Mô hình Servqual được nhiều doanh nghiệp áp dụng trong quá trình đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng từ đó giúp nâng cao chất lượng dịch vụ, sản phẩm. Vậy mô hình Servqual là gì? Cùng 1C Việt Nam tìm hiểu ngay mô hình Servqual và thang điểm đánh giá chất lượng sản phẩm/dịch vụ của của khách hàng theo Servqual nhé.
>>> ĐỌC THÊM: Quản trị doanh nghiệp là gì? Chức năng và nguyên tắc áp dụng
Mô hình Servqual (Service Quality) là một công cụ đo lường chất lượng dịch vụ dựa trên sự so sánh giữa kỳ vọng của khách hàng và nhận thức của họ về dịch vụ thực tế mà họ được trải nghiệm. Mô hình Servqual được phát triển vào năm 1988 bởi các chuyên gia tiếp thị người Mỹ Valarie Zeithaml, Leonard Berry và A. Parasuraman. Đây là một trong những phương pháp hiệu quả để nắm bắt, đo lường chất lượng dịch vụ/sản phẩm, cũng như trải nghiệm sử dụng dịch vụ của khách hàng.
Trọng tâm của mô hình chất lượng dịch vụ Servqual tập trung xác định nhu cầu của khách hàng. Vì vậy, mô hình Servqual được tính bằng công thức:
Sự thỏa mãn = Sự trải nghiệm thực tế - Sự chờ mong đợi của khách hàng
Thông thường, mỗi loại dịch vụ sẽ mang những đặc điểm và tính chất riêng biệt. Điều này khiến các doanh nghiệp không thể đánh giá một cách khách quan chất lượng của mình so với sản phẩm dịch vụ của đối thủ.
Sự phát triển của mô hình Servqual đã cung cấp cho công ty và nhà bán lẻ cách thức đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của người tiêu dùng về chất lượng dịch vụ tổng thể của doanh nghiệp. Mô hình Servqual thường được ứng dụng rộng rãi ở trong các lĩnh vực chuyên cung cấp dịch vụ như: ngân hàng, nhà hàng - khách sạn, bệnh viện, trường học, hàng không,...
Mô hình chất lượng dịch vụ Servqual có vai trò cốt yếu trong công tác đánh giá và cải thiện chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp cụ thể:
>>> XEM THÊM:
Mô hình Servqual là một công cụ hữu ích để xác định các lỗ hổng trong chất lượng dịch vụ và đề xuất các giải pháp khắc phục. Đây còn được gọi là 'Phân tích GAP'. Khuôn khổ này so sánh giữa chất lượng dịch vụ mà khách hàng kỳ vọng và chất lượng dịch vụ mà họ thực sự trải nghiệm. Quá trình trải nghiệm này được đánh giá dựa trên nhận thức của khách hàng. Đây là một hình thức phân tích bên ngoài, tập trung vào nhu cầu của khách hàng liên quan đến chất lượng dịch vụ mà họ nhận được. Vì vậy, trọng tâm của mô hình luôn là nhu cầu của khách hàng, thay vì dựa trên hệ thống đo lường hay quan điểm của tổ chức về chính mình. Ngoài ra, khi xác định nhu cầu của khách hàng, cần lưu ý đến sự chênh lệch giữa kỳ vọng của khách hàng và dịch vụ thực tế mà họ nhận được.
Mô hình chất lượng dịch vụ Servqual được ứng dụng thành công trong nhiều lĩnh vực dựa trên 10 tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ doanh nghiệp có thể tham khảo:
>>>> XEM THÊM:
Thang điểm đánh giá của mô hình Servqual là khoảng cách giữa kỳ vọng của khách hàng trước và sau khi sử dụng sản phẩm dịch vụ hay nhận thức của doanh nghiệp về khả năng đáp ứng. Khoảng cách này có mối quan hệ chặt chẽ với sự thỏa mãn của khách hàng. Khoảng cách càng nhỏ thì mức độ thỏa mãn của khách hàng càng cao vì vậy mục tiêu của doanh nghiệp là tìm cách để thu hẹp khoảng cách này.
Do đó, mô hình chất lượng dịch vụ Servqual đã định hình rõ 5 khoảng cách để giúp doanh nghiệp cải thiện khả năng đáp ứng nhu cầu, mong muốn của khách hàng được giải thích và định nghĩa rõ trong bảng dưới đây.
STT |
Khoảng cách |
Chi tiết |
1 |
Khoảng cách 1 (KC1) |
Đây là khoảng cách giữa nhận thức của doanh nghiệp về kỳ vọng của khách hàng với kỳ vọng thực tế của khách hàng. Khoảng cách này thường xuất hiện trong giai đoạn doanh nghiệp chưa nghiên cứu kỹ về nhu cầu của khách hàng hoặc doanh nghiệp chưa nắm rõ thị trường. |
2 |
Khoảng cách 2 (KC2) |
Khoảng cách giữa nhận thức của doanh nghiệp về kỳ vọng của người tiêu dùng với những tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ. Doanh nghiệp đang tự định hình về những gì khách hàng mong đợi. Trong trường hợp định hình sai, chưa đúng với mong đợi của khách hàng, doanh nghiệp sẽ phát triển một mô hình dịch vụ có tiêu chuẩn kém chất lượng. |
3 |
Khoảng cách 3 (KC3) |
Là khoảng cách giữa những tiêu chuẩn với thực tế của dịch vụ khi cung cấp cho khách hàng. Khoảng cách sẽ này xuất hiện khi các dịch vụ được cung cấp không giống những gì khách hàng mong đợi, hoặc các dịch vụ không đạt tiêu chuẩn như doanh nghiệp đã quảng cáo. |
4 |
Khoảng cách 4 (KC4) |
Đây là khoảng cách giữa chất lượng dịch vụ thực tế và chất lượng dịch vụ đã quảng bá tới khách hàng. Khoảng cách này thường xảy ra khi doanh nghiệp hứa hẹn các dịch vụ mà họ không có khả năng cung ứng trong thông tin tiếp thị gửi đến khách hàng và tạo ra các kỳ vọng sai lầm. Điều này dẫn đến sự chênh lệch giữa trải nghiệm và kỳ vọng của người tiêu dùng, khiến khách hàng nghĩ doanh nghiệp đang lừa dối họ thông qua việc đang phóng đại chất lượng dịch vụ. |
5 |
Khoảng cách 5 (KC5) |
KC5 là khoảng cách giữa dịch vụ nhận được và kỳ vọng của người tiêu dùng về dịch vụ, thường bị ảnh hưởng trực tiếp bởi bốn khoảng cách bên trên. Khoảng cách này xuất phát từ sự khác biệt tổng thể giữa kỳ vọng và cảm nhận thực tế của khách hàng đối với dịch vụ được cung cấp. Người tiêu dùng sẽ tự động nhận định chất lượng dịch vụ dựa trên sự chênh lệch giữa kỳ vọng và trải nghiệm dịch vụ thực tế. |
Trên đây là toàn bộ các thông tin về mô hình Servqual là gì mà doanh nghiệp có thể theo dõi. Hy vọng thông qua bài viết của 1C Việt Nam nhà quản lý có thể hiểu thêm về mô hình Servqual cũng như các tiêu chí đánh giá của mô hình này. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.
>>> TIN TỨC LIÊN QUAN: