Biểu đồ Pareto là dạng biểu đồ được sử dụng khá phổ biến hiện nay bởi những lợi thế đối với các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách khai thác tối đa ưu điểm của biểu đồ này. Trong bài viết dưới đây, 1C Việt Nam sẽ mang đến các thông tin về khái niệm, vai trò của biểu đồ Pareto cũng như quy trình tạo biểu đồ Pareto đơn giản. Tham khảo ngay!
>>> XEM NGAY: Quản trị doanh nghiệp là gì? Chức năng và nguyên tắc áp dụng
Biểu đồ Pareto là dạng biểu đồ kết hợp giữa các cột và các đường thẳng, trong đó các giá trị độc lập được thể hiện bằng các cột theo thứ tự giảm dần, còn đối với những giá trị tổng tích lũy được biểu diễn bằng đường thẳng. Đây là công cụ hỗ trợ các nhà quản trị doanh nghiệp phân tích và xây dựng chiến lược, kế hoạch cụ thể cho công ty hoặc tổ chức của họ.
Biểu đồ này dựa trên nguyên tắc Pareto, còn được gọi là quy luật 80/20, nghĩa là 80% kết quả hoặc vấn đề xuất phát từ 20% nguyên nhân cốt lõi. Hiểu theo một cách khác thì thực thi 20% công việc giúp đạt được 80% lợi ích so với việc hoàn thành các công việc tồn đọng. .
Nguyên lý này không phải là ngẫu nhiên mà đã được nghiệm chứng qua việc phân tích hàng trăm biểu đồ của các doanh nghiệp tính đến hiện tại. Với nguyên lý này, các doanh nghiệp có thể tập trung nguồn lực vào việc giải quyết các rủi ro lớn nhất gây ra ảnh hưởng đến toàn bộ dự án. Từ đó, các công việc tồn đọng khác cũng được giải quyết nhanh chóng.
>>>> XEM THÊM:
Pareto Chart mang lại nhiều ý nghĩa trong quản trị doanh nghiệp, cũng như đầu tư nói chung và phân tích thị trường nói riêng, gồm:
Biểu đồ Pareto có thể mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, bao gồm cả đội ngũ lãnh đạo, quản lý cấp cao đến đội ngũ nhân viên.
>>>> ĐỌC NGAY:
Tuân thủ các bước dưới đây để xây dựng và sử dụng biểu đồ Pareto giải quyết các vấn đề quan trọng trong quá trình hoạt động một cách hiệu quả:
Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất. Xác định vấn đề chính cần phân tích và giải quyết. Và vấn đề sau khi xác định sẽ là tiêu đề của biểu đồ Pareto, cũng như là tiền đề cho việc tìm ra các nguyên nhân cấu thành vấn trong bước kế tiếp.
Nêu rõ vấn đề mà người dùng đang cần phải giải quyết. Tiếp đến, người dùng thu thập các dữ liệu liên quan đến vấn đề từ đa dạng các nguồn khác nhau. Đảm bảo có đủ thông tin để có thể phân tích và xác định mức độ quan trọng của từng nguyên nhân góp phần vào vấn đề.
Xác định giá trị và xếp hạng các nguyên nhân theo thứ tự giảm dần của tần suất xuất hiện. Sau đó tiến hành vẽ biểu đồ cột, với trục X là các nguyên nhân và trục Y là tần suất, tỷ lệ phần trăm hoặc tổng giá trị góp phần của từng vấn đề. Đánh dấu các điểm trên trục X và vẽ các cột theo chiều cao tương ứng với giá trị trên trục Y.
Sau khi việc vẽ các cột giá trị đã được hoàn tất, bước cuối cùng là tính toán phần trăm tích lũy cho từng vấn đề để hoàn thiện biểu đồ Pareto với công thức:
Tỷ lệ phần trăm tích lũy = Tổng tích lũy trên trục Y / Tổng tất cả các giá trị x 100%
Quan sát biểu đồ để nhận diện các nguyên nhân quan trọng nhất (các cột cao nhất trên biểu đồ). Ưu tiên giải quyết các nguyên nhân có đóng góp lớn nhất đến vấn đề (các cột cao nhất). Nhận biết các nguyên nhân ít quan trọng hơn (các cột thấp hơn).
>>>> BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ:
Excel là một trong những công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc tạo Pareto Diagram. Vậy làm thế nào để tạo biểu đồ Pareto trong Excel. Cùng tìm hiểu các bước dưới đây nhé!
Để tạo biểu đồ Pareto trong Excel cần chuẩn bị dữ liệu theo thời gian cụ thể. Người quản lý có thể tạo một bảng tính và đưa các dữ liệu cần thiết vào.
Thực hiện thao tác Home ⇒ Sort & Filter ⇒ Sort largest to smallest để sắp xếp dữ liệu giảm dần về mặt giá trị.
Để tiến hành vẽ biểu đồ Pareto trong Excel, người thực hiện cần tính toán một số dữ liệu sau đây:
1 - Tính tỷ lệ phần trăm của mỗi yếu tố
Tạo cột thứ ba trong bảng tính để thực hiện tính toán tỷ lệ phần trăm của các yếu tố. Có thể lấy giá trị riêng lẻ của từng yếu tố rồi chia cho giá trị của tổng tất cả các yếu tố.
2 - Tính giá trị tích lũy
Tạo một cột thứ tư để tiến hành tính toán phần trăm tích lũy của từng yếu tố. Trong đó, yếu tố đầu tiên có tỷ lệ phần trăm tích lũy bằng với tỷ lệ phần trăm ở cột 3 đã tính. Các yếu tố sau đó, người thực hiện sử dụng công thức dưới đây:
Tỷ lệ phần trăm tích lũy của thành phần n = % tích lũy của thành phần n – 1 + % thành phần n
Sau khi đã hoàn thiện các bước nhập và tính toán, người thực hiện chọn vùng dữ liệu cần biểu diễn rồi thao tác lần lượt Insert ⇒ Insert Chart ⇒ Clustered Column ⇒ OK. Khi đã có được biểu đồ Pareto, người thực hiện có thể thực hiện các tùy chỉnh như tên trục, tiêu đề, màu sắc để phù hợp với nhu cầu.
Khi phân tích biều đồ Pareto, có thể thấy từ trục phía bên phải, người dùng sẽ kẻ một đường thẳng tại vị trí 80%, đi sang ngang. Từ điểm giao của biểu đồ và đường thẳng, vẽ một đường vuông góc với đường thẳng vừa kẻ và song song với trục %. Lúc này nhà quản trị của thể thấy rõ ràng bên trái đường vuông góc này là 80% các vấn đề đang cần tập trung giải quyết.
>>>> KHÁM PHÁ THÊM:
Biểu đồ Pareto dùng để làm gì? Biểu đồ Pareto có vai trò quan trọng trong việc nhận diện nguyên nhân cốt yếu gây ra vấn đề trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng biểu đồ Pareto Excel. Dưới đây là một số trường hợp doanh nghiệp có thể dùng Pareto để phân tích:
Mặc dù biểu đồ Pareto có thể mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích to lớn, tuy nhiên không phải lúc nào cũng cần sử dụng biểu đồ này vì có những vấn đề đơn giản có thể giải quyết ngay. Biểu đồ Pareto chỉ nên sử dụng khi tình trạng vấn đề phức tạp, lớn mà không tìm được nguyên nhân trọng yếu gây ra. Lúc này, Pareto Chart Excel sẽ giúp doanh nghiệp nhận diện và khắc phục những nguyên nhân tạo ra ảnh hưởng lớn nhất.
Biểu đồ Pareto có vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp trong việc xác định nguyên nhân cốt yếu gây ra vấn đề, từ đó tập trung nguồn lực giải quyết triệt để. Mong rằng qua bài viết này quý doanh nghiệp đã có thêm các kiến thức bổ ích cũng như cách vẽ biểu đồ Pareto trong Excel. Quý doanh nghiệp cũng có thể tham khảo các phần mềm quản lý toàn diện như 1C:Company Management để hỗ trợ tốt hơn trong các nghiệp vụ liên quan đến vận hành và phát triển doanh nghiệp. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, hãy liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ.
>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN: