Hoạch định năng lực sản xuất là hoạt động xây dựng các mô hình sản xuất trong một ngành hoặc tổ chức nhất định. Năng lực sản xuất được hiểu là khả năng tạo ra sản phẩm và cung ứng dịch vụ trong một điều kiện, thời gian xác định. Vậy làm thế nào để hoạch định năng lực sản xuất đúng và hiệu quả? Hãy cùng 1C Việt Nam tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Hoạch định năng lực sản xuất (tiếng anh là Production Capacity Planning) là quá trình bao gồm việc xác định và chuẩn bị các nguồn tài nguyên, cơ sở hạ tầng và khả năng cần thiết để đáp ứng nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp một cách hiệu quả. Kế hoạch này giúp đảm bảo rằng khả năng sản xuất của một công ty phù hợp với mục tiêu sản xuất và nhu cầu thị trường, tối ưu hóa quy trình sản xuất và phân bổ tài nguyên.
Hoạch định năng lực sản xuất một cách chính xác sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng biết được khi nào cần thêm/bớt máy móc, nhân công để đáp ứng tiến độ; đâu là khâu quan trọng nhất định phải có để giúp tối đa hóa hiệu quả và giảm thiểu chi phí, tiết kiệm nguồn lực trong vận hành nhà máy.
>>>> XEM NGAY: Kế hoạch sản xuất là gì? Các bước lập kế hoạch hiệu quả
Quá trình hoạch định năng lực sản xuất có thể được thực hiện thông qua sự hỗ trợ của phần mềm. Dưới đây là chi tiết 3 bước chính mà doanh nghiệp có thể tham khảo để ứng dụng trong tổ chức của mình:
Bước đầu tiên khi hoạch định năng lực sản xuất đó là doanh nghiệp cần đánh giá lại năng lực hiện tại. Nếu có sự hỗ trợ của các phần mềm tự động, bước đánh giá năng lực sẽ dễ dàng hơn với những dữ liệu đã được hệ thống tự động cập nhật. Ngoài ra hiệu suất của nhân viên, nhà cung cấp,... được lưu lại rõ ràng, giúp doanh nghiệp thuận tiện so sánh, đánh giá.
Các phần mềm kết hợp giữa MES và ERP sẽ hỗ trợ đắc lực trong bước này. Dữ liệu từ MES sẽ được đưa lên ERP, cho phép đưa ra các dự báo về nhu cầu tổng hợp và phân chia các dự báo đó về các phòng ban phù hợp để vận hành. Phần mềm còn có các khả năng như sau:
Dựa trên những phân tích từ phần mềm, doanh nghiệp cần có những điều chỉnh phù hợp và tính toán nguồn lực phù hợp với nhu cầu.
>>>> TÌM HIỂU NGAY: Downtime trong sản xuất là gì? 6 cách giải quyết downtime
Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay, tất cả các doanh nghiệp đều phải hoạch định năng lực sản xuất chi tiết. Doanh nghiệp cần tính toán sao cho đáp ứng đầy đủ những nhu cầu của khách hàng, đem đến những sản phẩm chất lượng nhưng giá cả vẫn phải chăng. Dưới đây là 4 cách thức giúp nâng cao năng lực sản xuất của doanh nghiệp.
Nguồn nhân lực có chuyên môn cao là chìa khóa giúp nâng cao năng lực sản xuất. Doanh nghiệp cần có chiến lược đào tạo nhân viên phù hợp và cá nhân hóa theo từng vị trí để nâng cao chất lượng nhân viên toàn diện, tăng năng suất lao động và tăng chất lượng sản phẩm đầu ra.
Trang thiết bị, máy móc và đặc biệt là công nghệ sản xuất là yếu tố then chốt trong việc nâng cao năng lực sản xuất của một doanh nghiệp. Ngày nay với sự thay đổi nhanh chóng của thị trường, các doanh nghiệp lại càng phải chú trọng đầu tư trang thiết bị, đổi mới hệ thống và ứng dụng công nghệ tiên tiến để sản xuất ra các sản phẩm hợp thời, đáp ứng nhu cầu thị trường.
Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp đều đã ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình vận hành. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng vận hành một cách hiệu quả. Vì thế, doanh nghiệp cần có chiến lược xây dựng hệ thống công nghệ thông tin đồng bộ để có thể tối đa hiệu quả sử dụng.
Doanh nghiệp nên đầu tư xây dựng các hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm bao gồm:
>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Việc hoạch định năng lực sản xuất đem lại rất nhiều lợi ích và là một khâu quan trọng không thể bỏ qua. Tuy nhiên, khi tiến hành hoạch định, nhà quản trị có thể gặp phải một số khó khăn như sau:
Hoạch định năng lực sản xuất đóng vai trò quan trọng đối với thành công của doanh nghiệp. Hiện nay, quá trình hoạch định năng lực có thể được thực hiện dễ dàng hơn nhờ sự hỗ trợ của các phần mềm ERP, MES,... Để được hỗ trợ về giải pháp giúp hoạch định năng lực sản xuất, hãy liên hệ với 1C Việt Nam.
>>>> TÌM HIỂU THÊM: