hình Canvas hiệu quả? Dưới đây là chi tiết 8 bước xây dựng mô hình Business Canvas mà công ty có thể tham khảo:
Phân khúc khách hàng là quá trình chia khách hàng thành nhóm nhỏ dựa trên đặc điểm chung, chẳng hạn như sở thích, thói quen tiêu dùng, nhu cầu,...Để xác định phân khúc khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp cần trả lời các câu hỏi sau:
Kênh phân phối là các phương tiện mà doanh nghiệp dùng để tiếp xúc, tương tác với khách hàng. Thông qua đây, công ty có thể giới thiệu, quảng bá nhanh chóng các sản phẩm/dịch vụ cho tệp khách hàng mục tiêu.
Hiện nay, có hai kênh phân phối chính mà doanh nghiệp có thể cân nhắc lựa chọn gồm:
Đây là một yếu tố không thể bỏ qua trong mô hình Canvas, qua đó giúp doanh nghiệp theo dõi toàn bộ trải nghiệm của khách hàng từ khi biết đến thương hiệu, sản phẩm cho đến khi trở thành người tiêu dùng trung thành. Việc hiểu và xây dựng mối quan hệ khách hàng trong mô hình Canvas thành công sẽ giúp công ty dễ dàng thu hút thêm nhiều khách hàng mới, phát triển và duy trì lượng khách hàng cũ.
Một trong những bước quan trọng là doanh nghiệp cần xác định những nguồn doanh thu đem lại cho tổ chức. Đây là nền móng giúp đơn vị kinh doanh nắm bắt được tình hình tài chính để cân đối khoản thu chi, loại bỏ các khoản tiền không cần thiết và thiết lập nguồn thu trọng tâm.
Nguồn lực tài chính là khía cạnh then chốt hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động, phát triển bền vững và áp dụng mô hình business Canvas hiệu quả. Các đơn vị cần có kế hoạch quản lý nguồn ngân sách hiệu quả để đảm bảo nguồn lực luôn duy trì ở mức ổn định, đáp ứng nhu cầu hoạt động của doanh nghiệp.
Để thực hiện và đạt được mục tiêu, doanh nghiệp cần xác định rõ hoạt động chủ yếu. Các hoạt động này có thể bao gồm: Sản xuất, cung ứng sản phẩm/dịch vụ, tiếp thị, bán hàng, tài chính, kế toán, quản trị nhân sự, nghiên cứu và phát triển.
Tùy thuộc vào sản phẩm, lĩnh vực kinh doanh và mục tiêu của doanh nghiệp mà các hoạt động chủ yếu có thể khác nhau. Tuy nhiên, tất cả các hoạt động đều cần có sự liên kết chặt chẽ với nhau để tạo thành một quy trình khép kín, mang lại hiệu quả cao.
Đây là những đối tác có vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động và phát triển của doanh nghiệp, đó có thể là nhà cung cấp, nhà phân phối, nhà bán lẻ, công ty dịch vụ,... Việc xác định đối tác chính cần dựa trên các tiêu chí sau:
Cơ cấu chi phí là một yếu tố quan trọng cần được xác định rõ ràng trong doanh nghiệp. Qua đó nhà quản trị có thể nhận định được những nguồn chi tiêu không cần thiết để cắt giảm, hoặc tập trung vào các khoản đầu tư cốt lõi nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
Nếu doanh nghiệp có dự định đầu tư vào một dự án hoặc chiến dịch bất kỳ, nên sử dụng chỉ số ROI (Return On Investment: Tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng chi phí đầu tư) để đánh giá hiệu quả của dự án. Nếu ROI cao, dự án có khả năng mang lại lợi nhuận cao, nên được tiếp tục rót vốn đầu tư.
>>>> ĐỪNG BỎ LỠ: Bí quyết áp dụng thuyết con nhím trong kinh doanh hiệu quả
Canvas là một công cụ hữu ích giúp doanh nghiệp xác định, đánh giá và tối ưu hóa mô hình kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp thành công như Apple, Uber, BMW,... cũng đã áp dụng mô hình này và đạt được những kết quả đáng kinh ngạc. Những ý tưởng ban đầu thường rất khó để tạo nên thành công. Thay vào đó, sản phẩm/dịch vụ cần được thử nghiệm, đổi mới nhiều lần để cho ra thành phẩm cuối cùng hoàn hảo nhất. Apple là một ví dụ về mô hình kinh doanh Canvas nổi bật. Apple đã thay đổi văn hóa nghe nhạc trên toàn thế giới bằng cách cho ra mắt iPod. Với iTunes, Apple đã tích hợp các thiết bị, ứng dụng và cửa hàng trực tuyến thành một trải nghiệm duy nhất, được vinh danh là nền công nghiệp âm nhạc trên tai.
Mô hình Canvas của Apple kết hợp liền mạch các yếu tố trụ cột để đưa ra giải pháp thành công đặc trưng. Cụ thể, Apple có mối quan hệ đối tác lâu dài với các nhà cung cấp âm nhạc thông qua thỏa thuận thương lượng. Dòng doanh thu của Apple đến từ doanh số bán iPod và App Store. Mô hình bán hàng độc đáo của Apple mang đến thành công dài hạn cho công ty.
Mô hình Canvas hay Business Model Canvas không phải mô hình lý thuyết đơn thuần. Doanh nghiệp có thể vận dụng hiểu biết về 9 trụ cột và cách thức tiếp cận từng trụ cột để có thể lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả. Đừng quên theo dõi các bài viết khác trên website của 1C Việt Nam để cập nhật những thông tin hữu ích về quản trị - vận hành nhé!
>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN: