Khi nhận được một báo cáo tài chính, phân tích bảng cân đối kế toán là bước quan trọng để chủ đầu tư đánh giá chính xác tình hình kinh doanh, khả năng và tiềm lực trong tương lai của doanh nghiệp. Vậy có bao nhiêu cách phân tích bảng cân đối kế toán? Và khi phân tích cần lưu ý những gì? Mời quý doanh nghiệp cùng 1C Việt Nam tìm hiểu qua thông tin trong bài viết dưới đây nhé.
Bảng cân đối kế toán là một dạng báo cáo tài chính tổng hợp, thể hiện tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn gốc hình thành khối tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Bảng CĐKT giống như một bức tranh về tình hình tài sản và nguồn vốn của một tổ chức ở thời điểm bất kì, giúp chủ đầu biết được tài sản và nguồn vốn mà doanh nghiệp đang có là bao nhiêu, gồm những gì?
Ví dụ: Bảng CĐKT của công ty X (đvt: triệu đồng) như sau:
Tài sản |
Đầu kì |
Cuối kì |
Nguồn vốn |
Đầu kì |
Cuối kì |
Tổng tài sản ngắn hạn |
16,347 |
16,981 |
Nợ phải trả |
9,285 |
9,895 |
Tiền và tương đương tiền |
2,985 |
1,419 |
Nợ ngắn hạn |
8,868 |
9,366 |
Giá trị thuần đầu tư ngắn hạn |
13,134 |
15,206 |
Nợ dài hạn |
417 |
529 |
Các khoản phải thu |
70 |
199 |
Vốn chủ sở hữu |
7,141 |
7,150 |
Hàng tồn kho ròng |
0.00 |
0.00 |
Vốn và các quỹ |
7,141 |
7,150 |
Tài sản lưu động khác |
157 |
155 |
Các quỹ khác |
0.00 |
0.00 |
Tổng tài sản dài hạn |
80 |
64 |
Lãi chưa phân phối |
1,958 |
1,658 |
Phải thu dài hạn |
0.00 |
0.00 |
Vốn Ngân sách nhà nước và quỹ khác |
0.00 |
0.00 |
Tài sản cổ định |
16 |
12 |
Lợi ích của cổ đông thiểu số |
0.00 |
0.00 |
Giá trị ròng tài sản đầu tư |
0.00 |
0.00 |
|
|
|
Đầu tư dài hạn |
0.00 |
0.00 |
|
|
|
Lợi thế thương mại |
0.00 |
0.00 |
|
|
|
Về nguyên tắc Tổng tài sản luôn luôn bằng tổng nguồn vốn của doanh nghiệp (ở đây có thể hiểu doanh nghiệp huy động vốn sau đó dùng vốn để tạo lập nên tài sản phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh) và do vậy khi quy mô doanh nghiệp càng mở rộng thì bảng cân đối kế toán cũng sẽ được mở rộng thêm.
>>>> XEM NGAY: Kế toán doanh nghiệp là gì? Vai trò, nhiệm vụ của kế toán doanh nghiệp
Để có thể phân tích bảng cân đối kế toán một cách dễ hiểu hơn, trước hết ta phải nắm được kết cấu của bảng CĐKT. Thông thường, bảng báo cáo này sẽ có 2 phần, bao gồm: Tài sản và Nguồn vốn.
TỔNG TÀI SẢN = TỔNG NGUỒN VỐN
Chi tiết: Tài sản ngắn hạn + Tài sản dài hạn = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu
Trong bảng CĐKT, mối quan hệ luôn áp dụng đúng với mọi loại hình doanh nghiệp, mọi loại quy mô, lĩnh vực và ngành nghề, thậm chí là chính xác với mỗi cá nhân. Như vậy, kết cấu của một bảng CĐKT được thể hiện theo đúng phương trình trên. Theo quy định của Chế độ kế toán hiện hành tại nước ta, trong Bảng cân đối kế toán, phần Tài sản sẽ được sắp xếp ở phía trên và được trình bày theo tính thanh khoản giảm dần của tài sản. Còn Nguồn vốn được sắp xếp ở phía dưới, gồm nợ phải trả (trình bày theo thời gian đáo hạn tăng dần) và vốn của chủ sở hữu (trình bày theo thứ tự vốn góp).
>>>> XEM NGAY: Kế toán quản trị là gì? Vai trò, nhiệm vụ của kế toán quản trị
Khi tiến hành phân tích bảng cân đối kế toán, các nhà đầu tư thường áp dụng hai kỹ thuật quan trọng đó là: phân tích bảng cân đối kế toán theo chiều ngang và chiều dọc. Cả hai cách này đều giúp chủ đầu tư hiểu rõ hơn về cấu trúc tài chính của doanh nghiệp, đồng thời phát hiện được các xu hướng và sự biến đổi quan trọng trong tổ chức.
Phân tích bảng cân đối kế toán theo chiều ngang liên quan đến sự so sánh dữ liệu tài chính trong một khoảng thời gian xác định, thường là qua các năm. Bằng cách xem xét sự thay đổi của các khoản này, việc phân tích theo chiều ngang giúp nhà đầu tư xác định được các xu hướng cùng điểm mạnh, điểm yếu tiềm ẩn trong tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Phân tích bảng cân đối kế toán theo chiều dọc liên thể hiện việc tính toán tỷ lệ của từng khoản so với một con số cơ sở, thường là tổng số tài sản. Phân tích theo chiều dọc bằng cách biểu thị các khoản dưới dạng phần trăm/tổng tài sản, giúp so sánh dễ dàng các báo cáo tài chính theo thời gian và giữa các doanh nghiệp khác nhau.
>>>> ĐỌC NGAY: TOP 7 phần mềm kế toán quản trị chuyên nghiệp, uy tín hiện nay
Cách phân tích bảng kế toán doanh nghiệp dựa trên việc phân tích 3 yếu tố dưới đây: Phân tích cơ cấu nguồn vốn và tài sản, phân tích thanh khoản.
Phân tích bảng cân đối kế toán theo cơ cấu vốn nhằm mục đích giúp doanh nghiệp đánh giá việc phân bổ, sử dụng nguồn vốn, khả năng tự chủ tài chính và hiệu quả sử dụng vốn. Dưới đây là một số tỷ lệ phân tích phổ biến, gồm:
Phân tích cơ cấu tài sản là so sánh tổng tài sản đầu kỳ và cuối kỳ, sau đó đánh giá từng loại tài sản dựa trên tỷ trọng của chúng. Việc phân tích này thường dựa vào các chỉ tiêu sau:
>>>> XEM NGAY: Mẫu phiếu chi đầy đủ và mới nhất theo quy định | Cập nhật 2024
Ngoài hoạt động kinh doanh, các nhà đầu tư cũng cần để tâm tới thanh khoản của doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp thuộc lĩnh vực tài chính, tín dụng. Thanh khoản có thể gây ảnh hưởng đến sự tồn tại của một doanh nghiệp. Các chỉ tiêu đánh giá thanh khoản phổ biến gồm:
Để quản lý tài chính kế toán chuyên nghiệp, ngoài phân tích bảng cân đối kế toán thì doanh nghiệp cũng cần ứng dụng các phần mềm quản lý hiện đại, điển hình như phần mềm 1C:Company Management. Đây là một phần mềm quản trị doanh nghiệp toàn diện, trong đó nổi bật với tính năng quản lý tài chính:
Trên đây là những thông tin khái quát về khái niệm, kết cấu và các cách phân tích bảng cân đối kế toán chính xác, hiệu quả. Hy vọng thông qua bài viết trên của 1C Việt Nam có thể giúp các nhà đầu tư đánh giá chính xác thực trạng của doanh nghiệp và đưa ra được những quyết định đúng đắn. Nếu có nhu cầu sử dụng phần mềm 1C:Company Management, vui lòng liên hệ ngay cho 1C Việt Nam.
>>>> XEM THÊM: