Kiến thức quản trị
Trang chủ Giải pháp Tin tức Brainstorming là gì? Chi tiết 5 bước để Brainstorming hiệu quả
1C Việt Nam
(03.12.2024)

Brainstorming là gì? Chi tiết 5 bước để Brainstorming hiệu quả

Brainstorming là phương pháp được áp dụng để giải quyết các vấn đề phức tạp, tạo ra sản phẩm hoặc đề xuất các ý tưởng sáng tạo. Vậy, Brainstorming là gì? Quy trình thực hiện và những nguyên tắc nào để thực hiện phương pháp này hiệu quả? Hãy cùng 1C Việt Nam tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

1. Tìm hiểu chung về Brainstorming

Brainstorming là phương pháp được nghiên cứu được ứng dụng phổ biến trong mọi doanh nghiệp hiện nay. Dưới đây là những thông tin chung cần nắm rõ:

1.1 Brainstorming là gì?

Brainstorming là kỹ năng tư duy sáng tạo để đưa ra ý tưởng và các giải pháp hiệu quả cho một sản phẩm hoặc vấn đề nào đó. Trong quá trình này, mỗi cá nhân đều được khuyến khích đưa ra quan điểm mà không có sự phán xét, thúc đẩy sự cởi mở và đổi mới. Mục đích của phương pháp Brainstorming là khai thác tối đa tài năng của nhóm và tìm ra các giải pháp phù hợp mà một cá nhân hoặc nhóm lẻ không thể thực hiện được. Từ đó xây dựng từ các ý tưởng hiện có và tiếp cận vấn đề theo góc nhìn mới mẻ để tạo ra vô vàn ý tưởng mới.

brainstorming
Brainstorm giúp doanh nghiệp tìm ra các giải pháp phù hợp mà một cá nhân hoặc nhóm không thực hiện được

>>>> ĐỪNG BỎ LỠ: 

1.2 Nguồn gốc của phương pháp Brainstorm

Brainstorm được biết đến rộng rãi vào năm 1953 trong cuốn sách “Applied Imagination” của doanh nhân và nhà lý thuyết sáng tạo Alex Osborn (dựa trên sự cải tiến của thuật ngữ “Thinking up” vào năm 1938).

Theo đó, Brainstorm trở thành chủ đề được nghiên cứu và dần được cải tiến hơn, trở thành phương pháp đầu tiên xuất hiện trong đầu nhiều người khi nghĩ đến việc sáng tạo ý tưởng. Mặc dù đã được phát triển từ lâu, tuy nhiên bản chất của phương pháp này vẫn được giữ nguyên và không hề thay đổi.

1.3 Lĩnh vực áp dụng phương pháp Brainstorm

Phương pháp Brainstorming được ứng dụng phổ biến trong mọi vấn đề của công việc và cuộc sống. Dưới đây là một số lĩnh vực mà phương pháp Brainstorming phát huy tối đa hiệu quả:

  • Kinh doanh và quản lý: Brainstorming được ứng dụng giúp nhà quản trị tạo ra những chiến lược kinh doanh mới, phát triển sản phẩm, cải tiến quy trình sản xuất và quản lý, đồng thời giải quyết các vấn đề tài chính một cách hiệu quả…
  • Tiếp thị: Hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra những ý tưởng sáng tạo cho các kế hoạch tiếp thị và quảng cáo trong thời đại mới.
  • Tìm hiểu và phát triển sản phẩm: Triển khai các ý tưởng mới, đáp ứng cho việc phát triển hoặc cải tiến sản phẩm.
  • Giáo dục: Thúc đẩy sự sáng tạo và tư duy độc lập của học sinh.
  • Nghệ thuật: Giúp cá nhân tìm ra ý tưởng mới cho công việc thiết kế đồ họa, trang web, sản phẩm…
  • Khoa học, công nghệ: Thực hiện các giải pháp giúp giải quyết những vấn đề phức tạp về công nghệ.
brainstorming
Brainstorming được ứng dụng phổ biến trong nhiều ngành nghề và lĩnh vực khác nhau

>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN: Các bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp mới nhất 2024

2. Vai trò và nhiệm vụ của phương pháp Brainstorm

Brainstorming được ứng dụng rộng rãi tại nơi làm việc khi hoạt động theo nhóm và kể cả cá nhân bởi vai trò và nhiệm vụ quan trọng sau đây:

2.1 Đối với đội, nhóm

Brainstorm theo đội, nhóm là hình thức được sáng tạo được ứng dụng thường xuyên trong môi trường học tập và làm việc. Ví dụ như: Một nhóm cần trao đổi để tìm ra ý tưởng cho buổi thuyết trình hoặc bộ phận Marketing cùng nhau phát triển ý tưởng cho chiến dịch tiếp thị sắp tới.

brainstorming
Trưởng nhóm cần tận dụng mọi cơ hội để các thành viên cùng nhau “động não” hiệu quả

2.2 Đối với cá nhân

Khi Brainstorming một mình, người thực hiện cần thực hiện theo những chỉ dẫn sau:

  • Lựa chọn địa điểm yên tĩnh và không bị quấy rầy bởi các yếu tố ngoại vi để nâng cao khả năng tập trung “động não”.
  • Thả lỏng cơ thể và chú tâm vào vấn đề cần giải quyết. Tốt nhất là nên tìm hiểu kỹ các vấn đề mà mình đang gặp phải để nắm được các yếu tố liên quan. Từ đó, người thực hiện sẽ dễ dàng xâu chuỗi các điểm và gợi ý liên quan để nhanh chóng tìm ra câu trả lời.
  • Mọi ý nghĩ trong đầu khi Brainstorming đều quý giá và xứng đáng được đón nhận.
  • Ghi chép lại các ý tưởng để tạo ra bức tranh toàn cảnh. Sau đó tiếp tục phân tích, lồng ghép và phát triển Brainstorming để cho ra một ý tưởng cuối cùng.
brainstorming
Tìm hiểu kỹ các vấn đề gặp phải để nhanh chóng tìm ra câu trả lời

Nhìn chung, phương pháp Brainstorming được áp dụng nhiều trong công việc và học tập, giúp thúc đẩy tư duy và mang lại những ý tưởng làm việc sáng tạo và năng suất hơn. Dù thực hiện phương pháp Brainstorming theo hình thức nhóm hay cá nhân, những ý tưởng sáng tạo chính là thành quả đạt được nếu thực hiện một cách đúng đắn.

>>>> XEM NGAY: Hướng dẫn cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV mới nhất

3. 5 bước để Brainstorming thành công

Brainstorm được ứng dụng rộng rãi trong cả học tập lẫn công việc. Đây là cách giúp thúc đẩy tư duy và hướng đến phong cách làm việc sáng tạo, hiệu quả. Hãy cùng 1C Việt Nam tìm hiểu cách Brainstorm hiệu quả dưới đây:

3.1  Bồi dưỡng trí tuệ

Bộ não có khả năng tiếp nhận rất nhạy bén và biết cách sắp xếp thông tin vào “ngăn kéo”. Để nuôi dưỡng trí não, người thực hiện cần trò chuyện nhiều hơn với người khác, đặt câu hỏi, lắng nghe, chụp ảnh, ghi chú, xem phim… Hoặc có thể làm bất cứ thứ gì mình thích để giải tỏa căng thẳng, buồn chán.

3.2  Cần thời gian rèn luyện

Brainstorming là quá trình cần thời gian để trau dồi, đặc biệt là với những người mới. Vì vậy hãy tự rèn luyện bằng cách Brainstorming với bản thân rồi sau đó Brainstorming với nhiều người khác. Đồng thời ghi chú lại nếu có những ý tưởng mới vì sau này sẽ cực kỳ hữu ích.

brainstorming
Cần rèn luyện “động não” với bản thân để làm quen với hình thức Brainstorming

3.3  Bỏ qua những lời phê bình

Để Brainstorming hiệu quả, người thực hiện cần tránh những vấn đề như: Đưa ra ý tưởng và nhận xét rằng ý kiến này không phù hợp, chỉ trích người khác, bỏ qua khía cạnh hay… Bởi quá trình Brainstorming không chỉ để nói lên ý tưởng, quan điểm mỗi người mà còn khuyến khích sự sáng tạo và không bị giới hạn vì rào cản tâm lý.

3.4  Áp dụng bản đồ tư duy mindmap

Những ý tưởng phù hợp cùng tư duy toàn diện sẽ giúp người thực hiện phương pháp Brainstorming có được giải pháp đúng đắn để lường trước những thử thách, rào cản. Nếu muốn nhìn nhận theo nhiều hướng, hãy thường xuyên tìm tòi, quan sát và học hỏi. Đặc biệt, sử dụng bản đồ tư duy mindmap là phương pháp hữu hiệu để cải thiện tính chủ động Brainstorming và khám phá thêm nhiều phát hiện mới mẻ.

3.5  Hạn chế sử dụng thiết bị công nghệ

Sử dụng các thiết bị công nghệ là một trong những nguyên nhân khiến việc thực hiện phương pháp Brainstorming diễn ra thất bại. Những cuộc gọi, thông báo tin nhắn, âm nhạc… sẽ làm mất đi sự tập trung, rối trí và không sẵn sàng để Brainstorming. Vì vậy, người thực hiện cần tắt các thiết bị công nghệ và chỉ chú tâm vào Brainstorming để đem lại hiệu quả cao.

brainstorming
Thiết bị công nghệ gây xao nhãng và mất tập trung cho người thực hiện phương pháp Brainstorming

>>>> TÌM HIỂU THÊM: 

4. Các nguyên tắc của phương pháp Brainstorm

Áp dụng các nguyên tắc và phương pháp phù hợp sẽ đảm bảo quá trình Brainstorming đạt được hiệu quả tốt nhất. Dưới đây là 4 nguyên tắc tuyệt vời khi áp dụng Brainstorming:

  • Ưu tiên số lượng: Ý tưởng là số lượng cuối cùng tạo ra chất lượng khi các ý tưởng được điều chỉnh, hợp nhất và phát triển.
  • Không sử dụng những lời chỉ trích: Các thành viên trong nhóm có thể tự do đóng góp ý kiến và đưa ra những ý tưởng nảy ra trong đầu họ, đồng thời bỏ qua những lời phán xét.
  • Ủng hộ những ý tưởng điên rồ: Khuyến khích các thành viên trình bày những suy nghĩ, ý tưởng vượt trội để tăng thêm sự sáng tạo cho kết luận cuối cùng.
  • Hợp nhất, điều chỉnh và cải thiện ý tưởng: Xây dựng Brainstorming dựa trên những ý tưởng và các đề xuất khác nhau để tiếp tục quá trình giải quyết vấn đề.

Có thể thấy, các nguyên tắc và quy trình thực hiện phương pháp Brainstorming giúp các thành viên trong nhóm làm việc cộng tác với nhau. Tuy nhiên, không có một lối đi nào đúng để thực hiện Brainstorming, thay vào đó mỗi cá nhân hoặc nhóm phải tạo ra một quy trình phù hợp với yêu cầu và mong muốn của mình.

5. Kỹ thuật cần áp dụng trong quá trình Brainstorm

Có rất nhiều phương pháp và kỹ thuật Brainstorming mà các cá nhân và nhóm thực hiện có thể sử dụng. Có thể liên quan đến tư duy theo chiều ngang hoặc bằng cách động não cơ bản. Dù áp dụng phương pháp nào, người thực hiện đều cần phải thử nghiệm các phương pháp theo thời gian và đánh giá phương pháp nào đem lại hiệu quả cao nhất. Dưới đây là một số kỹ thuật phổ biến tại nhiều doanh nghiệp trong quá trình Brainstorm:

  • Lên ý tưởng nhanh chóng

Có rất nhiều bài tập Brainstorming kết hợp với việc đưa ra những ý tưởng nhanh chóng. Tuy nhiên mấu chốt là người thực hiện phải nhanh nhẹn để không tự chỉnh sửa bất kỳ ý tưởng nào trong đầu.

brainstorming
Lên ý tưởng là bước đầu tiên cần làm trong quá trình Brainstorming
  • Brain-netting

Đây là thuật ngữ dùng để mô tả việc “động não” thông qua các công cụ và các Brainstorm trực tuyến khác nhau. Thông thường, quá trình này sẽ bắt đầu bằng việc tập hợp các ý tưởng trực tuyến, kết nối các ý tưởng và nội dung liên quan để chọn ra những ý tưởng phù hợp nhất.

  • Động não ngược

Đây là những suy nghĩ đi ngược lại với những ý tưởng ban đầu. Điều này giúp người thực hiện đưa ra những giải pháp khả thi và mang lại hiệu quả hơn.

  • Round-robin

Kỹ thuật Round-robin cho phép người tham gia ghi lại ý tưởng của mình trong một thời gian nhất định trước khi đến lượt người tiếp theo thực hiện. Tuy nhiên, người thực hiện có thể ghi chú các ý tưởng vào giấy để xem lại, sau đó chuyển cho người tiếp theo để phát triển thêm hoặc điều chỉnh ý tưởng sao cho phù hợp.

  • Sơ đồ tư duy

Sơ đồ tư duy là phương pháp trực quan dùng để ghi lại các ý tưởng dựa trên khái niệm tổng quát hoặc chủ đề cụ thể. Một sơ đồ tư duy thường được sử dụng để giúp người thực hiện Brainstorming hiểu rõ mối quan hệ giữa các ý tưởng khác nhau và xây dựng các kế hoạch phù hợp.

brainstorming
Trong quá trình Brainstorming, đừng quên sử dụng sơ đồ tư duy
  • Rolestorming

Đây là kỹ thuật Brainstorming cho phép người tham gia đưa ra những quan điểm và ý kiến dưới góc nhìn của một người khác. Điều này giúp thay đổi cách suy nghĩ của họ và giúp họ đưa ra những ý tưởng sáng tạo.

  • Brainwriting

Brainwriting là kỹ thuật Brainstorming mà trong đó các thành viên tìm ra ý tưởng của mình một cách độc lập trước khi chia sẻ với đội, nhóm.

  • Starbursting

Đây là kỹ thuật Brainstorming tập trung chủ yếu vào các câu hỏi và đánh giá ý kiến thay vì tập trung vào việc trả lời.

  • Kỹ thuật Bậc thang

Kỹ thuật này khuyến khích các thành viên trong nhóm có thể trình bày ý tưởng, nêu suy nghĩ và hoạt động sôi nổi hơn.

6. Một số lưu ý khi thực hiện Brainstorm

Khi tham gia vào quá trình Brainstorm cá nhân hoặc nhóm, người thực hiện cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Lựa chọn thời điểm phù hợp để Brainstorm là điều quan trọng để đảm bảo suy nghĩ được diễn ra một cách liền mạch và hiệu quả. Nếu trạng thái tinh thần và thể chất không tốt thì quá trình suy nghĩ sẽ bị gián đoạn. Vậy nên hãy dành khoảng 30 - 60 phút trong thời gian có nhiều năng lượng tích cực để cùng nhau “động não”.
  • Địa điểm diễn ra Brainstorming cũng quan trọng không kém. Nên lựa chọn những nơi yên tĩnh để tránh sự làm phiền bởi các tác nhân bên ngoài đến quá trình Brainstorm. Đặc biệt, việc tạm rời xa các thiết bị điện tử dễ làm xao nhãng cũng là điều vô cùng cần thiết.
  • Ghi chép và lưu lại các ý tưởng của từng thành viên sau khi Brainstorming để cùng thảo luận và đưa ra những ý tưởng tốt nhất.
  • Luôn tôn trọng ý kiến của tất các các thành viên, đồng thời lắng nghe, bình luận và góp ý.
  • Những người thực hiện Brainstorming trong đội, nhóm có thể dễ dàng chia sẻ ý kiến, tuy nhiên cũng có số người ngược lại. Lúc này, trưởng nhóm cần khuyến khích và tạo sự thoải mái để mọi người dễ dàng nói ra suy nghĩ của mình.
brainstorming
Ghi chú lại toàn bộ các ý tưởng khi Brainstorming

7. Lỗi cần tránh để Brainstorm ý tưởng hiệu quả

Để đảm bảo quá trình “động não” hiệu quả, người thực hiện cần chú ý những lỗi cần tránh sau đây:

  • Các thành viên trong đội, nhóm xảy ra xung đột, không tôn trọng ý kiến của nhau.
  • Địa điểm tìm kiếm Brainstorming Ideas quá ồn ào, xao nhãng và khiến người thực hiện khó tập trung.
  • Thời điểm diễn ra Brainstorm không thích hợp.
  • Giữa các thành viên không có sự bình đẳng về quyền được chia sẻ.
  • Mọi người chưa nắm được mục đích của vấn đề.
  • Không ghi chú lại các ý tưởng khi thực hiện Brainstorming.

Trên đây là những giải đáp về câu hỏi Brainstorm là gì? Các bước thực hiện Brainstorming và những lưu ý để đảm bảo quá trình Brainstorming được diễn ra thành công. Hy vọng rằng, các cá nhân và quý doanh nghiệp đã thu thập những kiến thức bổ ích thông qua bài viết, để từ đó đưa ra những ý tưởng sáng tạo và mang lại giá trị cao. Ngoài ra, đừng quên theo dõi các bài viết mới nhất tại 1C Việt Nam để cập nhật những kiến thức quản trị mới nhất nhé!

>>>> BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ: 

Triển khai giải pháp chuyển đổi số
cho doanh nghiệp của bạn ngay hôm nay