Kiến thức quản trị
Trang chủ Giải pháp Tin tức Mô hình Agile là gì? Phương pháp quản lý dự án linh hoạt Agile
1C Việt Nam
(06.09.2024)

Mô hình Agile là gì? Phương pháp quản lý dự án linh hoạt Agile

Sự ra đời của mô hình Agile đã giải quyết được vấn đề liên quan tới tính linh hoạt và chi phí của mô hình Waterfall. Điều này giúp dự án phát triển phần mềm trong doanh nghiệp có thể thích nghi nhanh chóng với các yêu cầu thay đổi của khách hàng, đồng thời giảm lãng phí nguồn lực. Để hiểu hơn về phương thức Agile, hãy cùng 1C Việt Nam theo dõi ngay bài viết dưới đây. 

1. Mô hình Agile là gì?

Mô hình Agile hay còn gọi là khung tư duy làm việc là phương pháp quản lý phát triển phần mềm linh hoạt dựa trên sự lặp đi lặp lại của các công việc để rút ngắn thời gian thông qua sự hợp tác chặt chẽ, giữa các nhóm chức năng chéo tự tổ chức.

Mỗi vòng lặp (iteration) cố định thường kéo dài 1- 2 tuần, giúp tạo ra các phiên bản sản phẩm nhỏ nhưng hoàn chỉnh. Các nhóm làm việc cùng nhau từ lúc lên kế hoạch cho đến khi hoàn thành, phù hợp với dự án có mức độ phức tạp lớn hay điều hành tổ chức. Và các thành viên trong nhóm năng cao khả năng thích ứng khi có phát sinh iảm thiểu rủi ro dự án và Phản ứng nhanh hơn với các mối đe dọa cạnh tranh.   

Đồng thời, các giai đoạn độc lập được thực hiện song song, đảm bảo rằng mọi khía cạnh của dự án đều được tiến hành đồng thời. Sau mỗi vòng lặp, sản phẩm được kiểm tra và đánh giá để đảm bảo rằng các tính năng hoạt động đúng như mong đợi.

Ưu điểm nổi bật của mô hình Agile là thời gian tạo ra sản phẩm cuối cùng được rút ngắn đáng kể, thúc đẩy sự hợp tác,  tăng cường sự giao tiếp và phối hợp giữa các phòng ban. Nổi bật của phương pháp Agile là mô hình ScrumKanban . 

mô hình Agile
Mô hình Agile xây dựng và phát triển các dự án phần mềm giúp đẩy nhanh quá trình cung cấp sản phẩm cho khách hàng.

>>>> ĐỪNG BỎ LỠ: Scrum là gì? Quy trình tổ chức dự án theo Scrum

2. Lợi ích của mô hình quản lý Agile

Mô hình Agile đang được ứng dụng rộng rãi nhờ những lợi ích mà mô hình này mang lại cho các bên liên quan bao gồm:

2.1. Nhà cung cấp & khách hàng

Quản lý dự án theo mô hình Agile cho phép các nhà cung cấp giảm lãng phí, các tính năng có giá trị sử dụng cao sẽ được ưu tiên phát triển và phân phối trong thời gian ngắn. Qua đó mô hình Agile giúp cắt giảm chi phí, hạn chế lãng phí ngân sách, góp phần nâng cao lòng trung thành của khách hàng hiện tại và gia tăng lượng khách hàng mới. 

2.2. Nhóm phát triển dự án

Mô hình Agile giúp giảm công việc không hiệu quả loại bỏ những công việc không cần thiết như viết thông số kỹ thuật hoặc các tài liệu không có giá trị sử dụng thực tế. Thay vào đó, nhóm tập trung vào những nhiệm vụ có giá trị thực sự, giúp tiết kiệm thời gian và công sức.

Đồng thời, các công việc của thành viên trong nhóm luôn được đánh giá cao, vì họ đang đóng góp trực tiếp vào việc tạo ra các sản phẩm có giá trị cao.

Mô hình Agile khuyến khích sự hợp tác chặt chẽ và giao tiếp liên tục giữa các thành viên trong nhóm. Các cuộc họp hàng ngày, đánh giá sprint và lập kế hoạch sprint giúp mọi người luôn nắm rõ tiến độ và mục tiêu, từ đó tăng cường sự hợp tác và hiệu quả làm việc.

2.3. Người quản lý, PMO và giám đốc điều hành

Mô hình Agile giúp người quản lý đảm bảo việc phát triển luôn theo mong muốn và nhu cầu của khách hàng.

Đồng thời, quy trình Agile giúp theo dõi, giám sát quá trình thực hiện dễ dàng hơn để người quản lý có thể nắm bắt tình hình hiện tại của dự án, từ đó đưa ra điều chỉnh hợp lý nếu có sai sót. 

Mô hình làm việc Agile cung cấp khả năng hiển thị trạng thái của dự án một cách trực quan, từ đó các nhà quản trị cấp cao có thể lập, điều chỉnh kế hoạch chiến lược hiệu quả hơn.  

mô hình Agile
Áp dụng mô hình làm việc Agile mang lại lợi ích cho các bên liên quan 

>>>> TÌM HIỂU NGAY: 8 phần mềm quản lý dự án kiểm soát tiến độ công việc hiệu quả

3. Ưu nhược điểm của mô hình Agile

Khi tìm hiểu về Agile, có thể thấy phương pháp Agile được ứng dụng trong nhiều dự án phát triển phần mềm cũng như các ngành tài chính, CNTT, kinh doanh, thời trang, công nghệ sinh học, xây dựng,... Tuy nhiên, khi doanh nghiệp triển khai mô hình Agile vẫn có thể gặp một số hạn chế nhất định. Vậy ưu điểm và nhược điểm của phương pháp Agile là gì?  Nội dung dưới đây sẽ phân tích cụ thể ưu và nhược điểm của Agile giúp doanh nghiệp ứng dụng mô hình này hiệu quả hơn:

3.1 Ưu điểm của mô hình Agile

  • Dễ dàng thay đổi: Khi vận hành Agile Development Model, dự án sẽ được chia thành những phần nhỏ riêng biệt. Do đó, doanh nghiệp có thể dễ dàng thay đổi tại bất kỳ giai đoạn nào của quá trình phát triển mà không ảnh hưởng đến tổng thể dự án. 
  • Không cần nắm thông tin ban đầu: Các khâu có thể thực hiện mà không cần biết rõ thông tin của những phần khác trong dự án.
  • Bàn giao nhanh chóng: Dự án đã được chia nhỏ nên việc kiểm tra, giám sát cũng thuận tiện hơn, giúp quá trình điều chỉnh và bàn giao được thực hiện dễ dàng.
  • Chú ý đến phản hồi của khách hàng: Quy trình Agile tạo điều kiện cho khách hàng có thể đóng góp ý kiến và phản hồi cho sản phẩm cuối.
  • Cải tiến liên tục: Những ý kiến đóng góp của nhân sự hay khách hàng sẽ được ghi nhận và làm cơ sở để cải thiện chất lượng dự án trong tương lai. 
mô hình Agile
Dự án theo mô hình Agile được chia thành các phần nhỏ giúp dễ dàng thay đổi

3.2 Nhược điểm của Agile

  • Phương pháp Agile khá phức tạp, do đó nhân sự cần được đào tạo, hướng dẫn cụ thể để thực hiện hiệu quả.
  • Bản chất của mô hình làm việc Agile là tính linh hoạt, tức là khả năng biến đổi cao nên sẽ không có nhiều tài liệu hướng dẫn phù hợp cho thời điểm hiện tại.
  • Mô hình Agile đòi hỏi cần phải có sự tương tác làm việc giữa nhiều phòng ban, các bên liên quan để đảm bảo thời gian hoàn thành dự án. 
  • Chi phí để thực hiện theo mô hình Agile thường cao hơn so với các mô hình khác.
mô hình Agile
Mô hình Agile đòi hỏi doanh nghiệp phải tập trung theo hướng làm việc nhóm

>>>> XEM NGAY: So sánh Agile và Waterfall: Sự khác biệt giữa 2 mô hình quản lý dự án

4. Nổi bật của phương pháp Scrum và Kanban trong mô hình Agile

Mô hình Agile được chia thành nhiều phương pháp khác nhau, nổi bật với phương pháp Scrum và Kanban. Vậy sự khác biệt giữa mô hình Scrum và Kanban trong mô hình Agile là gì? Cùng theo dõi bảng dưới đây: 

Tiêu chí Scrum Kanban
Cấu trúc và quy trình Có cấu trúc rõ ràng với các vai trò cố định (Scrum Master, Product Owner, Development Team) và các sự kiện định kỳ (Sprint Planning, Daily Stand-up, Sprint Review, Sprint Retrospective). Không có cấu trúc và vai trò cố định. Trực quan hóa quy trình làm việc qua bảng Kanban với các cột tương ứng các giai đoạn (To Do, In Progress, Done).
Thời gian Chia dự án thành các Sprint ngắn (thường 2-4 tuần). Không có giới hạn thời gian cố định, quy trình làm việc liên tục và linh hoạt.
Lập kế hoạch Lập kế hoạch theo từng Sprint với các nhiệm vụ được ưu tiên và cam kết hoàn thành trong Sprint. Mỗi Sprint có mục tiêu rõ ràng và kết thúc bằng phiên đánh giá. Ưu tiên nhiệm vụ linh hoạt hơn, không bị giới hạn bởi thời gian Sprint. Nhiệm vụ mới có thể được thêm vào bảng Kanban bất cứ lúc nào.
Theo dõi và đo lường Sử dụng các công cụ như Biểu đồ Burndown để theo dõi tiến độ. Các cuộc họp Sprint Retrospective để đánh giá và cải tiến quy trình sau mỗi Sprint. Tập trung vào theo dõi luồng công việc và thời gian hoàn thành nhiệm vụ (Cycle Time). Sử dụng các biểu đồ luồng công việc để nhận diện và loại bỏ các nút thắt.
Linh hoạt Cung cấp sự ổn định trong mỗi Sprint với các nhiệm vụ đã được xác định và cam kết hoàn thành. Linh hoạt bị giới hạn trong khuôn khổ của Sprint. Cung cấp sự linh hoạt cao hơn do không bị ràng buộc bởi các Sprint. Nhiệm vụ mới có thể được thêm vào và ưu tiên lại bất cứ lúc nào.
Cải tiến liên tục Cải tiến liên tục qua các cuộc họp Sprint Retrospective. Cải tiến liên tục qua việc tối ưu hóa luồng công việc và loại bỏ các nút thắt.
Khối lượng công việc Được quản lý theo từng Sprint, các nhiệm vụ được cam kết hoàn thành trong thời gian Sprint. Được quản lý qua bảng Kanban, các nhiệm vụ được thêm vào và hoàn thành liên tục theo thứ tự ưu tiên.
Sự ổn định Mang lại sự ổn định trong mỗi Sprint với mục tiêu rõ ràng. Mang lại sự linh hoạt cao nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả thông qua việc quản lý luồng công việc.
mô hình Agile
Scrum là một phương pháp Agile giúp quản lý và kiểm soát dự án có tính vòng lặp 

>>>> KHÁM PHÁ NGAY: Sơ đồ PERT là gì? Cách vẽ sơ đồ mạng PERT chi tiết

5. Các bước thực hiện trong phương pháp Agile

Mô hình Agile Model được ưa chuộng bởi mô hình này có thể tạo ra chu kỳ phát triển ngắn hơn, giúp cung cấp sản phẩm nhanh chóng tới người dùng. Dưới đây là các bước triển khai dự án Agile

5.1 Bước 1: Lập kế hoạch dự án

Trước khi thực hiện dự án, doanh nghiệp phải xác định mục tiêu cuối cùng cũng như kế hoạch chi tiết đạt được mục tiêu đó. Khi áp dụng mô hình Agile, các công việc có thể được điều chỉnh, bổ sung để phù hợp với sự thay đổi trong nhu cầu của khách hàng, đảm bảo dự án hoạt động một cách hiệu quả nhất.

mô hình Agile
Lập kế hoạch chi tiết để triển khai dự án

5.2 Bước 2: Tạo lộ trình sản phẩm

Lộ trình là những giai đoạn trong quá trình tạo ra sản phẩm cuối cùng. Trong bước này, doanh nghiệp cần xây dựng một lộ trình cụ thể, đầy đủ nhất nhằm đảm bảo có thể tạo ra sản phẩm cuối cùng hoàn thiện.

mô hình Agile
Tạo ra lộ trình cụ thể trong quá trình phát triển sản phẩm 

5.3 Bước 3: Lập kế hoạch phát hành

Trước khi triển khai dự án, doanh nghiệp cần lập kế hoạch cho các bản phát hành tính năng. Điều này cho phép các bên liên quan dễ dàng truy cập và đánh giá lại bản kế hoạch phát hành cho mỗi tính năng đó.

5.4 Bước 4: Xây dựng kế hoạch cho từng sprint

Khi xây dựng sprint, doanh nghiệp lên kế hoạch sprint và xác định các công việc cần hoàn thành. Doanh nghiệp cần phân chia rõ ràng nhiệm vụ của từng thành viên tham gia trong mỗi sprint  nhằm đảm bảo sự hài lòng cũng như chất lượng dự án.

mô hình Agile
Thiết lập nhiệm vụ cho từng thành viên trong mỗi sprint

5.5 Bước 5: Đánh giá hiệu quả dự án theo ngày

Các cuộc họp được tổ chức hàng ngày để từng thành viên sẽ báo cáo tóm tắt về những công việc họ đã hoàn thành cũng như nêu vấn đề mà họ đang gặp phải và đề xuất giải pháp. 

mô hình Agile
Các cuộc họp hằng ngày được tổ chức để đánh giá tiến độ và xử lý những vấn đề phát sinh

5.6 Bước 6: Đánh giá sprint

Khi kết thúc mỗi sprint, nhóm thực hiện sẽ tổ chức 2 cuộc họp. Một cuộc họp đánh giá sprint với các bên liên quan của dự án để xem xét sản phẩm đã hoàn thành. Một cuộc họp trực tuyến hoặc hội nghị video được tổ chức để thảo luận về các vấn đề phát sinh và đề xuất hướng giải quyết. 

mô hình Agile
Doanh nghiệp cần có cuộc họp với các bên liên quan để đánh giá sprint

Trên đây, 1C Việt Nam đã cung cấp chia sẻ chi tiết thông tin về mô hình Agile cũng như các phương pháp Agile. Tính linh hoạt của mô hình này được coi là lợi thế giúp dự án có thể hoàn thành nhanh chóng và loại bỏ các tác nhân gây lãng phí thời gian, nguồn nhân lực. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể sử dụng phần mềm hỗ trợ như Giải pháp Văn phòng số 1C:Document Management nhằm quản lý dự án theo mô hình Agile. Liên hệ 1C Việt Nam ngay để được tư vấn và hỗ trợ về phần mềm nhé!

>>>> XEM THÊM: 

Triển khai giải pháp chuyển đổi số
cho doanh nghiệp của bạn ngay hôm nay