Kiến thức quản trị
Trang chủ Giải pháp Tin tức 7 nguyên tắc "vàng" trong quản trị nguồn vốn cho doanh nghiệp
1C Việt Nam
(26.11.2023)

7 nguyên tắc "vàng" trong quản trị nguồn vốn cho doanh nghiệp

Quản trị nguồn vốn đóng vai trò quan trọng có khả năng tác động đến khả năng vận hành và phát triển của doanh nghiệp. Trong nội dung dưới đây, hãy cùng 1C Việt Nam tìm hiểu thông tin về định nghĩa, tầm quan trọng và các nguyên tắc “vàng” trong quản lý nguồn vốn cho doanh nghiệp.

>>>> TÌM HIỂU THÊM: Phần mềm 1C:Company Management - Quản trị doanh nghiệp sản xuất

1. Quản trị nguồn vốn là gì?

Quản trị nguồn vốn (Capital Management) là một khía cạnh quan trọng đối với một tổ chức hoặc doanh nghiệp có liên quan đến việc quản lý, sử dụng nguồn vốn có sẵn cho các hoạt động sản xuất và kinh doanh. Mục đích chính của quản trị vốn là để đảm bảo tính hiệu quả và bền vững của việc thực hiện các mục tiêu tài chính cũng như kế hoạch kinh doanh mà công ty đã đề ra. 

quản trị nguồn vốn
Quản trị nguồn vốn là việc quản lý và sử dụng nguồn vốn trong doanh nghiệp

Quản lý nguồn vốn của doanh nghiệp bao gồm nhiều hoạt động chính sau: 

  • Huy động vốn: Ban quản lý doanh nghiệp cần huy động vốn bằng cách vay từ ngân hàng, phát hành cổ phiếu, trái phiếu hoặc sử dụng vốn tự có để thực hiện các dự án và mục tiêu kinh doanh. 
  • Quản lý lợi nhuận: Nhà quản trị cân nhắc và xem xét sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư, đảm bảo có ích nhất cho hoạt động của công ty, góp phần nâng cao hơn nguồn vốn kinh doanh. 
  • Đánh giá rủi ro: Hoạt động quản trị nguồn vốn còn yêu cầu nhà quản lý xác định, đánh giá chính xác tác động, thời gian xảy ra của các rủi ro tiềm ẩn và phát triển kế hoạch loại bỏ hoặc giảm thiểu ảnh hưởng. 
  • Tối ưu hóa cơ cấu vốn: Khi quản lý nguồn vốn, doanh nghiệp cũng cần xác định cách tối ưu hóa cơ cấu vốn để đảm bảo tỷ lệ nợ và vốn tự có được cân bằng, phù hợp giúp mang lại lợi ích cho tổ chức. 
  • Quản lý dòng tiền: Theo dõi và quản trị cẩn thận dòng tiền là hoạt động cần thiết để doanh nghiệp quản trị nguồn vốn hiệu quả. Trên cơ sở đó, công ty có đủ tiền mặt để trả nợ khi đến hạn, đồng thời đầu tư vào các dự án tăng trưởng cũng như duy trì hoạt động hàng ngày. 

>>>> TÌM HIỂU THÊM: Unearned revenue là gì? Những lưu ý về Unearned revenue

2. 7 nguyên tắc quản lý nguồn vốn

Để quản trị nguồn vốn, doanh nghiệp cần tuân thủ 7 nguyên tắc quan trọng dưới đây:

2.1. Xác định rõ nguồn vốn lưu động

Để xác định lượng vốn lưu động cần thiết, công ty nên dựa vào các mục tiêu trong kỳ kế toán trước đó. Với các số liệu sẵn có, doanh nghiệp có thể xác định sự khác biệt giữa kế hoạch và thực tế, trên cơ sở đó xây dựng phương án huy động vốn. 

Việc xác định lượng vốn lưu động cần thiết giúp doanh nghiệp tránh tình trạng dư thừa hoặc lãng phí vốn, hạn chế rủi ro thiếu vốn và gián đoạn hoạt động kinh doanh.

Khi xây dựng kế hoạch vốn lưu động, doanh nghiệp nên xem xét các yếu tố sau: 

  • Lượng vốn lưu động phải được xác định dựa trên kế hoạch tài chính trong quá trình kinh doanh. 
  • Trước khi lập kế hoạch vốn lưu động, công ty nên phân tích và tính toán các mục tiêu tài chính cho kỳ trước. 
  • Công ty cần chuẩn bị kế hoạch vốn bằng cách dự đoán điều kiện hoạt động, biến động của thị trường và tiềm năng tăng trưởng trong năm tới.
quản lý nguồn vốn của doanh nghiệp
Doanh nghiệp cần xác định rõ nguồn vốn lưu động

2.2. Khai thác hiệu quả vốn kinh doanh và lưu động

Doanh nghiệp có thể khai thác, sử dụng nguồn vốn kinh doanh và lưu động thông qua các kênh sau:

  • Ngân hàng: Đây là nguồn vốn bổ sung và không phải là nguồn vốn hình thành vốn lưu động của công ty. 
  • Liên doanh/liên kết: Liên doanh là hình thức hợp tác trong đó doanh nghiệp không chỉ huy động vốn để hoạt động kinh doanh mà còn học hỏi kinh nghiệm quản lý, tiếp thu tiến bộ khoa học và chuyển giao công nghệ. 
  • Vốn chiếm dụng: Vốn chiếm dụng là các khoản nợ mà doanh nghiệp phải trả cho người bán hoặc người mua trả tiền trước. Vốn chiếm dụng sẽ không được sử dụng là nguồn vốn chính có thể huy động được.
quản trị nguồn vốn
Doanh nghiệp có thể khai thác vốn kinh doanh và lưu động trong quá trình vận hành

>>>> XEM NGAY: Profit margin là gì? Cách tính các loại biện lợi nhuận hiện nay

2.3. Quản lý tốt khoản thu, tối ưu nguồn vốn bị chiếm dụng

Để kiểm soát chặt chẽ doanh thu, tránh lạm dụng vốn, doanh nghiệp cần lưu ý những vấn đề sau: 

  • Theo dõi thường xuyên và chặt chẽ các khoản phải thu để ngăn chặn khoản này trở thành nợ khó đòi. 
  • Thực hiện các biện pháp tài chính để thúc đẩy việc bán sản phẩm và hạn chế lạm dụng vốn bao gồm phạt thanh toán chậm, chiết khấu thanh toán,...
  • Sử dụng nguồn tài chính một cách khôn ngoan, linh hoạt để thu nợ và duy trì các mối quan hệ. 
  • Dựa trên nguyên tắc “giao đầy đủ, thanh toán đầy đủ”, doanh nghiệp phải yêu cầu bên bán ký kết hợp đồng bảo hiểm tài sản hoặc áp dụng các chế tài đối với hợp đồng khi mua hàng và thanh toán đầy đủ hoặc trả trước để tránh mất mát, hư hỏng tài sản. 
quản trị nguồn vốn trong doanh nghiệp
Để quản trị nguồn vốn hiệu quả, doanh nghiệp cần kiểm soát chặt chẽ doanh thu, tránh lạm dụng vốn 

2.4. Tận dụng vốn nhàn rỗi

Vốn nhàn rỗi là số tiền không được đầu tư, không có kế hoạch sử dụng và có nguy cơ mất dần giá trị khi lạm phát tăng cao. Bởi vậy, thay vì để không một lượng lớn vốn, doanh nghiệp nên tận dụng tái đầu tư, mở rộng, phát triển các dự án kinh doanh hiệu quả. Điều đó không chỉ giúp bảo vệ được giá trị sẵn có của nguồn vốn nhàn rỗi mà còn có thể sinh lời và mang về lợi nhuận cho công ty.

quản trị nguồn vốn
Doanh nghiệp nên thực hiện tái đầu tư để tận dụng vốn nhàn rỗi

2.5. Quản lý tốt nguồn hàng tồn kho

Quản lý tốt hàng tồn kho góp phần giảm chi phí phát sinh, hạn chế sự ảnh hưởng không tốt đến nguồn vốn của doanh nghiệp. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần thực hiện các hoạt động sau:

  • Kiểm tra các mục nhập của kho một cách cẩn thận để loại bỏ các sản phẩm bị lỗi ngay từ đầu và tránh thiệt hại cho công ty. 
  • Thường xuyên xem xét sổ sách và thực hiện các biện pháp như xuất kho các mặt hàng đã đặt trước để nhanh chóng thu hồi vốn. 
  • Điều chỉnh nhập khẩu sản phẩm kịp thời theo biến động của thị trường. 
  • Tương tự như nợ, doanh nghiệp phải thường xuyên theo dõi lượng hàng để xác định xem có vượt quá giới hạn tồn kho tối thiểu, tối đa hay không và chuẩn bị cách xử lý lượng dư thừa.
quản lý nguồn vốn của doanh nghiệp
Việc quản lý tốt hàng tồn kho giúp hạn chế sự ảnh hưởng không tốt đến nguồn vốn của doanh nghiệp

>>>> ĐỌC NGAY: TOP 5 phần mềm quản lý công nợ hiệu quả cho doanh nghiệp

2.6. Tăng hiệu quả bán hàng

Doanh nghiệp có thể mở rộng hệ thống tiêu thụ, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển sản phẩm và tránh thất thoát vốn bằng cách: 

  • Nghiên cứu điều kiện, tìm hiểu sở thích của khách hàng và mở rộng hệ thống tiêu thụ tại các thị trường có nhu cầu. 
  • Áp dụng các chính sách ưu đãi cho khách hàng ở xa bằng những điều kiện về giá, vận chuyển hoặc thanh toán ưu đãi. 
  • Tăng cường mối quan hệ hợp tác, tiếp thị, mở rộng thị trường tiêu thụ, thiết lập hệ thống cửa hàng và nhà phân phối trên toàn quốc.
quản trị nguồn vốn
Đẩy nhanh tiến tốc độ luân chuyển hàng hóa để tránh thất thoát vốn

2.7. Chú trọng công tác quản trị rủi ro

Hoạt động quản lý nguồn vốn trong doanh nghiệp còn có khả năng bị ảnh hưởng bởi những rủi ro phát sinh trong quá trình vận hành và đầu tư. Do đó, doanh nghiệp cần chú trọng công tác quản trị rủi ro để nguồn lực tài chính đảm bảo hiệu quả thông qua các hoạt động sau:

  • Bảo hiểm hàng hóa lưu trữ và vận chuyển.
  • Xây dựng quỹ dự trữ tiền mặt, nợ khó đòi và chiết khấu hàng tồn kho.
  • Kiểm tra, rà soát vào cuối kỳ để đánh giá lại số lượng vật tư, hàng hóa, vốn và hồ sơ kế toán, trên cơ sở đó giúp doanh nghiệp khắc phục mọi sai lệch còn tồn đọng.
quản lý nguồn vốn
Công ty cần chú trọng công tác quản trị rủi ro để tránh tác động xấu tới nguồn lực tài chính

>>>> XEM NGAY: TOP 9 phần mềm quản lý doanh thu tiện nhất hiện nay

3. Tầm quan trọng của việc quản lý nguồn vốn trong doanh nghiệp

Quản trị nguồn vốn kinh doanh là vấn đề rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Nếu không được thực hiện và theo dõi chặt chẽ dòng tiền vào và ra, doanh nghiệp có thể phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức khó dự đoán và ứng phó kịp thời. 

Ví dụ, khi tạo sản phẩm, nhà quản lý cần biết liệu nguồn doanh thu nhận lại được có kịp thời và phù hợp với hoạt động kinh doanh hay không. Bởi vì, đến một khoảng thời gian nhất định, doanh nghiệp sẽ phải sử dụng nguồn tài chính để chi trả các khoản như tiền lương, nguyên liệu mới và nợ,…

quản trị nguồn vốn trong doanh nghiệp
Doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với những khó khăn, thách thức khó dự đoán khi không quản lý tốt nguồn vốn 

Dưới đây là một số lý do khiến việc quản trị vốn đặc biệt quan trọng với doanh nghiệp:

  • Quản trị nguồn vốn hiệu quả có nghĩa là quản lý được dòng tiền chung của công ty. Điều này cho phép doanh nghiệp có sự tính toán, chuẩn bị các phương án ứng phó nhằm loại bỏ hoặc giảm bớt những vấn đề bất cập phát sinh có khả năng gây ảnh hưởng xấu tới tình hình phát triển, tăng trưởng.
  • Khi nguồn vốn được quản lý tốt sẽ cho phép doanh nghiệp duy trì tỷ lệ vốn tự có và số nợ cần trả hợp lý. 
  • Nhà quản lý có thể dựa trên cơ sở nắm bắt được nguồn ra vào để xây dựng kế hoạch phân bổ chi tiết, phù hợp với các dự án của công ty. Đây là hoạt động góp phần giúp doanh nghiệp duy trì sự cân bằng vốn.
  • Thực hiện quản lý nguồn vốn trong doanh nghiệp hiệu quả sẽ hỗ trợ bảo vệ lợi nhuận, tăng mức độ cạnh tranh trên thị trường. Chỉ khi nguồn vốn được kiểm soát, công ty mới có thể đủ nguồn lực tài chính đầu tư vào các dự án phát triển tiềm năng, có khả năng đem lại lợi nhuận cao. Đồng thời, vốn được quản lý chặt chẽ cũng tránh sự đầu tư không phù hợp, nóng vội và dẫn tới thua lỗ.

Như vậy, quản trị nguồn vốn giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình vận hành, tăng trưởng của doanh nghiệp. Chính vì vậy, nhà quản lý cần có sự tìm hiểu kỹ lưỡng, nắm bắt chính xác các thông tin về nguyên tắc quản trị, trên cơ sở đó vận dụng sáng tạo, phù hợp với đặc thù công ty. Đừng quên theo dõi các bài viết khác trên website của 1C Việt Nam để được cung cấp những thông tin chi tiết, cụ thể về quản trị doanh nghiệp.

>>>> TÌM HIỂU THÊM: Ebit là gì? Công thức tính Ebit trong quản trị tài chính doanh nghiệp

Triển khai giải pháp chuyển đổi số
cho doanh nghiệp của bạn ngay hôm nay