Kiến thức quản trị
Trang chủ Giải pháp Tin tức 3 phương pháp tính giá hàng tồn kho phổ biến hiện nay
1C Việt Nam
(01.11.2023)

3 phương pháp tính giá hàng tồn kho phổ biến hiện nay

Tính giá hàng tồn kho đóng vai trò quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp xác định mục tiêu doanh thu, tiết kiệm thuế và có được nguồn tài chính ổn định. Bằng cách xác định phương pháp tính giá hàng tồn kho phù hợp, doanh nghiệp có thể quản lý hàng tồn kho và dự báo lợi nhuận tốt hơn. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng 1C Việt Nam tìm hiểu về 3 phương pháp tính giá trị hàng tồn kho phổ biến hiện nay.

>>>> XEM THÊM: Quản lý kho là gì? 6 cách quản lý kho hiệu quả nhất

1. Phương pháp tính giá hàng tồn kho theo giá đích danh

Phương pháp tính giá hàng tồn kho theo giá đích danh được áp dụng dựa trên giá trị thực tế của từng mặt hàng mua vào hoặc sản phẩm được sản xuất. 

Dựa theo phương pháp này, giá trị của sản phẩm, vật tư hoặc hàng hoá được xuất kho sẽ phụ thuộc vào lô hàng nhập cụ thể và doanh nghiệp sẽ sử dụng đơn giá nhập kho của lô hàng đó để tiến hành tính toán.
phương pháp tính giá hàng tồn kho
Phương pháp đánh giá hàng tồn kho chỉ phù hợp với số lượng mặt hàng ít
  • Ưu điểm: Phương pháp này được xem là tối ưu, tuân thủ nguyên tắc kế toán và đảm bảo tính thực tế của chi phí phù hợp với doanh thu. Việc ghi nhận giá trị hàng xuất kho dựa trên phương pháp này tương ứng với doanh thu thực tế mà nó mang lại (Giá trị hàng tồn kho phản ánh chính xác theo giá trị thực tế của chúng).
  • Nhược điểm: Việc áp dụng phương pháp này đòi hỏi các điều kiện khắt khe và chỉ thích hợp cho các doanh nghiệp có số lượng mặt hàng ít, hàng tồn kho có giá trị lớn, mặt hàng ổn định và có khả năng nhận diện được. Đối với những doanh nghiệp có nhiều loại hàng hóa, phương pháp này không thể áp dụng hiệu quả.

>>>> XEM THÊM: Hàng tồn kho là gì? Cách phân loại hàng tồn trong kho

2. Tính giá trị hàng tồn kho theo phương pháp FIFO

Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO - First in, first out) là một phương pháp tính giá trị hàng tồn kho dựa trên giả định rằng hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trước thì sẽ được xuất trước và giá hàng tồn kho cuối kỳ sẽ phản ánh giá trị của hàng nhập kho gần đến thời điểm cuối kỳ.

Theo phương pháp này, giá trị của hàng xuất kho được tính dựa trên giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ. Giá trị của hàng tồn kho cuối kỳ được tính dựa trên giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ.

phương pháp tính giá hàng tồn kho
FIFO là phương pháp tính giá hàng tồn kho được áp dụng phổ biến

Phương pháp này thích hợp cho các doanh nghiệp kinh doanh những mặt hàng có giá cả ổn định hoặc có xu hướng giảm, thường áp dụng trong lĩnh vực như thuốc, mỹ phẩm...

  • Ưu điểm: Việc tính toán giá trị vốn của hàng xuất kho được thực hiện ngay sau mỗi lần xuất hàng, từ đó đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời cho quá trình ghi chép kế toán và quản lý tiếp theo. Giá trị vốn của hàng tồn kho sẽ gần sát với giá thị trường hiện tại của sản phẩm đó. Từ đó, chỉ tiêu hàng tồn kho trình bày trên báo cáo kế toán sẽ phản ánh thực tế một cách chính xác hơn.
  • Nhược điểm: Doanh thu hiện tại không phù hợp với các chi phí hiện tại, tạo ra sự mất cân đối. Phương pháp này dựa trên việc doanh thu hiện tại phản ánh giá trị của sản phẩm, vật tư và hàng hóa tích lũy từ thời gian rất lâu. Đồng thời, khi có nhiều loại mặt hàng với quá trình xuất nhập liên tục, cách thức này cũng dễ dẫn đến tăng thêm các chi phí liên quan đến hạch toán và khối lượng công việc.

>>>> XEM THÊM: Phương pháp FIFO là gì? Sự khác nhau giữa LIFO và FIFO

3. Phương pháp tính giá hàng tồn kho theo bình quân gia quyền

Theo cách tiếp cận này, giá trị của mỗi loại hàng tồn kho được tính dựa trên giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ tương ứng. Phương pháp tính giá trị trung bình này có thể thực hiện theo từng kỳ hoặc sau mỗi lần nhập hàng mới, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp.

3.1 Tính giá hàng tồn kho theo giá bình quân gia quyền cuối kỳ (giá bình quân cả kỳ dự trữ)

Phương pháp này phù hợp cho các doanh nghiệp có ít điểm bán hàng nhưng có số lần nhập và xuất hàng nhiều. Doanh nghiệp sẽ căn cứ vào giá thực tế tồn đầu kỳ để xác định giá bình quân của một đơn vị sản phẩm hoặc hàng hoá.

phương pháp tính giá hàng tồn kho
Công thức tính hàng tồn kho theo giá bình quân gia quyền cuối kỳ 

Theo cách tiếp cận này, tại cuối kỳ mới thực hiện tính toán trị giá vốn của hàng xuất kho trong kỳ. Tùy thuộc vào kỳ dự trữ của doanh nghiệp, việc hạch toán hàng tồn kho sẽ dựa trên giá nhập, lượng hàng tồn kho đầu kỳ và nhập trong kỳ để tính giá đơn vị trung bình.

  • Ưu điểm: Đơn giản và dễ thực hiện tính toán một lần vào cuối kỳ.
  • Nhược điểm: Mức độ chính xác không cao và việc tính toán tập trung vào cuối kỳ có thể ảnh hưởng đến tiến độ của các công việc khác. Ngoài ra, phương pháp này chưa thỏa mãn yêu cầu cung cấp thông tin kế toán kịp thời ngay khi có giao dịch xảy ra.

>>>> XEM THÊM: FIFO và FEFO là gì? Những lợi khi sử dụng trong doanh nghiệp

3.2 Tính giá hàng tồn kho theo giá bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập (bình quân thời điểm, tức thời)

Sau mỗi lần nhập sản phẩm, vật tư, hàng hoá, phòng kế toán phải xác định lại giá trị thực của hàng tồn kho và tính toán giá đơn vị bình quân. Công thức tính giá đơn vị bình quân như sau:

phương pháp tính giá hàng tồn kho
Công thức hàng tồn kho bình quân sau mỗi lần nhập

 

  • Ưu điểm: Phương pháp này khắc phục được nhược điểm của phương pháp trên, đảm bảo tính chính xác và cập nhật liên tục.
  • Nhược điểm: Phương pháp này yêu cầu nhiều công sức và việc tính toán phải lặp lại nhiều lần. Vì vậy, nó thường được áp dụng trong các doanh nghiệp có ít chủng loại hàng tồn kho và lưu lượng nhập xuất thấp.

Như vậy, mỗi phương pháp tính giá hàng tồn kho đều đi kèm với ưu điểm và nhược điểm riêng. Mức độ chính xác, độ tin cậy của từng phương pháp sẽ phụ thuộc vào yêu cầu quản lý, trình độ nghiệp vụ và trang bị công cụ tính toán, phương tiện xử lý thông tin của doanh nghiệp. Đừng quên theo dõi các bài viết khác trên website của 1C Việt Nam để cập nhật các thông tin hữu ích khác nhé!

>>>> XEM THÊM: 

Triển khai giải pháp chuyển đổi số
cho doanh nghiệp của bạn ngay hôm nay