Mục tiêu nghề nghiệp là một yếu tố quan trọng trong bản CV xin việc nhằm tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Vậy cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV như thế nào đúng chuẩn và có cơ hội đạt được vị trí công việc yêu thích? Cùng 1C Việt Nam theo dõi ngay tại bài viết dưới đây nhé!
>>>> XEM THÊM:
Mục tiêu nghề nghiệp (Career Objective) là những định hướng mà một người đặt ra trong sự nghiệp của mình. Đây là kế hoạch dài hạn hoặc ngắn hạn mà bạn muốn đạt được trong công việc và thường được xây dựng dựa trên kỹ năng, sở thích và giá trị cá nhân.
Mục tiêu nghề nghiệp thường được ghi ở phần đầu CV, ngay sau phần thông tin cá nhân và mục tiêu chung. Mục tiêu nghề nghiệp có thể là một chức vụ cụ thể mà ứng viên muốn đạt được, sự thăng tiến hoặc đơn giản hơn là muốn phát triển bản thân và đóng góp cho xã hội. Dựa vào nội dung được nêu trong mục tiêu nghề nghiệp, nhà tuyển dụng sẽ có cái nhìn tổng quan về ứng viên, giúp họ xác định được ứng viên có phù hợp với vị trí ứng tuyển hay không.
>>>> XEM THÊM: Tháp nhu cầu Maslow là gì? Ứng dụng trong kinh doanh
Mục tiêu nghề nghiệp trong CV giúp ứng viên tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng. Một mục tiêu rõ ràng và phù hợp với vị trí ứng tuyển sẽ giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ lý do tại sao ứng viên muốn làm việc tại doanh nghiệp, xác định ứng viên muốn làm việc trong thời gian ngắn hạn hay dài hạn. Từ đó đánh giá được liệu ứng viên có phù hợp với vị trí công việc cũng như có tiềm năng phát triển trong tương lai hay không.
Ngoài ra, mục tiêu nghề nghiệp còn thể hiện được sự quyết tâm của ứng viên, cho biết mục tiêu hướng đến và các kế hoạch để đạt được mục tiêu đó. Một ứng viên thật sự tận tâm với công việc và thái độ tuyệt vời sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá cao hơn so với những ứng viên còn lại.
Mục tiêu nghề nghiệp trong CV thường được xác định theo mô hình SMART, bao gồm Specific (Tính cụ thể), Measurable (Tính đo lường), Attainable (Tính khả quan), Relevant (Tính thực tế), Time-bound (Tính ràng buộc về thời gian)
Specific: Tính cụ thể
Đây là nguyên tắc đòi hỏi mục tiêu phải cụ thể và rõ ràng để ứng viên tập trung vào những việc cần làm để đạt được mục tiêu đó. Ngoài ra, ứng viên không nên đặt mục tiêu quá mông lung, hãy cụ thể hóa như: Kiếm được 200 triệu trước năm 30 tuổi, có 2000 người theo dõi trên Instagram…
Measurable: Tính đo lường
Nguyên tắc Measurable yêu cầu mục tiêu phải có thể đo lường một cách rõ ràng, giúp ứng viên theo dõi tiến trình đạt được mục tiêu. Khi đó, ứng viên sẽ xác định được sự tiến bộ để chắc chắn rằng bản thân đang tiến gần hơn đến mục tiêu của mình.
Attainable: Tính khả quan
Đây là nguyên tắc yêu cầu mục tiêu phải được thực hiện một cách khả thi và có thể đạt được dựa trên năng lực hoặc kinh nghiệm hiện có. Bên cạnh đó, mục tiêu nghề nghiệp cần phải phù hợp với khả năng của ứng viên, không nên quá tham lam mà lựa chọn mục tiêu khó thực hiện.
Relevant: Tính thực tế
Relevant yêu cầu mục tiêu phải mang tính thực tế và có ý nghĩa. Cụ thể, mục tiêu thực tế là loại mục tiêu nếu đạt được sẽ có ảnh hưởng tích cực đến cá nhân, công việc, gia đình, cộng đồng và xã hội. Vì vậy, ứng viên cần xác định mục tiêu phù hợp với môi trường xung quanh, tránh đặt mục tiêu quá hão huyền.
Time-Bound: Tính ràng buộc về thời gian
Đây là nguyên tắc yêu cầu mục tiêu phải được xác định rõ thời gian thực hiện. Ứng viên cần xác định thời gian cụ thể để hoàn thành mục tiêu, từ đó tạo động lực để tiến gần hơn với mục tiêu đó.
Bên cạnh các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, các mục tiêu nghề nghiệp trong CV cũng có thể được chia thành 4 loại khác nhau dựa vào từng yêu cầu cụ thể. Dưới đây là những nội dung chi tiết về 4 mục tiêu nghề nghiệp phổ biến:
Đây là những mục tiêu nhằm cải thiện hiệu suất công việc của ứng viên, giúp làm việc tốt hơn và nhanh hơn, cũng như nhanh chóng đạt được vị trí cao hơn trong sự nghiệp.
Ví dụ về ngắn hạn: Một nhân viên bán hàng tại cửa hàng sữa tăng doanh số hàng tháng lên 30%.
Ví dụ về dài hạn: Một người trở thành đối tác cấp tại công ty luật hàng đầu.
Khi nhắc đến vai trò lãnh đạo, có rất nhiều cơ hội để thăng tiến trong sự nghiệp, mục tiêu này giúp cải thiện kỹ năng quản lý của ứng viên và hướng đến các chức vụ có nhiều trách nhiệm lớn lao hơn.
Ví dụ ngắn hạn: Nhanh chóng trở thành quản lý tại công ty X.
Ví dụ dài hạn: Làm giám đốc điều hành tại công ty Y.
Dù ứng viên vừa tốt nghiệp hay đã là một người có nhiều kinh nghiệm thì vẫn có nhiều điều cần trau dồi. Những mục tiêu này giúp ứng viên cập nhật những thay đổi mới trong lĩnh vực của mình hoặc học thêm điều gì đó mới mẻ.
Ví dụ ngắn hạn: Học một ngôn ngữ lập trình hoặc một kỹ năng mới.
Ví dụ dài hạn: Tốt nghiệp tiến sĩ và trở thành người truyền cảm hứng cho nhiều sinh viên trong trường đại học.
Các mục tiêu này thường nhấn mạnh vào việc cải thiện bản thân cũng như các kỹ năng làm việc nhóm. Một khi đã được mục tiêu này, ứng viên sẽ có cái nhìn tích cực về cuộc sống và công việc.
Ví dụ ngắn hạn: Chủ động hơn trong doanh nghiệp.
Ví dụ dài hạn: Cải thiện kỹ năng giao tiếp của mình.
>>> XEM THÊM: Năng lực là gì? Vai trò và các yếu tố cấu thành
Đối với những người chưa có kinh nghiệm, viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV sẽ gặp nhiều trở ngại. Vậy nên, ứng viên cần tìm hiểu kỹ mô tả về công việc của vị trí muốn ứng tuyển, qua đó thể hiện sự phù hợp giữa ứng viên và vị trí công việc trong CV của mình. Dưới đây là một số tiêu chí cần biết khi ghi mục tiêu nghề nghiệp mà ứng viên không nên bỏ qua:
Mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn là những mục tiêu có thể đạt được trong khoảng thời gian từ vài tháng đến một năm. Trong CV, những mục tiêu này thường chú trọng vào việc phát triển các kỹ năng và kinh nghiệm của ứng viên. Để viết mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn, ứng viên cần xác định các mục tiêu cụ thể và có thể đạt được trong một khoảng thời gian xác định. Đồng thời, ứng viên có thể sử dụng nguyên tắc SMART để lập mục tiêu ngắn hạn được hiệu quả. Ngoài ra, ứng viên cũng cần phải thể hiện sự nỗ lực và quyết tâm trong việc đạt được mục tiêu để có cơ hội ứng tuyển.
Mục tiêu nghề nghiệp dài hạn là mục tiêu có thể đạt được trong vòng 5 năm trở lên dựa vào kế hoạch phát triển bản thân của ứng viên. Hiện nay, các mục tiêu dài hạn thường sẽ chú trọng vào việc phát triển sự nghiệp và đạt được những thành tựu trong lĩnh vực của ứng viên.
Đối với sinh viên vừa ra trường, mục tiêu nghề nghiệp sẽ chú trọng vào việc tìm kiếm công việc đầu tiên và bắt đầu phát triển sự nghiệp. Do đó, danh mục này sẽ phản ánh việc khám phá và học hỏi trong môi trường làm việc thực tế, thể hiện sự quyết tâm và luôn sẵn sàng đóng góp vào thành công của doanh nghiệp.
>>> ĐỪNG BỎ LỠ:
Việc ghi mục tiêu nghề nghiệp trong CV sẽ tùy thuộc vào vị trí ứng tuyển và kinh nghiệm của ứng viên. Dưới đây là 9 mẫu mục tiêu nghề nghiệp cho từng vị trí và ngành nghề cụ thể:
Mẫu 1: Qua thời gian 2 năm làm việc trong lĩnh vực kinh doanh công nghệ, tôi luôn đặt mục tiêu nâng cao kỹ năng bán hàng và giao tiếp. Trong thời gian dài hạn, tôi muốn trở thành một người quản lý đội nhóm để đưa ra những chiến lược kinh doanh và tạo ra cơ hội đóng góp vào sự thành công của doanh nghiệp.
Mẫu 2: Với kinh nghiệm xây dựng mạng lưới khách hàng và đạt được các mục tiêu về doanh số, tôi mong muốn được làm việc tại công ty có quy mô lớn. Mục tiêu của tôi là đạt được doanh số bán hàng với trị giá 1 tỷ đồng trong năm đầu bằng cách tìm kiếm và chăm sóc khách hàng, nâng cao chiến lược quảng bá sản phẩm của công ty.
Mục tiêu trong 5 năm tới mà tôi đang theo đuổi là vị trí trưởng phòng chăm sóc khách hàng, đồng thời ứng dụng các kỹ năng các kỹ năng đàm phán và xử lý vấn đề với mục đích cung cấp cho khách hàng một sản phẩm/dịch vụ có chất lượng tốt nhất, đem lại lợi nhuận cho công ty.
Tôi là một nhân viên kế toán có kinh nghiệm 7 năm, tôi có chuyên môn về kỹ năng kế toán, kiểm toán, phân tích tình hình tài chính và sử dụng các phần mềm kế toán. Mục tiêu của tôi trong thời gian tới sẽ trở thành một kế toán trưởng tại công ty đa quốc gia, dùng kiến thức và kinh nghiệm của mình để giúp doanh nghiệp quản lý tài chính.
>>> TÌM HIỂU THÊM: Mẫu đánh giá nhân viên thử việc mới nhất 2025 [TẢI MIỄN PHÍ]
Mẫu 1: Tôi là trưởng phòng Marketing có kinh nghiệm 5 năm trong lĩnh vực truyền thông xã hội. Mục tiêu của tôi là trở thành giám đốc Marketing tại công ty công nghệ hàng đầu trong 1 năm tới. Tôi muốn dùng kiến thức và kinh nghiệm của mình để triển khai các chiến dịch Marketing hiệu quả, nâng cao doanh số cho doanh nghiệp.
Mẫu 2: Với niềm đam mê về Marketing và kỹ thuật số, tôi muốn trở thành một chuyên gia Marketing kỹ thuật số. Đồng thời mong muốn sử dụng kiến thức về SEO, quảng cáo trên mạng xã hội và phân tích dữ liệu để triển khai các chiến dịch Marketing hiệu quả, nâng cao hiệu suất kinh doanh. Tôi mong muốn được làm việc ở môi trường đầy sự sáng tạo, nơi tôi có thể phát triển trong lĩnh vực Marketing kỹ thuật số.
Mẫu 1: Tôi là một chuyên gia nhân sự với hơn 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tuyển dụng, phát triển nhân lực và thực hiện các chương trình nhân sự. Mục tiêu của tôi là trở thành trưởng phòng nhân sự tại công ty hàng đầu Việt Nam. Tôi muốn sử dụng các kiến thức và chuyên môn của mình để xây dựng đội ngũ nhân sự chất lượng giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.
Mẫu 2: Tôi là nhân viên nhân sự có kinh nghiệm trong việc phát triển chính sách nhân sự và đào tạo. Mục tiêu của tôi là tăng tỷ lệ tham gia đào tạo nhân lực lên đến 70% trong vòng 1 năm bằng cách thiết kế và tổ chức các chương trình đào tạo hấp dẫn, giúp theo dõi hiệu quả và tạo động lực cho nhân sự tham gia.
Mẫu 1: Mục tiêu của tôi là trở thành một nhân viên ngân hàng chuyên nghiệp. Tôi muốn đạt được mục tiêu tăng trưởng doanh số bán hàng trong phòng giao dịch của ngân hàng lên 20% trong vòng 12 tháng đầu bằng tư vấn và cung cấp các dịch vụ tài chính phù hợp cho khách hàng.
Mẫu 2: Mục tiêu của tôi là trở thành một quản lý chi nhánh ngân hàng, nâng cao chỉ số hài lòng của khách hàng trên 90% trong vòng 12 tháng của năm đầu tiên, thông qua việc xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng và giải quyết các vấn đề mà khách hàng đang gặp phải.
Thông qua chuyên môn về mạng và phần cứng, năng khiếu kỹ thuật cùng khả năng quản lý các tạp vụ khó nhằn, tôi muốn tìm kiếm vị trí quản lý IT để giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu chiến lược và xác định cơ hội áp dụng công nghệ mới.
Hơn 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giảng dạy và ngoại ngữ của mình, tôi muốn trở thành hiệu trưởng tại một trường trung học quốc tế. Tôi sẽ vận dụng kiến thức và kinh nghiệm của mình để đào tạo những nhân tài tương lai của đất nước.
Với 2 năm kinh nghiệm về tư vấn và bán hàng cho sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, tôi mong muốn trở thành trưởng nhóm kinh doanh để áp dụng kiến thức và kinh nghiệm vào việc đưa ra chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp.
>>> KHÁM PHÁ NGAY: [Download] 10+ file bảng chấm công chính xác nhất 2025
Mục tiêu nghề nghiệp là một mục khá quan trọng khi viết CV, giúp ứng viên tạo ấn tượng tốt đối với nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách viết mục tiêu nghề nghiệp sao cho chuẩn. Hãy cùng 1C Việt Nam tìm hiểu một số lưu ý quan trọng khi viết mục tiêu nghề nghiệp tại phần dưới đây:
Phần mục tiêu nghề nghiệp quá tổng quát sẽ không tạo được ấn tượng tốt đối với nhà tuyển dụng. Đồng nghĩa rằng, CV sẽ không có sự đặc sắc và riêng biệt về người viết cũng như mục tiêu đối với vị trí công việc. Rất nhiều ứng viên sẽ viết sẵn một mục tiêu để áp dụng cho mọi ngành nghề lẫn doanh nghiệp. Điều này sẽ khiến nhà tuyển dụng hiểu rằng ứng viên không thật sự nghiêm túc tìm hiểu công việc và các kế hoạch tương lai. Do đó, ứng viên cần cập nhật thường xuyên, tìm hiểu kỹ các ý tưởng mục tiêu nghề nghiệp khác nhau, sao đó kết hợp với những định hướng sau này.
Một mục tiêu hoàn chỉnh cần đảm bảo không quá dài dòng, thay vào đó hãy chắt lọc những ý chính và dự định cốt lõi để đưa vào. Với nhà tuyển dụng, việc gửi CV với nội dung mục tiêu quá dài sẽ khiến họ khó chịu và không có thời gian để xem qua các phần thông tin khác của ứng viên.
Thay vì quá chú trọng vào những mục tiêu lớn, ứng viên cần đặc biệt chú ý đến tiếng nói chung giữa bản thân với công việc và doanh nghiệp. Bởi sẽ chẳng doanh nghiệp nào muốn tuyển dụng nếu không thấy được lợi ích mà ứng viên mang lại. Vì vậy, người lập CV cần lồng ghép các kế hoạch của mình vào mục tiêu và lợi ích của doanh nghiệp để dễ dàng lọt vào tầm mắt của nhà tuyển dụng hơn.
>>> ĐỌC THÊM: Mentorship là gì? Lợi ích và quy trình xây dựng Mentorship
Thể hiện đầy đủ các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn trong CV là một trong những điều mà bất kỳ ứng viên nào cũng cần chú ý. Cụ thể, ứng viên cần nêu rõ các định hướng trong tương lai, các thành tựu sẽ đạt được và đem lại những lợi ích gì cho doanh nghiệp. Có như vậy, nhà tuyển dụng mới cảm nhận được sự quan tâm của ứng viên đối với vị trí cần tuyển dụng.
Lỗi chính tả và câu văn lan man là những vấn đề thể hiện sự không chuyên nghiệp, thiếu cẩn thận của ứng viên. Một số nhà tuyển dụng sẽ chấp nhận bỏ qua lỗi đó, nhưng một số khác lại không thể chấp nhận ứng viên mắc phải một lỗi khá cơ bản như vậy. Do đó, ứng viên đừng ngại dành ra vài phút để trau chuốt lại câu văn và kiểm tra cẩn thận lỗi chính tả để tạo cơ hội có được công việc mong muốn.
Ứng viên có thể thoải mái trình bày quan điểm và tham vọng của mình đối với mục tiêu nghề nghiệp. Tuy nhiên, các tham vọng ở đây không nên quá viển vông về những điều xa vời. Ứng viên phải xác định năng lực của mình đến đâu cũng như yêu cầu công việc để đưa ra những mục tiêu phù hợp, sát thực tế.
Trên đây là những thông tin về mục tiêu nghề nghiệp và hướng dẫn cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV hiệu quả mà 1C Việt Nam tổng hợp. Có thể thấy, việc xác định mục tiêu nghề nghiệp là điều hết sức quan trọng để gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng, đồng thời gia tăng cơ hội có được vị trí công việc mơ ước. 1C Việt Nam mong rằng, bài viết này sẽ thật sự hữu ích đối với quá trình thiết lập mục tiêu sự nghiệp của ứng viên.
>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN: