Kiến thức quản trị
Trang chủ Giải pháp Tin tức Chỉ số ROE là gì? Cách tính và ứng dụng chỉ số ROE hiệu quả
1C Việt Nam
(22.11.2024)

Chỉ số ROE là gì? Cách tính và ứng dụng chỉ số ROE hiệu quả

Chỉ số ROE được sử dụng phổ biến trong phân tích tài chính, giúp đo lường hiệu suất lợi nhuận mà một doanh nghiệp tạo ra từ vốn chủ sở hữu. Vậy ROE là gì? Ý nghĩa và cách áp dụng của chỉ số này như thế nào trong doanh nghiệp? Hãy cùng 1C Việt Nam tìm hiểu chi tiết trong nội dung dưới đây.

>>> ĐỌC THÊM: Cách lập báo cáo tài chính chi tiết cho doanh nghiệp

1. ROE là gì?

ROE (Return on Equity) là lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu hay lợi nhuận trên vốn. Đây là một chỉ số quan trọng trong phân tích tài chính dùng để đánh giá khả năng sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp một cách hiệu quả để tạo ra lợi nhuận. 

ROE cho thấy mức độ sinh lợi và hiệu suất của doanh nghiệp trong việc sử dụng vốn chủ sở hữu. Chỉ số này không chỉ thể hiện sự hấp dẫn của doanh nghiệp đối với nhà đầu tư mà còn phản ánh về tình hình tài chính và sức khỏe của công ty trên thị trường chứng khoán.

chỉ số roe
Chỉ số ROE là lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

>>> ĐỌC NGAY: Ebit là gì? Công thức tính Ebit trong tài chính

2. Ý nghĩa của chỉ số ROE là gì?

Chỉ số ROE mang nhiều ý nghĩa quan trọng trong tài chính của doanh nghiệp bao gồm:

  • Đánh giá hiệu suất tài chính: ROE cho biết khả năng của doanh nghiệp trong việc tạo ra lợi nhuận từ vốn chủ sở hữu. Nếu chỉ số ROE cao, điều này thường cho thấy doanh nghiệp sử dụng vốn chủ sở hữu hiệu quả để sinh lợi nhuận.
  • So sánh với ngành và đối thủ: ROE cho phép doanh nghiệp so sánh hiệu suất tài chính của mình với các công ty cùng ngành hoặc cạnh tranh. Từ đó, ban lãnh đạo có thể xác định liệu doanh nghiệp đang vượt trội hay kém hơn so với thị trường.
  • Thể hiện sức mạnh tài chính: Chỉ số ROE cao có thể cho thấy sức mạnh tài chính của doanh nghiệp và khả năng thu hút đầu tư từ cổ đông hoặc tài trợ từ ngân hàng với lãi suất thấp hơn.
  • Đánh giá tăng trưởng: Phân tích ROE cũng có thể giúp đánh giá khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp. Nếu ROE tăng theo thời gian, điều này có thể cho thấy doanh nghiệp đang quản lý vốn chủ sở hữu một cách hiệu quả hơn và tạo ra lợi nhuận bền vững.
chỉ số roe
Chỉ số ROE có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá hiệu suất tài chính của doanh nghiệp

>>>> XEM THÊM:

3. Công thức tính chỉ số Return On Equity chính xác

Công thức tính ROE:

ROE = Thu nhập ròng / Vốn chủ sở hữu trung bình của các cổ đông

Trong đó:

  • Thu nhập ròng là lợi nhuận sau thuế trước khi trả cổ tức cho cổ đông phổ thông và sau khi trả lãi cho khoản vay của công ty. Chỉ số ROE có thể dễ dàng tính toán nếu thu nhập ròng và vốn chủ sở hữu đều dương.
  • Vốn chủ sở hữu trung bình của các cổ đông là tổng vốn chủ sở hữu ở đầu kỳ và cuối kỳ trong một khoảng thời gian mà công ty có thu nhập ròng. Dữ liệu này có thể lấy từ bảng cân đối kế toán của công ty.
chỉ số roe
Công thức tính chỉ số ROE

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể áp dụng cách tính ROE khác dựa trên công thức:

ROE = Sustainable Growth Rate (SGR) / Retention Ratio

Trong đó:

  • SGR là tốc độ tăng trưởng bền vững mà công ty có thể duy trì mà không cần phải tăng vốn chủ sở hữu hoặc tăng nợ.
  • Retention Ratio là tỷ lệ giữ lại lợi nhuận trong công ty, được tính bằng công thức: 1 - tỷ lệ cổ tức chi trả cho cổ đông.

>>>> XEM THÊM: 

  • ROI là gì? Cách ứng dụng và cải thiện ROI trong doanh nghiệp
  • Doanh thu là gì? Điều kiện ghi nhận và các khoản giảm trừ

4. Cách ứng dụng chỉ số ROE trong thực tế

4.1. Tính mức độ tăng trưởng của doanh nghiệp

Tốc độ tăng trưởng của một doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào khả năng sinh lợi của công ty.

Tốc độ tăng trưởng (g) = ROE x Tỷ lệ tái đầu tư

Mỗi năm, doanh nghiệp sẽ dành một phần lợi nhuận để trả cổ tức cho cổ đông. Phần lợi nhuận còn lại sẽ được tái đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tỷ lệ tái đầu tư (%) = (1 – Tỷ lệ chi trả cổ tức)

Tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp trong tương lai có thể được tính bằng cách nhân ROE với tỷ lệ tái đầu tư. 

chỉ số roe
Chỉ số ROE phản ánh mức độ tăng trưởng của doanh nghiệp

Ví dụ:

Công ty A và B có cùng chỉ số ROE = 10%. Công ty A có tỷ lệ chi trả cổ tức hàng năm là 20%. Công ty B có tỷ lệ chi trả cổ tức là 40%. Khi đó:

  • Tốc độ tăng trưởng của A = 10% x (1- 20%) = 8%
  • Tốc độ tăng trưởng của B = 10% x (1- 40%) = 6%

Mặc dù công ty A có mức chi trả cổ tức thấp hơn công ty B, nhưng công ty A được kỳ vọng sẽ có tốc độ tăng trưởng cao hơn trong tương lai. Trong tầm nhìn dài hạn, cổ phiếu của công ty A sẽ hấp dẫn hơn cổ phiếu của công ty B.

>>>> XEM NGAY: Cách tính phần trăm giảm giá đơn giản, chính xác nhất

4.2. Đánh giá khả năng tạo giá trị cho cổ đông

Hiệu quả sử dụng vốn đóng vai trò quan trọng trong việc xác định giá trị mà cổ đông nhận được. Thông thường, để đánh giá khả năng tạo ra giá trị cho cổ đông, chỉ số ROE được so sánh với tỷ suất sinh lợi kỳ vọng khi mua cổ phần của công ty (tức là chi phí sử dụng vốn cổ phần). Điều này có thể được diễn giải trong các trường hợp sau:

  • Chỉ số ROE nhỏ hơn chi phí sử dụng vốn cổ phần: Đây là dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả và ngày càng thấp hơn so với kỳ vọng ban đầu.
  • Chỉ số ROE lớn hơn chi phí sử dụng vốn cổ phần: Điều này cho thấy công ty đang hoạt động tốt, biết cách tái đầu tư thu nhập và tạo ra giá trị vượt qua kỳ vọng ban đầu.
chỉ số roe
Chỉ số ROE phản ánh khả năng tạo giá trị cho cổ đông

4.3. Đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong tương lai

Những doanh nghiệp có ưu thế cạnh tranh về thương hiệu, công nghệ và các yếu tố khác luôn thể hiện sự vượt trội so với đối thủ cạnh tranh. Nhờ đó, doanh nghiệp có khả năng đạt được lợi nhuận cao và chỉ số ROE cũng vượt trội so với trung bình ngành. Điều này cũng thể hiện năng lực cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp trên thị trường.

>>>> XEM THÊM: 

5. Những điểm hạn chế của chỉ số Return On Equity

5.1. Chỉ số ROE không ổn định khi lợi nhuận bất thường

Sự biến đổi không đều trong lợi nhuận của một công ty là một trong những nguyên nhân gây không ổn định cho tỷ suất ROE. Điều này đặc biệt gây khó khăn cho ban lãnh đạo trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động và ra quyết định.

5.2. Bị điều chỉnh bởi chính sách kế toán

Một số doanh nghiệp có thể điều chỉnh các chính sách kế toán như kéo dài tuổi thọ dự án hoặc giảm tỷ lệ khấu hao, nhằm tăng cạnh tranh hoặc thu hút vốn đầu tư. Điều này có tác động đến lợi nhuận ròng và chỉ số ROE của doanh nghiệp. Ngoài ra, trong công thức tính ROE không bao gồm các tài sản vô hình như sáng chế, quyền sở hữu trí tuệ,... Điều này dẫn đến sai lệch trong phép tính và không phản ánh đầy đủ lợi thế của từng công ty.

chỉ số roe
ROE bị ảnh hưởng bởi chính sách kế toán

5.3. Chỉ số ROE bị ảnh hưởng khi doanh nghiệp mua cổ phiếu quỹ

Chỉ số Return on equity (ROE) có thể bị ảnh hưởng và sai lệch do thâu tóm cổ phiếu. Điều này xảy ra khi các công ty mua lại cổ phiếu của mình trên thị trường để giảm vốn chủ sở hữu. Khi lợi nhuận sau thuế không thay đổi và vốn chủ sở hữu giảm, chỉ số ROE sẽ tăng. Chỉ số ROE giả tạo này không đánh giá được khả năng thực tế của doanh nghiệp. Do đó, bên cạnh ROE, ban lãnh đạo cũng cần quan tâm đến các chỉ số khác để đảm bảo tính khách quan về tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Tóm lại, chỉ số ROE rất quan trọng để đánh giá hiệu suất lợi nhuận và sử dụng vốn đầu tư của công ty. Việc nắm vững cách tính và áp dụng ROE một cách hiệu quả sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện về tình hình tài chính và khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Đừng quên theo dõi các bài viết trên website của 1C Việt Nam để cập nhật những thông tin hữu ích khác!

>>>> TÌM HIỂU THÊM: 

Triển khai giải pháp chuyển đổi số
cho doanh nghiệp của bạn ngay hôm nay