Kiến thức quản trị
Trang chủ Giải pháp Tin tức Cách vẽ biểu đồ phân tán Scatter Diagram và lưu ý khi áp dụng
1C Việt Nam
(22.08.2024)

Cách vẽ biểu đồ phân tán Scatter Diagram và lưu ý khi áp dụng

Biểu đồ phân tán được ra đời với mục đích trực quan hóa dữ liệu giữa hai biến số liên tục. Biểu đồ được ứng dụng trong kinh doanh, khoa học dữ liệu, thống kê và nhiều lĩnh vực khác. Mặc dù được sử dụng phổ biến nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng nắm được chính xác biểu đồ phân tán là gì, ưu nhược điểm ra sao. Hãy cùng 1C Việt Nam tìm hiểu về chủ đề thú vị này trong bài viết dưới đây nhé!

1. Biểu đồ phân tán là gì?

Biểu đồ phân tán tiếng anh goi là Scatter diagram là biểu đồ thống kê thể hiện mối quan hệ giữa hai biến số hoặc nhiều biến trong một tập dữ liệu theo tọa độ toán học. Giao điểm giữa Ox và Oy là các điểm chấm thể hiện mối tương quan giữa các biến, bao gồm cả hướng và mối quan hệ.

Nếu mối quan hệ giữa hai biến là tuyến tính, các điểm sẽ phân bố theo một đường thẳng trên biểu đồ. Tuy nhiên, nếu mối quan hệ không phải là tuyến tính, các điểm có thể phân bố theo một hình dạng không đều hoặc một mẫu không theo quy luật rõ ràng. Biểu đồ phân tán thường được sử dụng trong phân tích dữ liệu, khoa học dữ liệu và nghiên cứu để phân tích mối quan hệ giữa các biến và tìm ra các xu hướng trong mẫu dữ liệu đó.

Ví dụ về biểu đồ phân tán trong kinh doanh có thể là mối quan hệ giữa số lượng giờ làm việc hàng tuần và doanh số bán hàng của các cửa hàng khác nhau trong một chuỗi cửa hàng bán lẻ.

Giả sử doanh nghiệp có dữ liệu từ 10 cửa hàng khác nhau, bao gồm số giờ làm việc hàng tuần của nhân viên (biến X) và doanh số bán hàng hàng tháng (biến Y). Khi này từ dữ liệu tổng hợp theo tuần, nhà quản trị có thể tạo biểu đồ phân tán để đánh giá mối quan hệ giữa hai biến số trên.

Trên biểu đồ phân tán, mỗi điểm có thể đại diện cho một cửa hàng. Vị trí của mỗi điểm trên trục X (số giờ làm việc hàng tuần) và trục Y (doanh số bán hàng hàng tháng). Từ đó, nhà quản trị có thể nhận ra mối quan hệ giữa số giờ làm việc hàng tuần và doanh số bán hàng hàng tháng.

Biểu đồ phân tán
Biểu đồ phân tán là đồ thị thể hiện mối tương quan giữa hai biến số theo tọa độ toán học

>>>> XEM THÊM: Mô hình Servqual là gì? 10 tiêu chí đánh giá của Servqual

2. Ưu điểm và nhược điểm của biểu đồ phân tán

Biểu đồ phân tán được khá nhiều doanh nghiệp sử dụng bởi các ưu điểm nổi bật dưới đây:

  • Việc vẽ biểu đồ được thực hiện một cách dễ dàng
  • Mối tương quan giữa các biến số và xu hướng dữ liệu được thể hiện rõ ràng
  • Tất cả các dữ liệu (kể cả giá trị ngoại lai) được biểu diễn từ nhỏ đến lớn
  • Có thể áp dụng trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề và cho nhiều kiểu dữ liệu khác nhau.

Bên cạnh các ưu điểm kể trên thì biểu đồ phân tán vẫn tồn tại một số nhược điểm dưới đây:

  • Phán đoán chỉ dựa vào biểu đồ có phần mang tính chủ quan
  • Khó đưa ra kết quả chính xác dựa trên hệ số tương quan giữa các biến số
  • Các biến cần đáp ứng điều kiện là biến liên tục, gây khó khăn trong việc thu thập dữ liệu
  • Mỗi biểu đồ chỉ biểu diễn được 2 biến số
Biểu đồ phân tán
Mỗi biểu đồ chỉ biểu diễn được 2 biến số

>>>> XEM THÊM: BSC là gì? 4 thước đo BSC và cách áp dụng BSC vào doanh nghiệp

3. Các loại biểu đồ phân tán sử dụng trên Excel

Excel là một trong những công cụ được sử dụng phổ biến để vẽ biểu đồ phân tán. Thông thường biểu đồ trên Excel được thể hiện bằng các chấm tròn. Một số loại phổ biến doanh nghiệp thường sử dụng đó là:

  • Scatter with Smooth Lines: Biểu đồ phân tán chỉ hiển thị đường nối cong và không có chấm tròn.
  • Scatter with Smooth Lines and Markers: Biểu đồ phân tán hiển thị các chấm tròn và đường nối cong.
  • Scatter with Straight Lines: Biểu đồ phân tán chỉ hiển thị đường nối thẳng và không hiển thị các chấm tròn.
  • Scatter with Straight Lines and Markers: Biểu đồ phân tán hiển thị các chấm tròn và đường nối thẳng.
Biểu đồ phân tán
Excel là một trong những công cụ được sử dụng phổ biến để vẽ biểu đồ phân tán

>>>> XEM THÊM: 

4. Hướng dẫn các bước cơ bản vẽ biểu đồ phân tán

Vậy làm thế nào để có thể vẽ một biểu đồ phân tán hoàn chỉnh. Dưới đây là 4 bước đơn giản do 1C Việt Nam tổng hợp để doanh nghiệp có thể tham khảo:

  • Bước 1: Thu thập dữ liệu về các cặp biến số. Thông thường cần có hơn 30 cặp biến số để mô hình có thể cho ra kết quả.
  • Bước 2: Vẽ biểu đồ phân tán với trục tung là một biến số và trục hoành là kết quả của biến số đó.
  • Bước 3: Biểu diễn các điểm trên biểu đồ bằng các đường thẳng thể hiện mối quan hệ tương quan giữa hai biến số. Nếu các điểm trùng lặp thì cần phân biệt bằng ký tự khác nhau.
  • Bước 4: Đánh giá mối quan của hai biến số thông qua hệ số tương quan. Cụ thể:
    • Hệ số tương quan dương cho thấy mối quan hệ tương quan thuận, sự gia tăng của biến độc lập sẽ diễn đến sự gia tăng của biến phụ thuộc
    • Hệ số tương quan bằng 0 cho thấy không có mối tương quan giữa hai biến được lựa chọn.
    • Hệ số tương quan âm cho thấy mối quan hệ tương quan nghịch, khi đó sự gia tăng của biến độc lập sẽ dẫn đến sự suy giảm của biến phụ thuộc. 
Biểu đồ phân tán
Vẽ biểu đồ phân tán với trục tung là một biến số và trục hoành là kết quả của biến số đó

>>> ĐỪNG BỎ LỠ:

  • 5M là gì? Phân tích mô hình 5M được sử dụng trong doanh nghiệp
  • Mô hình Kanban là gì? Cách thức hoạt động và nguyên tắc áp dụng

5. Lưu ý khi ứng dụng biểu đồ phân tán vào phân tích kinh doanh

Khi tiến hành áp dụng biểu đồ phân tán vào phân tích dữ kiện thực tế, doanh nghiệp cần lưu ý các yếu tố ảnh hưởng, tác động đến biến. Trong đó có 5 yếu tố đặc biệt quan trọng như sau: 

  • Khi biểu đồ được hình thành, biểu đồ càng giống một đường thẳng thì mối quan hệ giữa các dữ liệu càng chặt chẽ.
  • Ngay cả khi biểu đồ phân tán cho doanh nghiệp thấy mối quan hệ giữa hai biến số thì đừng vội kết luận biến này gây ra biến kia. Cũng có thể cả hai biến đều đang bị ảnh hưởng bởi một biến thứ 3 nào đó. 
  • Khi biểu đồ phân tán không biểu thị mối quan hệ giữa hai biến thì cần xem xét lại dữ liệu xem có thể tiến hành phân tầng hay không.
  • Số liệu thống kê (N và Q) xác định dữ liệu có thật sự chắc chắn hợp lý rằng một mối quan hệ có tồn tại hay không. Nếu số liệu thống kê không cho thấy bất kỳ mối quan hệ nào thì có thể mô hình chỉ đang xảy ra một cách ngẫu nhiên. 
  • Trong trường hợp biểu đồ phân tán không thể hiện mối quan hệ nào, doanh nghiệp hãy cân nhắc đến biến độc lập ở trục Ox có bị thay đổi nhiều không. Đôi khi kết quả không thể hiện rõ ràng do dữ liệu đầu vào không đủ rộng.  
Biểu đồ phân tán
Biểu đồ càng giống một đường thẳng thì mối quan hệ giữa các dữ liệu càng chặt chẽ

Biểu đồ phân tán là đồ thị thể hiện sự liên hệ giữa hai biến số theo tọa độ toán học và thường được dùng để biểu thị tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng lẫn nhau trong kinh doanh, nghiên cứu khoa học,... Kết hợp với biểu đồ phân tán, doanh nghiệp có thể áp dụng phần mềm quản lý doanh nghiệp hiện đại như 1C:Company Management. Đây là một phần mềm cho phép quản lý và lưu trữ thông tin tập trung, cung cấp hệ thống báo cáo đa dạng, từ đó doanh nghiệp có thể dễ dàng đánh giá số liệu kinh doanh và đề ra biện pháp cải thiện. Mọi thông tin chi tiết về giải pháp này, hãy liên hệ ngay 1C Việt Nam để được hỗ trợ.

>>>> XEM THÊM: 

Triển khai giải pháp chuyển đổi số
cho doanh nghiệp của bạn ngay hôm nay