Ebit là gì? Chỉ số Ebit trong quản trị tài chính doanh nghiệp được tính theo công thức nào? Trong bài viết dưới đây, hãy cùng 1C Việt Nam tìm hiểu thông tin chi tiết về định nghĩa, công thức Ebit và những ứng dụng nổi bật của chỉ số này trong doanh nghiệp.
Ebit (Earnings Before Interest and Taxes) được hiểu là lợi nhuận trước thuế và lãi vay của doanh nghiệp. Đây là một khoản lợi nhuận mà một công ty thu được từ việc kinh doanh, chưa trừ đi các khoản trả lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp.
Nhờ chỉ số này, các nhà quản trị và nhà đầu tư có thể đánh giá được tình hình tài chính và khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp. Ngoài ra, các nhà đầu tư cũng dựa vào hcir số lợi nhuận trước thuế Ebit để so sánh giữa các doanh nghiệp, từ đó đưa ra các quyết định đầu tư chính xác.
>>> TÌM HIỂU NGAY:
Hiện nay, lợi nhuận trước thuế và lãi vay (Ebit) là yếu tố được nhiều doanh nghiệp quan tâm và tính toán. Đây là chỉ số được dùng phổ biến khi đánh giá sức khỏe tài chính của một doanh nghiệp. Cụ thể, ý nghĩa của chỉ số Ebit được thể hiện như sau:
Với nhà quản trị, chỉ số Ebit lợi nhuận trước thuế và lãi vay hỗ trợ doanh nghiệp:
Chỉ số Ebit (Earnings Before Interest and Taxes) còn có ý nghĩa quan trọng với các nhà đầu tư, biểu hiện như sau:
Với các bên liên quan khác như chủ nợ và cơ quan quản lý Nhà nước, chỉ số Ebit hỗ trợ:
>>>> XEM THÊM: ROA là gì? Chỉ số ROA nói lên điều gì và bao nhiêu là tốt nhất
Công thức tính Ebit trong báo cáo tài chính như sau
Ebit = Tổng doanh thu – Chi phí hoạt động
Tuy nhiên, ở Việt Nam, việc tính toán chi phí hoạt động rất khó khăn do chi phí lãi vay được tính vào chi phí tài chính. Do đó, công thức tính Ebit còn có thể viết như sau:
Ebit = Lợi nhuận trước thuế + Chi phí lãi vay
Hoặc doanh nghiệp cũng có thể sử dụng một công thức tính Ebit khác:
Ebit = Lợi nhuận sau thuế + Thuế doanh nghiệp + Chi phí lãi vay.
Ví dụ: Công ty B có doanh thu hoạt động là 100 tỷ đồng, chi phí sản xuất kinh doanh là 50 tỷ đồng và chi phí lãi vay là 2 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế của công ty là 48 tỷ đồng. Thuế doanh nghiệp (20%) là 9,6 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế – Thuế doanh nghiệp = 48 tỷ – 9,6 tỷ = 38,4 tỷ
Như vậy, thông qua các cách tính Ebit ở trên, có thể thấy được:
>>>> XEM THÊM:
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (Ebit) được ứng dụng để tính nhiều chỉ số trong tài chính bao gồm:
Ebit Margin hoặc biên lợi nhuận trước thuế là thước đo tài chính về hiệu quả quản lý chi phí hoạt động của công ty như chi phí bán hàng, hậu cần, quản trị doanh nghiệp,…
Biên Ebit = Ebit/Doanh thu thuần
Nếu một doanh nghiệp liên tục duy trì tỷ suất lợi nhuận Ebit cao (15% trở lên) thì đồng nghĩa với việc công ty đó đang quản lý chi phí rất tốt.
Dựa trên chỉ số Ebit, doanh nghiệp có thể tính toán được khả năng thanh toán lãi vay thông qua công thức:
Khả năng trả lãi = Ebit/Chi phí vay.
Giá trị của chỉ số này càng cao thì khả năng trả lãi của công ty càng tốt và ngược lại.
Ngoài tính biên Ebit hay khả năng thanh toán lãi vay, chỉ số Ebit còn được sử dụng trong việc định giá doanh nghiệp với công thức: EV/Ebit.
Trong đó: Giá trị doanh nghiệp (EV) = Tổng giá trị vốn chủ sở hữu + Nguồn tài trợ ngắn hạn và dài hạn + Lợi ích thiểu số + Giá trị thị trường của cổ phiếu ưu đãi - Tiền và các khoản tương đương tiền.
Tỷ lệ này được đánh giá tốt khi ở mức thấp và ngược lại
>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Mô hình năm yếu tố của DuPont được sử dụng để phân tích các thành phần ảnh hưởng đến kết quả sản xuất và hoạt động của doanh nghiệp. Năm yếu tố đó bao gồm:
Trên đây, 1C Việt Nam đã chia sẻ chi tiết về định nghĩa Ebit là gì cũng như những ý nghĩa, ứng dụng và công thức tính chỉ số này trong quản trị tài chính của doanh nghiệp. Để cập nhật những thông tin hữu ích về quản lý vận hành, doanh nghiệp đừng quên theo dõi các bài viết hữu ích khác trên website của 1C Việt Nam.
>>>> XEM NGAY: