Quản trị rủi ro là gì? Quy trình kiểm soát rủi ro hiệu quả
Quản trị rủi ro luôn được các tổ chức, doanh nghiệp chú trọng bởi nếu hoạt động này không được thực hiện chặt chẽ, doanh nghiệp có thể gặp phải những tổn thất về tài chính, uy tín. Vậy quản trị rủi ro là gì? Hoạt động này có vai trò như thế nào đối với doanh nghiệp? Trong bài viết này, 1C Việt Nam sẽ giới thiệu chi tiết các thông tin hữu ích liên quan, góp phần giải đáp những thắc mắc trên.
Quản trị rủi ro là quá trình xác định, phân tích và kiểm soát sự bất ổn về tài chính, trách nhiệm pháp lý, lỗi quản lý chiến lược, tai nạn và thiên tai,... tác động trực tiếp đến vốn và thu nhập của một tổ chức thậm chí có thể đóng cửa doanh nghiệp.
Quá trình này thường được thực hiện bởi cấp quản lý, lãnh đạo với mục tiêu ngăn chặn hoặc giảm thiểu tác động tiêu cự đến doanh nghiệp trong quá trình thực hiện mục tiêu công việc.
Để kiểm soát rủi do, doanh nghiệp cần quản trị tốt các nguồn nhân lực hiện có nhằm kiểm soát và giảm tác động tiêu cực xuống mức thấp nhất. Đồng thời, nên xây dựng hệ thống đánh giá khoa học giúp tổ chức phòng ngừa tìm ra giải pháp hạn chế các rủi ro một cách hiệu quả nhất.
2. Quy trình quản trị rủi ro áp dụng cho doanh nghiệp hiệu quả
Một quy trình quản lý kiểm soát rủi ro cần đáp ứng các yêu cầu pháp lý, hợp đồng, nội bộ, xã hội và đạo đức, cũng như theo dõi các quy định mới về công nghệ. Quy trình quản lý rủi ro gồm ba bước chính: Xác định rủi ro, phân tích và đánh giá rủi ro, xử lý rủi ro và xây dựng cơ chế phòng ngừa:
2.1. Xác định rủi ro
Nhận dạng là bước quan trọng đầu tiên cần thực hiện để quản trị rủi ro trong kinh doanh được hiệu quả. Đây là quá trình xác định và đánh giá mối đe dọa đối với tổ chức, bao gồm cả mối đe dọa bảo mật CNTT như phần mềm độc hại, mã độc tống tiền,... có thể làm gián đoạn hoạt động kinh doanh.
Để xác định rủi ro một cách chính xác, doanh nghiệp cần phân tích các thông tin dưới đây để đơn vị kinh doanh có thể phân loại thành các nhóm chính như rủi ro chiến lược, rủi ro tài chính, rủi ro vận hành, rủi ro tuân thủ và rủi ro danh tiếng. Cụ thể:
Phân tích bối cảnh hiện tại: Đánh giá các sự kiện dự kiến và xác định các rủi ro tiềm ẩn trong bối cảnh hiện tại.
Thu thập thông tin từ các bên liên quan: Tiếp cận và nghiên cứu thông tin từ khách hàng, đối tác cung cấp, và các chuyên gia trong ngành để có cái nhìn toàn diện về các rủi ro có thể xảy ra.
Sử dụng dữ liệu và chỉ số thống kê: Phân tích các chỉ số và dữ liệu thống kê để nhận diện các vấn đề hiện tại và tiềm ẩn, từ đó đánh giá khả năng xảy ra rủi ro và tác động của chúng đối với doanh nghiệp.
Đánh giá quy trình làm việc: Xem xét các quy trình hiện tại để xác định các lỗ hổng và điểm yếu có thể gây ra rủi ro, giúp xác định các khía cạnh cần cải thiện để giảm thiểu rủi ro.
Xem xét các tổn thất trong quá khứ: Đánh giá các trường hợp tổn thất đã xảy ra để tạo ra các tình huống giả định có thể xảy ra trong tương lai, từ đó xây dựng các biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
2.2. Phân tích và đánh giá rủi ro
Tại bước này, doanh nghiệp cần so sánh và xếp hạng mức độ của từng rủi ro dựa trên mức độ tổn thất, thiệt hại về doanh thu, chi phí phục hồi, và thiệt hại về danh tiếng... Từ đó, các cấp lãnh đạo có thể đưa ra quyết định sáng suốt hơn, thiết lập các biện pháp phù hợp để giảm thiểu thiệt hại. Hai yếu tố chính để quản trị mức độ rủi ro: Tần suất xảy ra và độ nghiêm trọng.
Ví dụ 2 câu hỏi để nhà quản lý có thể đánh giá phân tích mức độ rủi ro:
Rủi ro này đã từng xảy ra trong quá khứ với tần suất như thế nào và có khả năng tái diễn trong tương lai ra sao?
Nếu rủi ro này xảy ra, hậu quả sẽ ảnh hưởng đến doanh thu, danh tiếng, chi phí phục hồi và hoạt động kinh doanh tổng thể như thế nào?
Bước phân tích và đánh giá rủi ro đóng vai trò cựu kì quan trọng đối với doanh nghiệp. Qua đó giúp nhà quản lý có cái nhìn rõ ràng hơn về tình hình rủi ro và đưa ra các quyết định thông minh dựa trên biện pháp phù hợp để bảo vệ và tối ưu hóa hoạt động kinh doanh.
2.3. Giải pháp xử lý rủi ro
Dưới đây là các phương pháp xử lý rủi ro công ty có thể tham khảo và lựa chọn những biện pháp xử lý phù hợp với tình hình và đặc thù doanh nghiệp, cụ thể:
Né tránh rủi ro: Không tham gia vào các hoạt động có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tổ chức, thích hợp khi rủi ro đó có thiệt hại lớn và khả năng xảy ra cao. Dẫu vậy cách thức này có thể khiến tổ chức bỏ lỡ nhiều cơ hội nâng cao doanh thu, lợi nhuận.
Giảm thiểu rủi ro: Phương pháp này chấp nhận rủi ro, nhưng đồng thời cũng tập trung vào việc giảm thiểu tổn thất và ngăn chặn sự lan rộng.
Chuyển giao rủi ro: Thông qua hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp có thể chuyển giao rủi ro tài sản cho đơn vị bảo hiểm. Khi xảy ra tổn thất, công ty phụ trách sẽ chịu trách nhiệm bồi thường cho doanh nghiệp.
Chia sẻ rủi ro: Chuyển khả năng mất mát từ cá nhân sang nhóm, cách giải quyết này thích hợp cho những rủi ro mang tính hệ thống.
Duy trì và chấp nhận rủi ro: Thích hợp cho những rủi ro nhỏ nhưng lợi ích lớn.
Tuy nhiên, nhà quản trị cần thực hiện các nhiệm vụ theo dõi, đánh giá hiệu quảkiểm soát rủi ro trong doanh nghiệp. Và lưu ý:
Đánh giá tính hiệu quả biện pháp xử lý rủi ro, đặc biệt là đối với các rủi ro có mức độ nghiêm trọng cao.
Thường xuyên cập nhật tình hình kinh doanh và rủi ro để có những điều chỉnh kịp thời với kế hoạch quản trị rủi ro.
Xem xét đến các rủi ro mới có thể phát sinh để có phương án ứng phó phù hợp.
2.4. Xây dựng cơ chế phòng ngừa các rủi ro đã xác định
Khi một doanh nghiệp bắt đầu phân tích đánh giá và đưa ra các biện pháp khắc phục để giảm thiểu và ngăn ngừa rủi ro, nhà quản lý cần đặt ra những câu hỏi sau: Có thể thực hiện những biện pháp nào để ngăn ngừa rủi ro đã xác định sẽ có khả năng tái diễn? Điều tốt nhất cần làm nếu rủi ro tái diễn là gì? Do vậy doanh nghiệp cần xây dựng một cơ chế phòng ngừa trong trường hợp các rủi ro có thể lặp lại.
Các giải pháp quản trị hữu ích trong việc giảm thiểu rủi ro được chuyển thành các nhiệm vụ cụ thể và các kế hoạch này sẽ được thực hiện để giảm thiểu tác động khi cần.
Rủi ro có thể xuất hiện trực tiếp hoặc gián tiếp, khởi nguồn từ nhiều nguyên nhân, bao gồm sai sót trong quản lý chiến lược, thiên tai hay sự không chắc chắn về tài chính. Bởi vậy, khi quản trị rủi ro doanh nghiệp dễ dàng đạt được các mục tiêu kinh doanh, cụ thể:
Đưa ra quyết định đúng đắn trong chiến lược của doanh nghiệp: Quản trị rủi ro tài chính giúp tổ chức xác định và đánh giá các tình huống bất ngờ có thể ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, nhà quản lý có cơ sở để đưa ra quyết định chính xác, phù hợp với khả năng chấp nhận rủi ro của doanh nghiệp.
Chủ động ứng phó với những rủi ro: Hoạt động quản trị cho phép công ty xây dựng các kế hoạch ứng phó với những rủi ro có thể xảy ra. Do đó, khi những tình huống bất ngờ xảy đến, doanh nghiệp có thể chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại và khôi phục hoạt động kinh doanh nhanh chóng.
Nâng cao hiệu quả trong việc đầu tư kinh doanh: Bằng cách xác định và đánh giá các rủi ro chuẩn xác, doanh nghiệp có thể giảm thiểu các chi phí không cần thiết khi đầu tư dự án. Đây là yếu tố quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực và tăng tỷ lệ thành công của các hoạt động phát triển kinh doanh.
>>>> XEM THÊM: 4 chức năng quản trị trong doanh nghiệp và vai trò của từng chức năng
4. 4 loại rủi ro cần quản trị trọng doanh nghiệp
Để có thể tồn tại và phát triển, doanh nghiệp cần nhận biết và quản trị rủi ro một cách hiệu quả. Dưới đây là 4 loại rủi ro doanh nghiệp cần quan tâm:
Rủi ro chiến lược: Là rủi ro liên quan đến quyết định chiến lược của doanh nghiệp, bao gồm việc lựa chọn thị trường mục tiêu, phát triển sản phẩm mới, mở rộng quy mô kinh doanh,... Nếu quyết định này không mang lại hiệu quả, doanh nghiệp có thể phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến thất bại.
Rủi ro hoạt động: Là rủi ro liên quan đến các hoạt động thường ngày của doanh nghiệp như: Sản phẩm/dịch vụ không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng có thể dẫn đến giảm doanh số, mất uy tín và giảm thị phần; quy trình sản xuất/kinh doanh không hiệu quả có thể dẫn đến tăng chi phí, giảm năng suất và lợi nhuận; Thiếu hụt nhân sự, nhân viên thiếu trình độ, năng lực,... có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm/dịch vụ, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Rủi ro tài chính: Là rủi ro liên quan đến các hoạt động bao gồm: Biến động lãi suất có thể ảnh hưởng đến chi phí vốn, lợi nhuận và giá trị tài sản của doanh nghiệp; biến động tỷ giá có thể ảnh hưởng đến giá trị tài sản, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp; Biến động giá cả hàng hóa, nguyên vật liệu có thể ảnh hưởng đến chi phí sản xuất, lợi nhuận và giá bán của sản phẩm/dịch vụ.
Rủi ro tuân thủ: Là rủi ro liên quan đến việc tuân thủ các quy định của pháp luật và nội quy của doanh nghiệp. Các rủi ro này có thể bao gồm: Vi phạm pháp luật dẫn đến các hình phạt từ cơ quan nhà nước, thậm chí dẫn đến phá sản doanh nghiệp; vi phạm nội quy dẫn đến kỷ luật, sa thải nhân viên, ảnh hưởng đến uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp.
Như vậy, quản trị rủi ro là một quá trình cần thiết và quan trọng đối với mọi doanh nghiệp, giúp giảm thiểu những tác động xấu, nâng cao hiệu quả hoạt động và đạt được các mục tiêu kinh doanh đề ra. Để thực hiện hiệu quả, các công ty cần xây dựng một hệ thống quản lý những vấn đề phát sinh toàn diện, phù hợp với đặc thù hoạt động của đơn vị. Đừng quên tham khảo thêm những bài viết hữu ích khác về quản trị doanh nghiệp trên website 1C Việt Nam.