Giá trị cốt lõi là yếu tố quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Xây dựng bộ giá trị nền tảng sẽ giúp công ty tồn tại lâu dài và gia tăng vị thế cạnh tranh trên thị trường. Vậy cụ thể giá trị cốt lõi là gì, cách áp dụng vào thực tế ra sao? Hãy cùng 1C Việt Nam tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Giá trị cốt lõi là thuật ngữ chỉ những yếu tố nền tảng riêng biệt của doanh nghiệp, bao gồm: nguyên tắc phát triển, định hướng, giá trị, niềm tin, lý tưởng,... Các chuyên gia đánh giá giá trị cốt lõi chính là “linh hồn” của doanh nghiệp, gắn liền trực tiếp với văn hóa, sứ mệnh, tầm nhìn và định hướng hoạt động kinh doanh qua đó tạo nên bản sắc thương hiệu riêng.
Để xây dựng giá trị cốt lõi, doanh nghiệp cần xét trên cả yếu tố chủ quan và khách quan. Cụ thể:
>>>> ĐỌC THÊM: Mục tiêu ngắn hạn là gì? Chi tiết các bước thiết lập từ A-Z
Giá trị cốt lõi của con người bao gồm những những đức tính, nguyên tắc và quan điểm mà người đó muốn thể hiện qua hành động cũng như các quyết định trong cuộc sống. Đây là những khía cạnh cơ bản của đạo đức, bản sắc cá nhân cũng như định hình cách mỗi người tương tác với thế giới xung quanh.
Những giá trị cốt lõi của con người bao gồm: Tôn trọng, trung thực, tự kỷ luật, đồng cảm, học hỏi, sáng tạo, trách nhiệm, khoan dung. Những giá trị này không chỉ ảnh hưởng đến đời sống cá nhân mà còn góp phần tạo nên xã hội tốt hơn, xây dựng các mối quan hệ chất lượng hơn. Giá trị cốt lõi nhân văn sẽ thúc đẩy sự phát triển bền vững của toàn xã hội.
>>> ĐỌC THÊM: Biểu đồ Pareto là gì? Ý nghĩa và cách vẽ đúng, chi tiết nhất
Giá trị cốt lõi đối với nhân viên trong công việc là nguyên tắc, hành vi và các đức tính mà mỗi thành viên trong tổ chức sẽ coi trọng. Đây là những yếu tố góp phần định hình văn hóa doanh nghiệp cũng như góp phần vào sự thành công cũng như phát triển của doanh nghiệp.
Những giá trị cốt lõi của nhân viên bao gồm: Chuyên nghiệp, tận tụy, hợp tác, sáng tạo, học hỏi, tự tạo động lực, tôn trọng, thăng tiến, tích cực. Các giá trị này giúp tạo nên một đội ngũ nhân viên chất lượng, mạnh mẽ, có những đóng góp có giá trị cho sự thành công của tổ chức.
Giá trị cốt lõi trong doanh nghiệp là nguyên tắc cốt yếu và tôn chỉ mà tổ chức tuân thủ và đề cao trong lĩnh vực hoạt động của công ty. Đây điểm mấu chốt định hình văn hóa doanh nghiệp cũng như yếu tố quyết định chọn nhân viên làm việc cho tổ chức. Giá trị cốt lõi thường không bị ảnh hưởng bởi môi trường kinh doanh cũng như không thay đổi theo thời gian. Bên cạnh đó, giá trị cốt lõi cũng đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định chiến lược phát triển lâu dài của doanh nghiệp.
Các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp bao gồm: chất lượng, sự tận tâm với khách hàng, sự minh bạch, sáng tạo, trách nhiệm với xã hội, tầm nhìn của nhà quản lý. Các giá trị này sẽ được biểu hiện trong thực tế thông qua các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như xây dựng lòng tin với khách hàng, tạo hình ảnh tích cực đối với cộng đồng, thu hút các nhân tài tốt.
>>> XEM THÊM: Đạo đức kinh doanh là gì? Vai trò và 7 nguyên tắc quan trọng
Giá trị cốt lõi là yếu tố then chốt quyết định một doanh nghiệp có thể vận hành và phát triển lâu bền hay không. Đây là yếu tố quan trọng mang nhiều ý nghĩa to lớn đối với tổ chức, cụ thể:
Bằng việc xây dựng được giá trị cốt lõi vững chắc, doanh nghiệp sẽ gia tăng được mức độ uy tín, xây dựng thương hiệu bền vững và thu hút nhiều nhân tài cho tổ chức.
Khi doanh nghiệp xác định được rõ ràng giá trị cốt lõi cũng như tất cả các nhân viên đều hiểu rõ điều đó thì thông điệp Marketing, truyền thông sẽ nhất quán hơn. Từ đó, hình ảnh doanh nghiệp cũng sẽ đáng tin và uy tín hơn.
Ví dụ, giá trị cốt lõi của doanh nghiệp là “Sự tận tâm với khách hàng” thì các chiến lược truyền thông sẽ được thiết kế sao cho đáp ứng nhu cầu của khách hàng tốt nhất. Đồng thời doanh nghiệp cũng sẽ tập trung vào việc truyền tải sự tận tâm đến khách hàng thông qua các thông điệp quảng cáo, nội dung của các chiến dịch Marketing.
Giá trị cốt lõi đúng đắn, rõ ràng sẽ giúp nhân viên hiểu được hướng đi mong muốn của doanh nghiệp, tạo nên niềm tin vững chắc cũng như mang lại cảm giác an toàn cho tập thể đội ngũ nhân sự. Từ đó, doanh nghiệp có thể thúc đẩy, gia tăng động lực làm việc cho nhân viên, nâng cao chất lượng, năng suất cũng như tạo ra một môi trường làm việc tích cực.
>>> ĐỪNG BỎ LỠ: 4 Phong cách lãnh đạo của nhà quản trị điển hình hiện nay
Với giá trị cốt lõi rõ ràng, đội ngũ nhân viên sẽ hiểu rõ việc mình đang góp một phần công sức vào sự phát triển của doanh nghiệp. Đặc biệt trong môi trường xã hội đầy biến động như hiện nay, việc nhân viên có niềm tin vào những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp đã tuyên bố là yếu tố quan trọng thúc đẩy hoạt động phát triển bền vững của cả tổ chức.
Giá trị cốt lõi luôn là kim chỉ nam cho mọi hoạt động, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Đây cũng là nền tảng xây dựng đạo đức kinh doanh. Khi giá trị này được truyền đạt một cách rõ ràng, đội ngũ nhân viên sẽ có nhận thức đúng đắn về vị trí, trách nhiệm của bản thân trong tổ chức. Từ đó doanh nghiệp sẽ vận hành theo đúng sứ mệnh và tầm nhìn đã đặt ra.
>>> KHÁM PHÁ NGAY: Quản lý doanh nghiệp trong thời đại 4.0
Để xây dựng bộ giá trị cốt lõi chất lượng, doanh nghiệp cần lưu ý một số nguyên tắc dưới đây:
Bên cạnh giá trị cốt lõi thì tầm nhìn và sứ mệnh cũng là khái niệm được nhắc tới trong việc xác định mục tiêu, chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Vậy mối liên hệ giữa các yếu tố này ra sao? Hãy cùng 1C Việt Nam tìm hiểu ngay nhé!
Sau khi xây dựng được bộ giá trị cốt lõi, doanh nghiệp cần đưa vào áp dụng triển khai trong thực tế các hoạt động kinh doanh trên toàn bộ các phương diện cụ thể:
Khi áp dụng giá trị cốt lõi vào việc phát triển sản phẩm, doanh nghiệp có thể xác định được những yếu tố quan trọng nhất như tạo ra giá trị cao hơn cho khách hàng. Đồng thời, doanh nghiệp có thể tạo ra sự khác biệt, độc đáo hơn so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Giá trị cốt lõi chính là thông điệp truyền thông hiệu quả nhất. Việc sở hữu giá trị chất lượng sẽ giúp tăng tính nhận diện cũng như sự độc đáo của thương hiệu trong mắt khách hàng. Khi truyền thông được thống nhất dựa theo những giá trị cốt lõi, doanh nghiệp có thể giảm thiểu nhầm lẫn giữa các thương hiệu, đồng thời tăng tương tác của khách hàng với sản phẩm.
>>> TÌM HIỂU NGAY:
Những doanh nghiệp B2B và B2C xây dựng được giá trị cốt lõi tốt sẽ có khả năng thu hút những nhân sự chất lượng cũng như gia tăng sức cạnh tranh trong việc tìm kiếm nguồn nhân lực. Với bộ giá trị rõ ràng, việc xác định những ứng viên phù hợp cũng trở nên dễ dàng hơn. Từ đó, bộ phận tuyển dụng đảm bảo rằng nhân viên mới có thể phát triển và thăng tiến tại tổ chức.
Giá trị cốt lõi là yếu tố quan trọng quyết định chiến lược phát triển cũng như mang nhiều ý nghĩa to lớn đối với mỗi tổ chức, doanh nghiệp. Mong rằng qua bài viết trên quý doanh nghiệp đã có thêm những kiến thức bổ ích và sẵn sàng xây dựng bộ giá trị cốt lõi chất lượng. Nếu còn thắc mắc gì hãy liên hệ 1C Việt Nam để được hỗ trợ.
>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN: Bí quyết áp dụng thuyết con nhím trong kinh doanh hiệu quả