Kiến thức quản trị
Trang chủ Giải pháp Tin tức Các mô hình kinh doanh mới phổ biến nhất hiện nay
1C Việt Nam
(02.07.2024)

Các mô hình kinh doanh mới phổ biến nhất hiện nay

Xây dựng các mô hình kinh doanh khoa học giúp quá trình Marketing, bán hàng đi đúng hướng, nâng cao doanh thu cho doanh nghiệp. Vậy đâu là những mô hình kinh doanh mới được nhiều doanh nghiệp lựa chọn? Hãy cùng 1C Việt Nam tìm hiểu ngay tại bài viết dưới đây nhé! 

>>> KHÁM PHÁ NGAY: Quản trị doanh nghiệp là gì? Chức năng và nguyên tắc áp dụng

1. Mô hình kinh doanh trực tiếp

Ngày nay, mô hình kinh danh trực tiếp được xem là giải pháp hiệu quả trong việc phát triển công tác bán hàng của doanh nghiệp. Một trong những bí quyết để giúp mô hình kinh doanh này thành công chính là khả năng nhận diện đúng mục tiêu thị trường. Thay vì cung cấp các dịch vụ/sản phẩm chung cho tất cả mọi người, mô hình kinh doanh trực tiếp sẽ phân tích từng đối tượng khách hàng để đề xuất các chiến lược bán hàng phù hợp.

Các mô hình kinh doanh
Nhận định đúng mục tiêu chính là cách xác định chiến lược bán hàng hiệu quả

2. Mô hình kinh doanh nhượng quyền

Mô hình kinh doanh nhượng quyền là một trong các mô hình kinh doanh phổ biến hiện nay. Trong mô hình kinh doanh này, bên nhượng quyền sẽ cung cấp giấy phép kinh doanh (các thủ tục giấy tờ, tài liệu đào tạo, thương hiệu…) cho bên được nhượng quyền. Qua đó, bên được nhượng quyền sẽ phải thanh toán chi phí để sở hữu tên thương hiệu và kinh doanh sản phẩm/dịch vụ của bên nhượng quyền. Trong một số trường hợp, bên nhượng quyền cũng được nhận phần trăm doanh thu theo hợp đồng mà đôi bên đã ký kết.

Các mô hình kinh doanh
Mô hình kinh doanh nhượng quyền được sử dụng khá phổ biến hiện nay 

>>>> TÌM HIỂU NGAY: Đòn bẩy kinh doanh là gì? Ví dụ và công thức tính đòn bẩy

3. Mô hình kinh doanh đăng ký

Mô hình kinh doanh đăng ký là hình thức doanh nghiệp tiến hành cung ứng dịch vụ qua lượt đăng ký của khách hàng. Để hiểu rõ hơn về mô hình kinh doanh này, các nhà quản trị có thể xem qua ví dụ sau: 

Với Netflix, người dùng chỉ chấp nhận trả tiền đăng ký hàng tháng nếu họ cam kết cung cấp những nội dung chất lượng, mới mẻ. Vì vậy, để duy trì mô hình kinh doanh này, Netflix sẽ cần rất nhiều nguồn nhân lực để tạo nên nội dung thiết thực, thúc đẩy người dùng tiếp tục sử dụng dịch vụ.  

Trong đó, mô hình kinh doanh đăng ký có 2 dạng: 

  • Đăng ký một lần và sử dụng trọn đời. 
  • Đăng ký mua hàng tháng/ hàng năm.
Các mô hình kinh doanh
Để giữ chân khách hàng, doanh nghiệp cần tích cực đổi mới sản phẩm/dịch vụ

>>>> XEM THÊM: Hướng dẫn đánh giá và phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh

4. Mô hình kinh doanh 1 đổi 1

Đây là mô hình kinh doanh kết hợp giữa mô hình lợi nhuận và phi lợi nhuận. Khía cạnh phi lợi nhuận chính là yếu tố kích thích khách mua hàng, giúp công ty phát triển và có được lợi nhuận bền vững. 

Trong đó, mô hình kinh doanh 1 đổi 1 đã được thương hiệu giày TOMS ứng dụng vô cùng thành công. Chiến dịch mua 1 đôi giày này sẽ được tặng 1 đôi khác cho các trẻ em nghèo trên toàn thế giới. Điều này thu hút sự hưởng ứng vì khách hàng vừa có thể sở hữu một đôi giày đẹp, lại vừa được tham gia công tác hoạt động thiện nguyện ý nghĩa.

Các mô hình kinh doanh
Sử dụng mô hình kinh doanh 1 đổi 1 để quảng bá thương hiệu và thu hút khách hàng

5. Mô hình kinh doanh Freemium

Mô hình kinh doanh Freemium là sự kết hợp giữa dịch vụ miễn phí và trả phí. Đây là cách tuyệt vời để phát triển thương hiệu, ban đầu được sử dụng để tạo khách hàng tiềm năng, sau đó sẽ mời họ nâng cấp lên phiên bản trả phí. Nếu doanh nghiệp thực hiện đúng cách, mô hình này sẽ trở thành giải pháp tuyệt vời để quảng bá và thúc đẩy công việc kinh doanh trong tương lai.

Các mô hình kinh doanh
Mô hình Freemium được nhiều ông lớn lựa chọn

>>>> TÌM HIỂU NGAY: Cách lập kế hoạch kinh doanh chi tiết và mẫu file Excel mới nhất

6. Mô hình kinh doanh sản phẩm kèm theo

Bán sản phẩm kèm theo là một trong các mô hình kinh doanh thịnh hành hiện nay. Mô hình này tập trung làm cho khách hàng bị thu hút bởi sản phẩm tặng kèm, sau đó tận dụng để bán sản phẩm chính. Nói một cách dễ hiểu, mô hình kinh doanh sản phẩm kèm theo còn được gọi là “mô hình dao cạo và lưỡi dao cạo”, các doanh nghiệp tặng những chiếc dao cạo đắt tiền để thúc đẩy người tiêu dùng mua thêm lưỡi dao cạo.

Các mô hình kinh doanh
Khách hàng sẽ dễ dàng chọn mua thêm sản phẩm nếu chất lượng của sản phẩm ban đầu được đánh giá cao

7. Mô hình kinh doanh Online

Mô hình kinh doanh online là hình thức kinh doanh phổ biến thông qua mạng xã hội, kênh trực tuyến…Trên các nền tảng này, doanh nghiệp có thể quảng bá sản phẩm/dịch vụ của mình một cách nhanh chóng, tối ưu được rất nhiều chi phí so với mô hình kinh doanh thông thường. 

Tuy nhiên, so với các mô hình kinh doanh trên, kinh doanh online có điểm hạn chế là khách hàng không thể trực tiếp nhìn thấy sản phẩm, tạo sự quan ngại về chất lượng và chần chừ khi mua. Cùng với đó là sự chậm trễ, hỏng hóc hoặc thất lạc hàng hóa trong quá trình vận chuyển đến tay người tiêu dùng.

Các mô hình kinh doanh
Kinh doanh online đem lại nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển nhất cho doanh nghiệp

8. Mô hình kinh doanh Affiliate Marketing

Mô hình tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing) là quá trình giới thiệu sản phẩm/dịch vụ của các doanh nghiệp khác đến với khách hàng tiềm năng và nhận tiền hoa hồng từ họ. Đây là mô hình kinh doanh khá phổ biến và được nhiều người lựa chọn vì thu nhập khá cao và ít tốn kém chi phí.

Các mô hình kinh doanh
Tiếp thị liên kết dần trở nên phổ biến vì cách thức quảng bá khá đơn giản

 9. Mô hình kinh doanh theo trend

Kinh doanh theo trend là một trong các mô hình kinh doanh được phát triển khá nhanh chóng và phổ biến, đặc biệt là trong thời kỳ 4.0 như hiện nay. Việc các doanh nghiệp tận dụng những xu hướng đang được bàn luận trên các diễn đàn chính là cách thu hút khách hàng, nâng cao doanh thu đột biến cho doanh nghiệp.

Các mô hình kinh doanh
Kinh doanh theo xu hướng luôn thu hút đông đảo sự quan tâm từ phía khách hàng 

10. Mô hình kinh doanh là gì?

Mô hình kinh doanh là một thuật ngữ đề cập đến kế hoạch nâng cao doanh thu và là kim chỉ nam quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp. Mô hình kinh doanh giúp doanh nghiệp xác định được đối tượng khách hàng,  các sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp dự định bán, thị trường, chi phí dự trù và cách thức hoạt động. 

Chính vì vậy, các doanh nghiệp nên thường xuyên cập nhật mô hình kinh doanh mới để dự đoán được các xu hướng, cơ hội và thách thức phía trước. Ngoài ra, đây còn là chiến lược giúp các nhà đầu tư đánh giá các doanh nghiệp mà họ đang quan tâm, đồng thời giúp nhân viên hiểu được định hướng của cấp trên để hoạch định công việc phù hợp.

Các mô hình kinh doanh
Mô hình kinh doanh là kế hoạch nâng cao doanh thu mà doanh nghiệp nào cũng cần thiết lập 

>>>> BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ: Quy trình kinh doanh là gì? Các bước thiết kế bản đồ quy trình

11. Cách xác định mô hình kinh doanh hiệu quả

11.1 Xác định đối tượng khách hàng 

Việc xác định đối tượng khách hàng và thị trường kinh doanh chính là tiền đề cho việc thiết lập một mô hình kinh doanh hiệu quả. Nhà quản trị cần hiểu rõ doanh nghiệp đang cố gắng hướng đến mục tiêu khách hàng là ai? Thông điệp cũng như cách thức kết nối với tệp khách hàng đó là gì?

Các mô hình kinh doanh
Khoanh vùng đối tượng khách hàng là bước đầu trong việc lập các mô hình kinh doanh 

11.2 Hiểu sản phẩm/ dịch vụ kinh doanh

Sau khi đã xác định đến đối tượng khách hàng, doanh nghiệp cần xem xét về các sản phẩm/dịch vụ của mình, điều chỉnh để thích ứng với thị hiếu hiện nay. Ví dụ: Doanh nghiệp muốn kinh doanh sản phẩm nào? Lợi thế của doanh nghiệp về sản phẩm đó như thế nào?

Các mô hình kinh doanh
Doanh nghiệp cần nắm rõ đặc điểm của loại hình sản phẩm/dịch vụ mà mình đang kinh doanh

11.3 Xác định mô hình kinh doanh

Một mô hình kinh doanh được xem là hoàn thiện nếu được xác định được chiến lược kinh doanh phù hợp. Doanh nghiệp cần đưa ra các sản phẩm/dịch vụ đáp ứng được yếu tố độc lạ với chất lượng tốt nhất, xác định nguồn cung cấp và quy trình hoạt động (mô tả cách quảng bá và phân phối sản phẩm), xây dựng chiến lược giá cả và xác định phân đoạn thị trường.

Các mô hình kinh doanh
Mô hình kinh doanh cần được xác định dựa trên điều kiện thực tế của doanh nghiệp

Tóm lại, việc xây dựng các mô hình kinh doanh chính là giải pháp giúp doanh nghiệp xác định được khách hàng mục tiêu, chi phí và cách thức hoạt động...Từ đó, doanh nghiệp sẽ dễ dàng quản lý và điều chỉnh kịp thời chất lượng sản phẩm/dịch vụ sao cho phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Để biết thêm nhiều thông tin bổ ích liên quan đến kiến thức quản trị, Qúy doanh nghiệp có thể theo dõi các bài viết được 1C Việt Nam cập nhật ở bên dưới nhé!

>>>> TRUY CẬP NGAY: 

Triển khai giải pháp chuyển đổi số
cho doanh nghiệp của bạn ngay hôm nay