Agile và Waterfall là hai phương pháp quản lý dự án phổ biến, đặc biệt trong lĩnh vực phát triển phần mềm. Mỗi phương pháp có những đặc điểm riêng phù hợp với từng loại dự án cụ thể. Trong bài viết này, 1C Việt Nam sẽ so sánh Agile và Waterfall cũng như phân biệt sự khác nhau giữa hai phương pháp này.
Mô hình Agile đã trở thành một trong những khái niệm phổ biến nhất trong những năm gần đây, được áp dụng trong việc quản lý dự án bởi nhiều tập đoàn lớn như Amazon, IBM, Dell, Spotify và Mozilla.
Quản lý dự án Agile là mô hình theo vòng lặp: Doanh nghiệp chia nhỏ một dự án lớn thành các dự án con (sprint) và thực hiện các dự án này song song. Mỗi sprint thường đi qua các giai đoạn:
Trong quá trình đó, sản phẩm và vấn đề phát sinh sẽ được tạo ra, xử lý liên tục. Khi kết thúc mỗi sprint, người chịu trách nhiệm dự án, các nhóm liên quan sẽ đánh giá kết quả và thực hiện các điều chỉnh kịp thời. Quá trình này sẽ được lặp lại cho tới khi dự án hoàn thành.
Ưu điểm:
Nhược điểm:
>>>> THAM KHẢO:
Waterfall là một mô hình quản lý dự án tuân theo một chu trình tuần tự. Mô hình này được sử dụng lần đầu tiên năm 1970 bởi Winston W. Royce. Cụ thể, dự án được chia thành 5 giai đoạn khác nhau và nhóm thực hiện phải hoàn thành các giai đoạn theo đúng thứ tự. Giai đoạn tiếp theo chỉ bắt đầu sau khi giai đoạn trước đó hoàn thành. Mô hình này được đặt tên là Waterfall (thác nước) dựa trên tính chất tuần tự của nó.
Ưu điểm:
Nhược điểm:
>>>> KHÁM PHÁ THÊM:
Mặc dù Agile và Waterfall đều là các mô hình quản lý dự án nhưng 2 mô hình này vẫn có sự khác biệt nhất định. Dưới đây là bảng so sánh Agile và Waterfall chi tiết mà doanh nghiệp có thể tham khảo:
Waterfall |
Agile |
|
Thời gian thực hiện |
Thời gian thực hiện được cố định và được xác định từ trước khi bắt đầu thực hiện dự án. |
Thời gian thay đổi linh hoạt và phụ thuộc vào tiến trình, định hướng của dự án. |
Mức độ can thiệp của khách hàng |
Sau khi đã xác định yêu cầu, mục tiêu dự án, khách hàng sẽ không có sự can thiệp nào trong quá trình thực hiện. |
Trong quá trình thực hiện dự án, khách hàng được tham gia trực tiếp, tương tác và đóng góp ý kiến phản hồi. |
Mức độ linh hoạt |
|
|
Chi phí |
Chi phí cố định, được lập kế hoạch ngay từ đầu nên hiếm khi có sự thay đổi trong quá trình thực hiện. |
Chi phí linh hoạt, phụ thuộc vào mức độ thay đổi dự án trong quá trình thực hiện.
|
>>>> ĐỪNG BỎ LỠ:
Trong thực tế, không có mô hình nào được coi là tốt nhất mà chỉ có mô hình phù hợp nhất với từng trường hợp. Dựa trên bảng so sánh trên, rõ ràng để chọn mô hình quản lý dự án, doanh nghiệp cần có câu trả lời cho những câu hỏi sau:
Mô hình Waterfall trong cách triển khai theo chiều dọc sẽ phù hợp cho các dự án có yêu cầu cụ thể và phạm vi cố định. Trong khi đó, phương pháp Agile khuyến khích sự linh hoạt, thử nghiệm và điều chỉnh để đạt được kết quả tốt nhất có thể.
Nếu câu trả lời là có, mô hình Waterfall sẽ là lựa chọn phù hợp nhất. Như đã phân tích ở trên, mô hình thác nước được đánh giá thích hợp cho việc quản lý dự án với yêu cầu và quy định chặt chẽ.
Trong trường hợp này, Agile sẽ phù hợp hơn với công ty công nghệ hoặc startup vì tốc độ thay đổi của họ nhanh chóng. Việc chia nhỏ công việc ra thành nhiều phần giúp doanh nghiệp nhanh chóng đáp ứng với sự thay đổi, phát hiện và sửa chữa lỗi kịp thời.
>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN: Phạm vi dự án là gì? Các yếu tố ảnh hưởng và cách xác định
Mô hình Agile phù hợp với dự án có sự tham gia chặt chẽ của các bên liên quan. Bằng cách chia nhỏ dự án thành các sprint và thực hiện song song, nhóm có thể dễ dàng thay đổi, điều chỉnh theo yêu cầu phát sinh. Mô hình Waterfall, với tính chất cố định và chặt chẽ, thường không đủ linh hoạt trong những trường hợp như vậy.
Hy vọng qua bài viết so sánh Agile và Waterfall trên đây, doanh nghiệp đã có đủ thông tin để phân biệt giữa Agile và Waterfall trong quản lý dự án. Hai mô hình trên đều có những ưu và nhược điểm riêng, doanh nghiệp có thể dựa vào yêu cầu cụ thể để lựa chọn mô hình phù hợp. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể ứng dụng các phần mềm hỗ trợ để quản lý dự án nhanh chóng và hiệu quả hơn. Sở hữu các tính năng ưu việt, phần mềm Văn phòng số 1C:Document Management có thể giúp doanh nghiệp quản lý dự án và tự động hóa quy trình hiệu quả với mọi hình thức quản lý. Để được tư vấn chi tiết nhất về phần mềm, vui lòng liên hệ tới 1C Việt Nam ngay hôm nay nhé.
>>>> TÌM HIỂU THÊM: