Mô hình PESTEL là một công cụ phân tích chiến lược quan trọng giúp doanh nghiệp thấu hiểu môi trường kinh doanh của mình. Trong bối cảnh thị trường biến động như hiện nay, việc hiểu rõ vai trò và các thành phần của mô hình PESTEL trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Hãy cùng 1C Việt Nam tìm hiểu thêm thông tin về mô hình này qua bài viết dưới đây nhé!
Pestel là mô hình gì? Pestel viết tắt của từ gì? Mô hình PESTEL là một phương pháp phân tích chiến lược được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực kinh doanh. Tên gọi PESTEL là viết tắt của sáu yếu tố chính cần được xem xét: Political (Chính trị), Economic (Kinh tế), Social (Xã hội), Technological (Công nghệ), Environmental (Môi trường), và Legal (Pháp lý).
Vậy mô hình Pestel do ai sáng lập? Khi tìm hiểu về nguồn gốc của mô hình này, thực chất mô hình PESTEL xuất phát từ một mô hình khác có tên là ETPS, xuất hiện trong cuốn sách “Scanning the Business Environment” (xuất bản năm 1967) của giáo sư Harvard Francis Aguilar. Sau đó, ETPS được điều chỉnh thành mô hình PEST, theo thời gian phát triển thành mô hình PESTEL.
>>>> TÌM HIỂU NGAY:
Mô hình PESTEL là gì gồm 6 yếu tố là các yếu tố nào? PESTEL bao gồm sáu thành phần cơ bản, mỗi thành phần đại diện cho một nhóm yếu tố bên ngoài có thể ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.
Mô hình này tập trung vào các yếu tố kinh tế như tăng trưởng kinh tế, lạm phát, tỷ giá hối đoái, chính sách tiền tệ, và thu nhập của người tiêu dùng.
Ví dụ:
Yếu tố chính trị bao gồm các yếu tố như hệ thống chính trị, chính sách thuế, quan hệ quốc tế và các vấn đề liên quan đến chính trị khác.
Ví dụ:
Yếu tố pháp luật bao gồm các yếu tố liên quan đến pháp luật và quy định, chẳng hạn như luật lao động, quy định an toàn, và các vấn đề pháp lý khác.
Ví dụ:
Liên quan đến các yếu tố xã hội như thay đổi văn hóa, động thái dân số, giáo dục, giới tính, tầng lớp xã hội và các giá trị xã hội.
Ví dụ:
Yếu tố này bao gồm tiến triển công nghệ, nghiên cứu và phát triển, đổi mới công nghệ, và ảnh hưởng của công nghệ đối với ngành công nghiệp và doanh nghiệp.
Ví dụ:
Trong thời kỳ khủng hoảng hệ sinh thái và biến đổi khí hậu, việc quan tâm đến các vấn đề môi trường trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Các doanh nghiệp ngày nay cần đặc biệt chú ý đến những thách thức liên quan đến môi trường, bao gồm thời tiết khắc nghiệt, biến đổi khí hậu, dịch bệnh, sự nóng lên toàn cầu và hiệu ứng nhà kính.
Ví dụ:
>>>> ĐỪNG BỎ LỠ:
Để doanh nghiệp có thể áp dụng mô hình PESTEL vào hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả, việc hiểu rõ ưu điểm và nhược điểm của mô hình này là vô cùng quan trọng.
>>>> TÌM HIỂU THÊM CÁC BIỂU ĐỒ KHÁC:
Dưới đây là hướng dẫn chi tiết các bước để thực hiện phân tích PESTEL hiệu quả:
Liên quan đến các chính sách và quy định do Chính phủ và tổ chức quốc tế đặt ra. Những yếu tố này bao gồm chính sách thuế, quy định pháp lý, sự ổn định chính trị, tình hình quan hệ quốc tế và các chính sách quản lý khác.
Ví dụ: Một doanh nghiệp sản xuất khí đốt cần nắm rõ các quy định của Chính phủ về quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Liên quan đến tình hình kinh tế tổng thể của quốc gia hoặc khu vực, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các yếu tố trong môi trường kinh doanh này bao gồm tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ giá hối đoái, lạm phát, chính sách tài khóa và thị trường bất động sản.
Ví dụ: Một doanh nghiệp sản xuất điện thoại cần đối mặt với sự biến động của ngành công nghiệp và cạnh tranh khốc liệt trong từng phân khúc thị trường.
Tình hình xã hội của một quốc gia hoặc khu vực có ảnh hưởng rõ nét đến doanh nghiệp. Các yếu tố này bao gồm sự đa dạng văn hóa, tôn giáo, giáo dục, thói quen tiêu dùng và các vấn đề xã hội khác.
Ví dụ: Một doanh nghiệp thời trang phải đối mặt với xu hướng thời trang và sở thích của khách hàng thay đổi liên tục theo thời gian.
Sự tiến bộ trong lĩnh vực công nghệ cũng ảnh hưởng đến sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Yếu tố này còn liên quan đến chiến lược đổi mới sản phẩm và dịch vụ, phát triển kênh bán hàng trực tuyến, cũng như quản lý dữ liệu và an ninh thông tin.
Ví dụ: Một doanh nghiệp sản xuất máy tính cần đối mặt với sự thay đổi của công nghệ máy tính và sự cạnh tranh trong ngành.
Liên quan đến tác động của môi trường đối với doanh nghiệp và sản phẩm của nó, bao gồm biến đổi khí hậu, sự suy giảm tài nguyên và các vấn đề về ô nhiễm.
Ví dụ: Một doanh nghiệp sản xuất đồ chơi trẻ em phải tuân thủ các quy định của Chính phủ để đảm bảo an toàn cho người dùng và môi trường.
Các quy định và luật lệ trong hoạt động kinh doanh như quyền sở hữu trí tuệ, quản lý nhân sự, bảo vệ môi trường, an toàn và sức khỏe của người lao động.
Ví dụ: Một doanh nghiệp bán lẻ phải tuân thủ các quy định của Chính phủ về bảo vệ người tiêu dùng và đáp ứng các quy định pháp luật liên quan.
Thu thập thông tin từ nhiều nguồn đa dạng là một bước không thể bỏ qua giúp doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện và chính xác về môi trường kinh doanh. Để đảm bảo thông tin đầy đủ và đáng tin cậy, doanh nghiệp cần thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như báo chí, sách vở, báo cáo nghiên cứu, thống kê, và cả việc tương tác trực tiếp với các bên liên quan như khách hàng, đối tác, đối thủ cạnh tranh,...
Ngoài các công cụ tìm kiếm trên Internet, có hai lựa chọn quan trọng khác để tìm kiếm thông tin cần thiết:
Doanh nghiệp cần tập trung vào việc phân tích những yếu tố quan trọng nhất đối với hoạt động kinh doanh. Sự tập trung này sẽ tránh lãng phí thời gian và tài nguyên của doanh nghiệp. Đồng thời, khi thực hiện phân tích PESTEL, việc dự báo và đánh giá các yếu tố trong tương lai sẽ phần nào giúp doanh nghiệp xây dựng những kế hoạch và chiến lược phù hợp với môi trường kinh doanh dài hạn.
Ở bước cuối cùng này, doanh nghiệp cần phải rút ra những kết luận về tác động của các yếu tố PESTEL và đề xuất các chiến lược, hoạt động trong tương lai. Có thể kết hợp phân tích PESTEL là gì với phân tích SWOT (Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats) để có cái nhìn toàn diện hơn về hoạt động kinh doanh. Sự kết hợp này giúp doanh nghiệp có cái nhìn toàn cảnh nhất, từ đó đưa ra kế hoạch và chiến lược đúng đắn để tận dụng cơ hội và hạn chế thách thức.
>>>> KHÁM PHÁ NGAY: Mô hình Canvas là gì? 8 bước lập kế hoạch canvas hiệu quả
Vinamilk là một trong những công ty đi đầu trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh các sản phẩm sữa tại Việt Nam. Để có được sự thành công như ngày hôm nay, Vinamilk đã vận dụng thông minh mô hình PESTEL. Ban quản trị Vinamilk đã tiến hành phân tích 6 yếu tố trong mô hình này, cụ thể Ví dụ về mô hình PESTEL của Vinamilk như sau:
Tình hình chính trị ổn định tại Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của Vinamilk. Luật pháp, chính sách thuế, và quy định của Chính phủ đều có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh doanh và xuất khẩu của công ty này. Đặc biệt, Chính phủ hỗ trợ ngành sữa bằng cách áp dụng mức thuế 8%, tạo điều kiện thuận lợi cho Vinamilk mở rộng thị trường của mình.
Theo thông tin từ NCIF, tốc độ tăng trưởng GDP trong giai đoạn 2021 - 2025 dự kiến sẽ đạt khoảng 7%, lạm phát dự kiến ổn định ở mức 3,5 - 4,5%/năm. Điều này vừa tạo cơ hội cho Vinamilk nhưng đồng thời cũng đặt ra áp lực cạnh tranh cho chính doanh nghiệp trong thời kỳ kinh tế khó khăn như hiện nay.
Mức sống của người dân được nâng cao, kéo theo đó là nhu cầu sử dụng các loại thực phẩm bổ sung như sữa cũng tăng. Tuy nhiên, vẫn còn thách thức khi nhiều người ở nông thôn chưa có thói quen sử dụng sữa và tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng vẫn còn cao.
Vinamilk đã đầu tư vào công nghệ tiên tiến, từ dây chuyền sản xuất đồng bộ đến sử dụng hệ thống chăn nuôi bò sữa thông minh. Hệ thống cảm biến và công nghệ quản lý chất lượng sản phẩm theo chuẩn ISO giúp tăng hiệu suất sản xuất và đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Tình hình khí hậu và thiên tai ở Việt Nam có thể ảnh hưởng đến quy trình sản xuất sữa của Vinamilk. Do đó, công ty cần quản lý môi trường để đảm bảo nguồn cung sữa ổn định. Các khâu bảo quản và vận chuyển sữa cũng cần phải tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm và môi trường.
Vinamilk sử dụng công nghệ hiện đại và dây chuyền sản xuất đạt chứng chỉ quốc tế. Tuy nhiên, thách thức có thể xuất phát từ những nhà phân phối nhỏ không có đủ trang thiết bị và khả năng bảo quản tốt, có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và danh tiếng của công ty.
Dựa vào thông tin từ mô hình PESTEL, Vinamilk đã điều chỉnh chiến lược kinh doanh, đưa ra các quyết định linh hoạt và thích ứng tốt với môi trường kinh doanh đang biến động. Điển hình là hoạt động thay đổi bộ nhận diện thương hiệu sang màu xanh giúp làm mới thương hiệu, tạo ra sự mới mẻ và thu hút người tiêu dùng.
Coca-Cola, một trong những thương hiệu nước ngọt nổi tiếng và có ảnh hưởng toàn cầu, đã trở thành biểu tượng văn hóa và thưởng thức giải khát từ hơn một thế kỷ. Ví dụ về mô hình PESTEL trong Coca Cola như sau:
Việc phân tích mô hình PESTEL giúp Coca-Cola hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của các yếu tố môi trường ngoại vi đối với kinh doanh của mình. Điển hình là thông qua việc đánh giá các yếu tố chính trị, họ có thể dự đoán và ứng phó với sự thay đổi về chính sách và quy định về thực phẩm và đồ uống. Mặt khác, việc hiểu biết về yếu tố xã hội có thể giúp họ thích nghi với xu hướng thay đổi về lối sống và sở thích tiêu dùng.
Qua bài viết trên, có thể thấy mô hình PESTEL là một công cụ quan trọng trong phân tích môi trường kinh doanh, giúp doanh nghiệp đánh giá toàn cảnh thị trường và có những chiến lược phát triển đúng đắn. Trong bối cảnh môi trường đầy biến động, ngoài các mô hình thịnh hành như PESTEL, doanh nghiệp cũng cần chú ý sử dụng các phần mềm quản trị thông minh như 1C:Company Management. Đây là giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp quản lý đồng bộ các phòng ban, gia tăng năng suất kinh doanh, tiết kiệm thời gian và nguồn lực. Tham khảo thêm thông tin về phần mềm ưu việt này bằng cách liên hệ 1C Việt Nam qua số Hotline: (+84)247 108 8887.
>>>> TIN TỨC CHUYÊN NGÀNH KHÁC: