Phương pháp FIFO là một trong những cách quản lý kho hàng phổ biến được áp dụng trong nhiều doanh nghiệp hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng thực sự hiểu được ưu và nhược điểm của nguyên tắc FIFO. FIFO áp dụng cho doanh nghiệp nào? Tất cả các câu hỏi trên sẽ được giải đáp trong nội dung dưới đây. Cùng 1C Việt Nam tìm hiểu ngay.
FIFO là viết tắt của cụm từ First in First out, nghĩa là Nhập trước xuất trước. Đây là phương pháp định giá hàng tồn kho cho rằng những hàng hóa được sản xuất hoặc nhập trước sẽ được bán, sử dụng hoặc xử lý trước. Phương pháp FIFO đóng vai trò vừa là cách tính toán giá trị hàng tồn kho cuối kỳ chính xác và dễ dàng, vừa là cách phù hợp để quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp nhằm tiết kiệm chi phí và mang lại lợi ích cho khách hàng.
FIFO là phương pháp tính giá hàng tồn kho phổ biến vì có nhiều ưu điểm từ việc theo dõi hàng tồn kho phù hợp để phục vụ khách hàng tốt nhất đến việc đảm bảo phần mềm kế toán có thể quản lý hiệu quả. Vậy ưu điểm của First in First out là gì? Dưới đây là 4 ưu điểm của phương pháp tính giá này:
>>>> XEM THÊM: Nguyên tắc FIFO và FEFO là gì? Những lợi khi sử dụng trong doanh nghiệp
Bên cạnh những ưu điểm kể trên, phương pháp FIFO vẫn có một số hạn chế nhất định trong một số trường hợp, cụ thể:
>>> ĐỌC THÊM:
Dưới đây là một ví dụ cụ thể về cách nguyên tắc FIFO được áp dụng để tính toán giá hàng tồn kho. Giả sử một mẫu sản phẩm mới sắp ra mắt và cửa hàng quần áo X đã nhập trước 100 chiếc áo phông với mức giá 50.000 VNĐ/chiếc vào tháng 2/2023. Vì vậy, tổng giá vốn hàng tồn kho ban đầu là 5.000.000 VNĐ.
Sau đó, chủ cửa hàng nhập thêm lần lượt 60 chiếc với mức giá 55.000 VNĐ/chiếc và 65 chiếc áo với mức giá 60.000 VNĐ/chiếc vào 2 tháng tiếp theo. Khi đó tổng hàng tồn kho được trình bày chi tiết trong bảng sau:
Tháng |
Số lượng |
Giá (VNĐ/chiếc) |
2 |
50 chiếc |
50.000 |
3 |
55 chiếc |
55.000 |
4 |
60 chiếc |
60.000 |
Trong tháng 5, cửa hàng bán đã bán được tổng cộng 80 chiếc áo. Theo nguyên tắc FIFO, giá vốn hàng bán được tính toán như sau: 50x50.000 + 30x55.000 = 4.150.000 VNĐ. Còn lại 85 chiếc áo chưa được bán ra sẽ được tính vào hàng tồn kho.
Cửa hàng có thể dựa vào giá vốn hàng bán để tính toán được lợi nhuận của cửa hàng trong tháng đó bằng cách lấy doanh thu bán được trừ đi giá vốn hàng bán.
>>>> XEM THÊM:
Sau khi đã tìm hiểu FIFO nhập trước xuất trước là gì, có thể thấy FIFO sẽ phù hợp với những doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh các loại sản phẩm có thời hạn sử dụng ngắn, dễ hư hỏng (thực phẩm, đồ dùng cá nhân, ...) hoặc những hàng hóa có vòng đời ngắn (thời trang, công nghệ, …).
FIFO phù hợp với các doanh nghiệp kinh doanh các loại hàng hóa sử dụng trong ngắn hạn
Trong khi FIFO First in First out đề cập đến nhập trước, xuất trước, LIFO là viết tắt của Last in, First out, nghĩa là nhập sau, xuất trước. Trái ngược với FIFO, LIFO giả định rằng hàng tồn kho cuối cùng được mua là hàng đầu tiên được bán. Dưới đây là bảng so sánh chi tiết sự khác nhau giữa LIFO và FIFO:
Phương pháp FIFO |
Phương pháp LIFO |
|
Bản chất |
Nhập trước xuất trước |
Nhập sau xuất trước |
Chi phí thuế trong thời kỳ lạm phát |
Giá vốn hàng bán thấp dẫn đến lợi nhuận cao làm cho chi phí trả thuế cao hơn |
Giá vốn hàng bán cao dẫn đến lợi nhuận thấp làm cho chi phí trả thuế thấp hơn |
Khả năng tồn kho sản phẩm lỗi thời |
Bán những sản phẩm được nhập kho trước sẽ giảm rủi ro khiến hàng bị lỗi thời hoặc hết hạn sử dụng |
Bán những sản phẩm được nhập kho sau sẽ tăng rủi ro khiến hàng nhập trước chưa được xuất đi bị lỗi thời hoặc hết hạn sử dụng |
Giá trị của hàng hóa chưa bán khi chi phí tăng |
Cao |
Thấp |
Hy vọng bài viết trên, 1C Việt Nam đã giúp doanh nghiệp hiểu hơn về FIFO là gì và sự khác biệt của FIFO với LIFO. Từ đó, doanh nghiệp có thể áp dụng phương pháp FIFO này để tính toán giá hàng hóa tồn kho hiệu quả. Nếu cần tư vấn thêm về giải pháp quản lý sản xuất, hãy liên hệ ngay tới 1C Việt Nam để biết thêm thông tin chi tiết!
>>>> XEM THÊM: