WBS giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng phân chia công việc thành các tác vụ nhỏ hơn, tạo ra một cấu trúc rõ ràng và chi tiết cho dự án. Để hiểu rõ hơn WBS là gì và những lợi ích cũng như cách tạo WBS hiệu quả, hãy cùng 1C Việt Nam tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
WBS (Work breakdown structure) là quá trình phân chia nhỏ công việc dự án thành các công việc con hoặc gói công việc (work package) nhỏ hơn theo từng cấp bậc một cách trực quan hóa để hoàn thành dự án. WBS thường biểu diễn theo chiều ngang hoặc theo chiều dọc dưới dạng cấu trúc cây (giống như mẫu sơ đồ tổ chức).
Mục đích của sơ đồ WBS trong quản lý dự án nhằm tạo sự tiện lợi, dễ dàng trong triển khai và kiểm soát công việc trong suốt quá trình thực thi dự án. Các công việc nhỏ phải nằm trong phạm vi và giải quyết mục tiêu của công việc lớn, có thể độc lập hoặc có mối quan hệ phụ thuộc vào nhau. Công việc lớn được xem là hoàn thành khi tất cả các công việc con đã được thực hiện.
Ngày nay, nhiều doanh nghiệp đã áp dụng phần mềm quản lý dự án để quá trình xây dựng Work breakdown structure trở nên dễ dàng hơn. Đặc biệt, khi phân rã công việc dự án theo cấu trúc WBS kết hợp với sơ đồ quản lý Gantt Chart, việc lập kế hoạch, và thực thi, kiểm soát sẽ trở nên hiệu quả, đơn giản tiết kiệm thời gian hơn.
Cấu trúc phân chia công việc thường được biểu diễn dưới dạng một cây phân cấp, nơi mà mỗi cấp đại diện cho mức độ chi tiết của công việc. Dự án tổng thể ở mức cao nhất, sau đó được chia nhỏ thành nhiều gói công việc và cuối cùng là các nhiệm vụ chi tiết nhất có thể được giao cho một cá nhân hoặc nhóm thực hiện.
>>>> ĐỪNG BỎ LỠ: Flowchart là gì? Các bước vẽ Flowchart chuẩn cho doanh nghiệp
Sau khi doanh nghiệp đã hiểu được WBS là gì và lợi ích của WBS, dưới đây là một số ví dụ về WBS để doanh nghiệp tham khảo:
Trong quản lý dự án, xây dựng WBS là chia nhỏ các nhiệm vụ thành gói công việc (work package) dựa trên mục tiêu của từng giai đoạn. Mỗi gói công việc có thể coi như là một dự án con trong dự án lớn. Ví dụ, trong giai đoạn khởi tạo dự án xây dựng, một số nhiệm vụ cần thực hiện bao gồm khảo sát địa điểm và tạo điều lệ dự án. Nhà quản lý dự án cũng có thể tiếp tục chia nhỏ từng gói công việc thành các tác vụ ở cấp độ thấp hơn. Ví dụ, một gói công việc thiết lập hệ thống nội thất có thể được chia thành nhiều nhiệm vụ con như lắp đặt hệ thống ống nước, lắp đặt hệ thống điện.
>>> TÌM HIỂU NGAY: Agile project management là gì? Lợi ích và quy trình triển khai
Qua một số ví dụ về cấu trúc WBS, nhà quản trị có thể hiểu WBS thường là mục tiêu dự án hoặc sản phẩm cuối cùng cần hoàn thành. Ngay sau đó là các cấp độ thể hiện công việc chính cần thiết để thực hiện dự án. Thông thường, WBS sẽ bao gồm 5 giai đoạn: Khởi tạo, lập kế hoạch, thực hiện, kiểm soát và đóng dự án.
>>>> ĐỌC NGAY: TOP 5 phần mềm giao việc hiệu quả, tăng hiệu suất làm việc
Cấu trúc phân chia công việc WBS mang lại nhiều lợi ích trong thiết lập và quản lý dự án. Để xây dựng một WBS hiệu quả, doanh nghiệp có thể tham khảo các bước thực hiện sau:
Trước khi tạo WBS, công việc ban đầu vẫn là một khối lớn. Do đó, người quản lý cần phải thực hiện phân tách và xác định các công việc nhỏ từ đầu. Bước này chỉ hoàn thành khi có thông tin về thời gian cần thiết cho từng nhiệm vụ trong khối công việc hiện tại.
Bước tiếp theo là xây dựng một kế hoạch thứ tự thực hiện cho từng công việc phù hợp. Doanh nghiệp cần nhận biết được sự ảnh hưởng và phụ thuộc giữa các công việc bởi chỉ cần một sự trì hoãn nhỏ cũng có thể khiến cả dự án bị chậm trễ.
Hình thành cấu trúc công việc là bước cuối cùng trong quy trình xây dựng một WBS trong quản lý dự án hoàn chỉnh. Doanh nghiệp sẽ phân loại công việc cùng mức độ và tiếp tục sắp xếp các công việc nhỏ hơn. Bằng cách này, các thành viên sẽ nắm được thứ tự, tránh bỏ sót bất cứ công việc nào trong dự án.
Work Breakdown Structure (WBS) đóng vai trò quan trọng trong quản lý dự án. Một số lợi ích chính của WBS trong quản lý dự án bao gồm:
>>>> THAM KHẢO: 9 mẫu checklist công việc hàng ngày đơn giản, hiệu quả
Khi xây dựng Work breakdown structure WBS trong quản lý dự án, doanh nghiệp cần quan tâm đến 4 nguyên tắc quan trọng sau:
Cấu trúc phân chia công việc (WBS) được áp dụng với nhiều trường hợp khác nhau bao gồm:
Khi WBS kết hợp với các phần mềm quản lý dự án, phân rã và kiểm soát công việc sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Ví dụ, khi một công việc trong dự án thay đổi thời gian, các công việc liên quan và phụ thuộc cũng sẽ tự động thay đổi theo. Hệ thống phần mềm sẽ ngay lập tức thông báo cho người phụ trách để dễ dàng theo dõi, thực hiện công việc.
Bên cạnh việc xây dựng Work breakdown structure, doanh nghiệp có thể ứng dụng phần mềm quản lý dự án nhằm nâng cao hiệu quả quản lý. Được phát triển trên nền tảng công nghệ hiện đại, giải pháp Văn phòng số 1C:Document Management cho phép doanh nghiệp tự động hóa công tác quản lý dự án đơn giản, nhanh chóng và hiệu quả hơn. Phần mềm là công cụ đắc lực giúp doanh nghiệp giảm chi phí điều hành, loại bỏ được những công việc thừa trong quy trình làm việc, tiết kiệm thời gian, nhân lực quản lý, từ đó giảm thiểu các rủi ro tiềm ẩn và mang lại thành công cho dự án thực hiện.
Giải pháp có đầy đủ các tính năng để hỗ trợ quản lý hiệu quả công việc trong khuôn khổ dự án cần có:
Trên đây, 1C Việt Nam đã thông tin đến doanh nghiệp về WBS là gì, những lợi ích cũng như cách tạo WBS hiệu quả. Mong rằng với những thông tin trên sẽ giúp doanh nghiệp có thêm kiến thức về WBS và tìm được giải pháp quản lý phù hợp. Ngoài ra, để được hỗ trợ triển khai phần mềm quản lý dự án, vui lòng liên hệ 1C Việt Nam ngay hôm nay.