Kiến thức quản trị
Trang chủ Giải pháp Tin tức SME là gì? Phân biệt khái niệm SME và Startup
1C Việt Nam
(14.08.2024)

SME là gì? Phân biệt khái niệm SME và Startup

SME là gì? Trong kinh doanh, các doanh nghiệp SME được xem là có sự phát triển vượt bậc, đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu. Bài viết dưới đây sẽ gửi đến Quý doanh nghiệp tất tần tật thông tin về SME. Xem ngay!

>>>> KHÁM PHÁ NGAY: 1C:ERP - Giải pháp quản trị doanh nghiệp toàn diện 

1. SME là gì?

Còn có tên gọi tiếng Anh là Small and Medium Enterprise, SME là một loại hình doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Sở hữu doanh thu, tài sản và số lượng nhân viên không quá lớn, SME bao gồm các doanh nghiệp cùng quy mô ở mọi lĩnh vực và được sử dụng rộng rãi trên thị trường toàn cầu.

Theo đó, Nhóm Ngân hàng thế giới đã phân loại doanh nghiệp SME dựa vào các tiêu chí như sau:

  • Doanh nghiệp siêu nhỏ: Với số lượng lao động dưới 10 người.
  • Doanh nghiệp nhỏ: Số lượng lao động từ 10 - 200 người, sở hữu nguồn vốn dưới 20 tỷ đồng.
  • Doanh nghiệp vừa: Số lượng lao động dao động từ 200 - 300 người, có nguồn vốn từ 20 - 100 tỷ đồng.
sme là gì
SME dùng để chỉ các loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ

>>>> XEM THÊM: Quản lý là gì? Nhà quản lý đóng vai trò gì trong tổ chức?

2. Sự khác nhau giữa SME và Startup

SME và Startup là hai khái niệm dễ gây hiểu lầm vì khá giống nhau, tuy nhiên, mỗi loại hình đều có những đặc điểm và mục tiêu kinh doanh khác nhau tùy theo từng quốc gia và khu vực. Dưới đây là bảng mô tả chi tiết về sự khác nhau giữa SME và Startup:

Đặc điểm

Doanh nghiệp SME

Startup

Kích thước

Vừa và nhỏ

Nhỏ

Chủ sở hữu

Được sở hữu bởi cá nhân, ít huy động vốn bên ngoài.

Luôn sẵn sàng chia sẻ cổ phần và kêu gọi vốn đầu tư.

Tuổi đời

Đã hoạt động một thời gian.

Vừa được thành lập.

Mô hình kinh doanh

Mô hình kinh doanh mới hoặc đã được chứng minh.

Mô hình kinh doanh đổi mới, mang tính sáng tạo.

Mục tiêu kinh doanh

Phát triển bền vững, ổn định

Tăng trưởng nhanh, đột phá.

Lợi nhuận

Có lãi ngay từ đầu

Thời gian đầu có thể lỗ

Cạnh tranh

Không chịu ảnh hưởng quá nhiều vào việc phải đổi mới để nâng cao tính cạnh tranh

Doanh nghiệp phải tích cực nâng cao tính cạnh tranh để đứng vững trên thị trường.

Yêu cầu về vốn

Ít hơn

Nhiều hơn

Hỗ trợ

Được hỗ trợ từ chính phủ và các tổ chức liên quan

Được hỗ trợ từ các nhà đầu tư

Ứng dụng công nghệ

Sử dụng công nghệ thông thường và chỉ cần nâng cấp khi muốn đạt lợi nhuận kinh doanh cao.

Yêu cầu thiết bị chất lượng hơn những gì có sẵn để đạt được mục tiêu kinh doanh đề ra.

Tốc độ tăng trưởng

Tốc độ tăng trưởng cao hơn Startup và có khả năng thu lợi nhuận từ những ngày đầu tiên.

Doanh nghiệp sẽ mất một khoảng thời gian đầu để có được tệp khách hàng nhất định và có khả năng thua lỗ.

 

 

doanh nghiệp sme là gì
SME và Startup là hai khái niệm có những đặc điểm và mục tiêu khác nhau

3. Tầm quan trọng của SME trong nền kinh tế hiện nay

Các doanh nghiệp SME đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế như giải quyết các vấn đề xã hội, nuôi dưỡng nhân tài, góp phần tăng trưởng GDP... Dưới đây là một số điểm quan trọng cụ thể mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ này mang lại:

3.1 Góp phần tăng trưởng kinh tế

SME có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy GDP trong nước cũng như thế giới. Thậm chí tại những thời điểm khủng hoảng kinh tế, SME vẫn thu về lợi nhuận và giúp GDP tăng trưởng ổn định, chiếm 50% tổng sản phẩm quốc nội thế giới và chiếm 30% tổng sản lượng xuất khẩu sang nước ngoài.

Mặt khác, các doanh nghiệp SME thường lựa chọn hoạt động tại những khu vực chưa phát triển để tạo ra cơ hội kinh doanh và phát triển của địa phương, gia tăng mức sống và khoảng cách phát triển giữa các khu vực.

3.2 Giải quyết vấn đề lao động

Hiện nay, các doanh nghiệp SME đang ngày càng phát triển và có khả năng mở rộng hơn trong tương lai. Nhờ vậy mà các vấn đề về lao động cũng dần được giải quyết. Tại Việt Nam, SME đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho những bạn sinh viên mới ra trường, các đối tượng lao động phổ thông… góp phần tạo ra thu nhập ổn định cho người dân, nâng cao đời sống kinh tế, xã hội.

sme là viết tắt của từ gì
Các doanh nghiệp SME cung cấp nhiều cơ hội việc làm cho người lao động

3.3 Sản xuất đa dạng hàng hóa/dịch vụ

Thông qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về nhu cầu của khách hàng tại các phân khúc thị trường chưa được khai thác, doanh nghiệp SME có thể tìm kiếm cơ hội phát triển sản phẩm/dịch vụ, tạo ra lợi ích kinh tế cho cả doanh nghiệp lẫn cộng đồng địa phương.

khách hàng sme là gì
Hiểu về nhu cầu khách hàng giúp SME nâng cao khả năng sản xuất hàng hóa/dịch vụ

3.4 Nuôi dưỡng đội ngũ trẻ tài năng

Xuất phát điểm là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, các tập đoàn như Google, Microsoft… đã đi lên nhờ đội ngũ nhân sự có tuổi đời rất trẻ, giúp họ có thêm nhiều ý tưởng sáng tạo và ý tưởng kinh doanh xuất sắc. Vậy nên, SME thường được ví là cái nôi nuôi dưỡng nhiều thế hệ trẻ tài năng, đóng góp không nhỏ vào quá trình phát triển của nền kinh tế trong và ngoài nước.

công ty sme là gì
SME góp phần nuôi dưỡng các thế hệ trẻ tài giỏi

4. Đặc điểm doanh nghiệp SME

So với các doanh nghiệp khác, SME chiếm phần lớn quy mô hoạt động tại hầu hết quốc gia, tạo ra hơn 80% tổng cơ hội việc làm trên thị trường ở những quốc gia đang phát triển. Các mô hình doanh nghiệp SME phát triển nhanh chóng có thể kể đến:

  • Các văn phòng luật
  • Các trung tâm thể hình, địa điểm giải trí
  • Các phòng khám nha khoa
  • Các phòng khám tư
  • Khách sạn và nhà nghỉ
  • Nhà hàng
  • Trường mầm non
  • Các cửa hàng rượu, bia
  • Các cửa hàng kinh doanh đồ uống
  • Dịch vụ kỹ thuật
  • Thẩm mỹ viện
  • Dịch vụ thú y

Hiện nay, các doanh nghiệp SME luôn chú trọng về sự sáng tạo, đổi mới, khả năng thích nghi và cạnh tranh với đối thủ cùng ngành. Tuy nhiên, họ cũng gặp phải nhiều vấn đề về huy động vốn để duy trì hiệu quả hoạt động. Tại một số quốc gia, chính phủ và các tổ chức thế giới đã tổ chức các dự án giáo dục về kinh doanh và mở rộng thị trường tiếp cận của các SME đối với các khoản vay và hỗ trợ tài chính từ chính phủ.

>>>> TÌM HIỂU NGAY: Chiến lược kinh doanh là gì? Vai trò và quy trình xây dựng từ A-Z

5. Phân loại các doanh nghiệp SME

Bên cạnh hiểu rõ về SME là gì, nhà quản trị cũng cần chú ý đến những thành phần nhỏ của doanh nghiệp SME. Thông thường, các doanh nghiệp SME sẽ được phân loại dựa trên những đặc điểm của nhóm ngành nông nghiệp và thương mại dịch vụ. Chi tiết sẽ được trình bày thông qua bảng sau:

 

Nông, Lâm nghiệp, thủy sản; Công nghiệp, xây dựng

Thương mại, dịch vụ

Doanh nghiệp siêu nhỏ

– Số lượng nhân sự đóng bảo hiểm xã hội không quá 10 người/năm.

– Tổng doanh thu hoặc tổng nguồn vốn không vượt quá 3 tỷ đồng/năm.

– Số lượng nhân sự tham gia đóng BHXH không quá 10 người/năm.

– Tổng doanh thu không vượt quá 10 tỷ đồng/năm và tổng nguồn vốn không vượt quá 3 tỷ đồng/năm.

Doanh nghiệp nhỏ

– Số lượng nhân sự đóng BHXH trung bình không quá 10 người/năm.

– Tổng doanh thu không quá 50 tỷ đồng/năm, tổng nguồn vốn không vượt quá 20 tỷ đồng/năm.

– Không phải là loại hình doanh nghiệp siêu nhỏ.

– Số lượng nhân sự đóng BHXH trung bình không quá 50 người/năm.

– Tổng doanh thu không vượt quá 100 tỷ đồng/năm, tổng nguồn vốn không vượt quá 50 tỷ đồng/năm.

– Không phải là loại hình doanh nghiệp siêu nhỏ.

Doanh nghiệp vừa

– Số nhân sự đóng BHXH không quá 200 người/năm.

– Tổng doanh thu không vượt quá 200 tỷ/năm, tổng nguồn vốn không vượt quá 100 tỷ đồng/năm.

– Không phải là loại hình doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ.

– Số nhân sự đóng BHXH không quá 100 người/năm.

– Tổng doanh thu không vượt quá 300 tỷ đồng/năm, tổng nguồn vốn không vượt quá 100 tỷ đồng.

– Không phải là loại hình doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ.

.  

sme là gì
SME được chia thành nhiều loại dựa vào quy mô hoạt động

6. Những cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp SME

Trong quá trình phát triển kinh doanh, bất kỳ mô hình nào cũng phải đối mặt với nhiều cơ hội và thách thức, đặc biệt là trong giai đoạn xuất hiện nhiều doanh nghiệp cạnh tranh như hiện nay.

6.1 Cơ hội

Các doanh nghiệp SME không gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn nhân lực và khả năng mở rộng thị trường. Doanh nghiệp sẽ tiến hành sản xuất, kinh doanh dựa vào nhu cầu của người tiêu dùng đối với từng mặt hàng, từ đó giúp doanh nghiệp đảm bảo được khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trường.

Đặc biệt trong thời kỳ hội nhập hóa như hiện nay, các doanh nghiệp cũng có thêm nhiều cơ hội để mở rộng thị trường và khả năng vận hành linh hoạt trước những biến động của nền kinh tế.

6.2 Thách thức

  • Khó có cơ hội tiếp cận nguồn vốn: Doanh nghiệp SME gặp nhiều khó khăn khi vay vốn, điều này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng vận hành của doanh nghiệp, các doanh nghiệp SME dần có xu hướng vay ồ ạt để giải quyết sự cố với mong muốn bù lỗ nhưng thất bại.
  • Khó tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu: Những hạn chế trong công nghệ sản xuất kéo theo năng suất thấp và thiếu hụt nhân lực khiến các doanh nghiệp SME giảm thiểu cơ hội kết nối với chuỗi cung ứng toàn cầu. 
  • Chưa có phương pháp lãnh đạo rõ ràng: Trong nhiều doanh nghiệp SME, các nhà lãnh đạo vẫn chưa có những định hướng kinh doanh rõ ràng, điều này khiến việc điều hành không được hiệu quả, ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần của nhân viên và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
  • Hạn chế trong quản trị doanh nghiệp: Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp SME chưa đưa ra những chính sách đầu tư kinh phí cho các chiến dịch Marketing, sẽ tạo nên những vướng mắc về cơ chế thông tin, hạn chế về nguồn lực và công tác quản trị. Từ đó ảnh hưởng đến việc cải thiện doanh số kinh doanh của tổ chức.
sme là gì
Các doanh nghiệp SME vẫn chưa có những định hướng kinh doanh rõ ràng

>>>> XEM THÊM: Chiến lược giá là gì? 12 chiến lược giá trong kinh doanh

7. Doanh nghiệp SME cần làm gì để phát triển?

Trong giai đoạn cạnh tranh như hiện nay, các doanh nghiệp SME cần đề ra các giải pháp, chiến lược phù hợp để đạt được sự phát triển bền vững và củng cố vị trí trên thị trường. Dưới đây là một số chiến lược cụ thể:

7.1 Tận dụng lợi thế cạnh tranh

Mỗi doanh nghiệp SME cần nắm rõ điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của mình so với đối thủ cùng ngành. Đồng thời xác định phân khúc thị trường mục tiêu và nhu cầu thực tế của nhóm khách hàng sẽ hướng đến. 

Sau đó, doanh nghiệp sẽ tập trung phát triển sản phẩm/dịch vụ và đảm bảo đáp ứng đầy đủ các nhu cầu thị trường mà chưa có đối thủ nào triển khai. Đặc biệt, các doanh nghiệp SME cũng đừng bỏ qua việc xây dựng hình ảnh thương hiệu chất lượng uy tín để thu hút và giữ chân các nhóm khách hàng trung thành, tiềm năng.

sme là gì
Tận dụng lợi thế cạnh tranh để đưa ra các chính sách phát triển sản phẩm/dịch vụ phù hợp

7.2 Thiết lập kế hoạch tài chính

Đối với trường hợp nguồn vốn huy động chưa đủ nhiều, các doanh nghiệp SME cần đưa ra những kế hoạch quản lý tài chính một cách chặt chẽ, hiệu quả. Chẳng hạn như:

  • Lên kế hoạch dự trù về chi phí và doanh thu theo từng tháng, quý, năm.
  • Tìm kiếm nguồn vốn đầu tư phù hợp.
  • Theo dõi liên tục dòng tiền và quản lý chi phí hiệu quả.
  • Tham khảo các công cụ quản lý tài chính hiệu quả để tránh sai sót và tối ưu lợi nhuận cho doanh nghiệp.
sme là gì
Lên kế hoạch tài chính để kiểm soát và tránh sai sót khi vận hành

7.3 Xác định rõ văn hoá doanh nghiệp 

Ngay từ khi bắt đầu, văn hóa doanh nghiệp đã được xem là một trong những điều quan trọng trong việc phát triển bền vững, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhà quản trị cần xây dựng một hệ thống cốt lõi, tầm nhìn bao quát, thực thi các chính sách tạo nên môi trường làm việc tích cực, tuyển dụng nhân tài. Đặc biệt, việc đầu tư vào công tác đào tạo và phát triển cũng giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực nhân sự và trở thành tiền đề để doanh nghiệp phát triển hơn trong tương lai.

sme là gì
Xây dựng hệ thống cốt lõi và thực hiện các chính sách làm việc lành mạnh, hiệu quả

7.4 Chuẩn hóa hệ thống vận hành

Việc chuẩn hóa hệ thống vận hành giúp nâng cao hiệu quả làm việc của nhân viên và đảm bảo sự hài lòng cho khách hàng. Vì vậy, các doanh nghiệp SME cần thiết lập quy trình vận hành, thủ tục làm việc hoàn chỉnh, ban hành và áp dụng cho toàn bộ công ty. 

Các quy trình vận hành trong doanh nghiệp được chia thành 4 nhóm dựa vào từng chức năng cụ thể:

  • Quy trình quản lý vận hành
  • Quy trình quản lý khách hàng
  • Quy trình đổi mới
  • Quy trình xã hội hoặc điều tiết cơ quan quản lý nhà nước
sme là gì
Lập quy trình vận hành khoa học giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả làm việc cho phòng ban, nhân viên

7.5 Theo kịp xu hướng chuyển đổi số

Cuối cùng, việc nhận thức về tầm quan trọng của chuyển đổi số sẽ giúp các doanh nghiệp SME đạt được những thành công đáng kể, gia tăng tính cạnh tranh và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh. Để thực hiện điều này, SME nên đẩy mạnh các kênh bán hàng trực tuyến để tiếp cận với nhiều nhóm khách hàng, quảng bá sản phẩm/dịch vụ thông qua các công cụ digital marketing.

sme là gì
Theo kịp sự thay đổi của các xu hướng chuyển đổi số giúp doanh nghiệp tiếp cận với nhiều nhóm khách hàng

Song song với các chiến lược kinh doanh hiệu quả, việc áp dụng các giải pháp công nghệ trong quá trình quản lý doanh nghiệp cũng thật sự cần thiết đối với các doanh nghiệp SME. Điều này giúp hỗ trợ doanh nghiệp hạn chế được nhiều tác vụ thủ công, giảm thiểu sai sót, tối ưu nhân lực và chi phí trong quá trình vận hành. 

Trên đây là những nội dung xoay quanh về SME là gì, đặc điểm và hướng đi giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong tình hình cạnh tranh sôi động. Có thể thấy, các doanh nghiệp SME đã và đang góp phần không nhỏ vào việc phân tán rủi ro tài chính, đem lại nhiều cơ hội mới cho nền kinh tế trong nước và nước ngoài. Theo dõi 1C Việt Nam để tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích về quản trị doanh nghiệp khác nhé! 

>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN: 

Triển khai giải pháp chuyển đổi số
cho doanh nghiệp của bạn ngay hôm nay