Biên bản kiểm kê tài sản là một trong những tài liệu quan trọng, được sử dụng như căn cứ pháp lý để xác định tài sản của doanh nghiệp. Nhằm giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian soạn thảo, 1C Việt Nam đã tổng hợp các mẫu biên bản kiểm kê tài sản mới nhất trong bài viết dưới đây! Cùng tìm hiểu ngay nhé!
1. Biên bản kiểm kê tài sản là gì?
Biên bản kiểm kê tài sản là văn bản ghi chép toàn bộ quá trình kiểm kê tài sản của doanh nghiệp. Dựa trên nội dung của biên bản, doanh nghiệp sẽ xác định số lượng, giá trị của tài sản hiện có để so sánh với sổ kế toán. Từ kết quả chênh lệch giữa sổ và thực tế, nhà quản trị có thể đưa ra phương án quản lý tài sản và làm cơ sở để tiến hành quy trách nhiệm vật chất, ghi sổ kế toán chênh lệch.
2. Mẫu biên bản kiểm kê tài sản mới nhất 2024
Biên bản kiểm tra tài sản là giấy tờ quan trọng, đòi hỏi phải soạn thảo theo đúng quy định của Pháp luật. Dưới đây là 2 mẫu biên bản kiểm kê được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Quý doanh nghiệp có thể tải xuống và tinh chỉnh các thông tin để phù hợp với công ty mình.
2.1 Biên bản kiểm kê tài sản cố định theo thông tư 200
Mẫu kiểm kê tài sản được ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC, áp dụng với doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực và mọi thành phần kinh tế.
Tham khảo mẫu biên bản kiểm kê tài sản theo thông tư 200: TẢI XUỐNG TẠI ĐÂY
2.2 Biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt theo thông tư 133
Mẫu biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt được ban hành kèm theo Thông tư 133/2016/TT-BTC và chỉ áp dụng với doanh nghiệp có chế độ kế toán theo Thông tư 133. Mẫu biên bản này sẽ ghi chép lại toàn bộ quá trình kiểm kê tiền mặt của một đơn vị.
Tham khảo mẫu biên bản kiểm kê tài sản theo thông tư 133: TẢI XUỐNG TẠI ĐÂY
3. Sử dụng mẫu biên bản kiểm kê tài sản khi nào?
Dựa trên điều 40 Luật Kế toán 2015, doanh nghiệp sử dụng biên bản kiểm kê tài sản trong các trường hợp:
Cuối mỗi kỳ kế toán năm.
Khi đơn vị thay đổi loại hình kinh doanh hoặc hình thức sở hữu.
Các đơn vị kế toán trải qua các quá trình biến động như tách, chia, sáp nhập, hợp nhất, chấm dứt hoạt động, phá sản, giải thể, bán hoặc cho thuê tài sản.
Tổ chức chịu ảnh hưởng của các sự kiện bất thường như lũ lụt, hỏa hoạn, thiên tai,...
Doanh nghiệp cần thực hiện đánh giá lại tài sản theo quyết định của các Cơ quan nhà nước có Thẩm quyền.
4. Hướng dẫn lập biên bản kiểm kê tài sản chính xác
Để tạo biên bản kiểm tra tài sản chính xác và đúng với quy định của Pháp luật hiện hành, doanh nghiệp có thể thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Điền đầy đủ thông tin đơn vị, bộ phận sử dụng.
Bước 2: Điền các thông tin về thời điểm phát sinh nghiệp vụ kiểm kê.
Bước 3: Điền đầy đủ thông tin của Ban kiểm kê tài sản.
Bước 4: Điền kết quả kiểm kê tài sản vào bảng.
Bước 5: Xác định kết quả kiểm kê.
Nếu chênh lệch là 0: Doanh nghiệp đang quản lý hiệu quả tài sản cố định.
Nếu thừa hoặc thiếu: Cần xác định rõ nguyên nhân, đính kèm các bản kiến nghị của Ban kiểm kê để báo cáo với chủ doanh nghiệp về các khoản chênh lệch này.
>>>> XEM NGAY: Giá trị tài sản ròng là gì? Phân loại và cách tính đơn giản
5. Một số lưu ý trong quá trình lập biên bản kiểm kê tài sản
Các bước tạobiên bản kiểm kê tài sản không quá phức tạp, tuy nhiên để đảm bảo tính chính xác, minh bạch, doanh nghiệp cũng cần lưu ý một số điều dưới đây:
Thông tin đầy đủ, rõ ràng: Đảm bảo rằng biên bản thống kê tài sản có đầy đủ các thông tin về tài sản, bao gồm mã sản phẩm, tên, đơn vị tính, số lượng, giá trị và tình trạng cụ thể.
Kiểm kê khách quan và chính xác: Ban kiểm kê cần xác định chính xác số lượng và giá trị tài sản dựa trên cơ sở quan sát trực tiếp cũng như đo lường kỹ lưỡng.
Xác nhận chênh lệch so với sổ sách: Nếu có sự chênh lệch giữa tài sản thực tế và sổ sách, Ban kiểm kê cần ghi chú thêm về nguyên nhân và cách xử lý để báo cáo với nhà quản trị;
Ghi chú về tài sản: Tình trạng của tài sản cần được ghi lại một cách chi tiết và cụ thể.
6. Phần mềm 1C:Company Management hỗ trợ lập biên bản kiểm kê tài sản
Để việc tạo và quản lý biên bản kiểm kê tài sản hiệu quả và dễ dàng hơn, doanh nghiệp có thể ứng dụng phần mềm 1C:Company Management - giải pháp mở với các tính năng tự động hóa công tác quản trị doanh nghiệp ở nhiều mô hình khác nhau. Phần mềm sở hữu nhiều phân hệ chuyên biệt, cho phép kết nối và xử lý thông tin của tất cả các bộ phận Nhân sự tiền lương - Kho - Tài chính - Bán hàng - Mua hàng - CRM - Sản xuất trên cùng một hệ thống giúp giúp tối ưu hóa quá trình kiểm kê, ghi nhận và theo dõi tài sản một cách hiệu quả, chính xác. Cụ thể:
Quản lý thông tin tài sản chi tiết: Phần mềm 1C:Company Management cung cấp các công cụ để ghi nhận và quản lý thông tin chi tiết của từng tài sản, bao gồm mã tài sản, tên tài sản, giá trị, ngày mua, thời gian khấu hao, và vị trí sử dụng. Điều này giúp doanh nghiệp dễ dàng tạo lập biên bản kiểm kê tài sản nhanh nhanh chóng.
Ghi nhận và theo dõi kết quả kiểm kê: Kết quả kiểm kê tài sản được ghi nhận tự động và lưu trữ trên hệ thống. 1C:Company Management hỗ trợ so sánh số liệu kiểm kê với dữ liệu hiện có, phát hiện các sai lệch và đưa ra các đề xuất xử lý kịp thời.
Báo cáo và phân tích: Phần mềm 1C:Company Management cho phép tạo các báo cáo chi tiết về kết quả kiểm kê tài sản, giúp ban lãnh đạo dễ dàng theo dõi và phân tích tình hình tài sản của doanh nghiệp. Các báo cáo có thể được tùy chỉnh theo nhu cầu cụ thể, cung cấp thông tin về tài sản thiếu hụt, dư thừa hoặc không sử dụng hiệu quả.
Quản lý công nợ và thanh toán liên quan đến tài sản: 1C:Company Management tích hợp chức năng quản lý công nợ và thanh toán, giúp theo dõi chi tiết các khoản nợ liên quan đến tài sản, bao gồm việc tự động tính toán các khoản cần thanh toán và thiết lập lịch thanh toán dựa trên các chứng từ liên quan.
Kết nối và đồng bộ thông tin giữa các bộ phận: Phần mềm 1C:Company Management kết nối và đồng bộ thông tin giữa các bộ phận như Nhân sự, Kho, Tài chính, Bán hàng, và Mua hàng trên cùng một hệ thống. Điều này đảm bảo thông tin về tài sản được cập nhật, chia sẻ một cách đồng bộ, giảm thiểu sai sót và tăng tính chính xác trong công tác quản lý tài sản.
Biên bản kiểm kê tài sản đóng vai trò quan trọng trong việc xác định giá trị tài sản doanh nghiệp đang sở hữu. Mong rằng với bài viết trên, Quý doanh nghiệp đã có thêm thông tin hữu ích và tải xuống được mẫu biên bản phù hợp với công ty. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, hãy liên hệ với 1C Việt Nam để được hỗ trợ.