Kiến thức quản trị
Trang chủ Giải pháp Tin tức Đòn bẩy kinh doanh là gì? Ví dụ và công thức tính đòn bẩy
1C Việt Nam
(01.07.2024)

Đòn bẩy kinh doanh là gì? Ví dụ và công thức tính đòn bẩy

Đòn bẩy kinh doanh là một công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp hiểu và quản lý tốt hơn rủi ro, cơ hội trong kinh doanh. Bằng cách áp dụng thông minh đòn bẩy, nhà quản lý có thể tối ưu hóa lợi nhuận và tăng cường hiệu suất toàn diện của doanh nghiệp. Trong bài viết này, 1C Việt Nam sẽ cung cấp thông tin về hiểu khái niệm đòn bẩy kinh doanh, kèm theo ví dụ cụ thể và công thức tính đòn bẩy. 

>>> TÌM HIỂU NGAY: Quản trị doanh nghiệp là gì? Chức năng và nguyên tắc áp dụng

1. Đòn bẩy kinh doanh là gì?

Đòn bẩy kinh doanh, hay còn được biết đến là đòn bẩy hoạt động, là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp giúp phản ánh mức độ ảnh hưởng của cấu trúc chi phí kinh doanh (bao gồm cả chi phí cố định và chi phí biến đổi) đối với lợi nhuận trước thuế và lãi vay khi có sự thay đổi trong doanh thu.

Với một cấu trúc chi phí kinh doanh không thay đổi, đòn bẩy kinh doanh cho biết tỷ lệ phần trăm thay đổi của lợi nhuận trước thuế và lãi vay so với sự thay đổi 1% trong doanh thu. Đây được biết đến là độ nghiêng của đòn bẩy kinh doanh hoặc mức độ tác động của nó, thường được biểu diễn bằng chỉ số DOL (Degree of Operating Leverage).

các loại đòn bẩy trong kinh doanh
Đòn bẩy kinh doanh là một công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp hiểu và quản lý tốt rủi ro

>>>> XEM THÊM: Hướng dẫn đánh giá và phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh

2. Ví dụ về đòn bẩy kinh doanh hiệu quả 

Một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm Y, với giá bán đơn vị là 400.000 đồng. Chi phí cố định kinh doanh là 800 triệu đồng, còn chi phí biến đổi là 320.000 đồng cho mỗi sản phẩm. Yêu cầu phải xác định sản lượng hòa vốn kinh tế và đánh giá mức độ tác động của hoạt động kinh doanh khi sản lượng đạt mức 23.000 sản phẩm Y.

Dựa vào các dữ liệu nêu trên, ta có thể tính được sản lượng hòa vốn kinh tế của doanh nghiệp

Qh= 800.000.000/400.000-320.000=10.000 sản phẩm Y

Mức độ tác động của đòn bẩy kinh doanh ở mức sản lượng sản xuất 23.000 sản phẩm Y:

DOL=23.000x(400.000-320.000)/(23.000x(400.000-320.000)-600.000.000)=1,48

Ngoài ra, để hiểu rõ hơn về mức độ tác động của đòn bẩy kinh doanh, giả sử doanh nghiệp đã đạt mức sản xuất 23.000 sản phẩm. Nếu khối lượng hàng bán tăng thêm 1%, lợi nhuận trước lãi vay và thuế sẽ tăng 1,48%. Ngược lại, nếu khối lượng hàng bán giảm đi 1%, lợi nhuận trước lãi vay và thuế cũng sẽ giảm đi 1,48%. Điều này cho thấy mức độ tác động linh hoạt của đòn bẩy kinh doanh đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

>>>> ĐỪNG BỎ LỠ: Quy trình kinh doanh là gì? Các bước thiết kế bản đồ quy trình

3. Công thức tính mức độ đòn bẩy kinh doanh

Công thức tính mức độ đòn bẩy kinh doanh (Degree of Operating Leverage - DOL) là:

DOL= (Thay đổi lợi nhuận trước thuế và lãi vay/Lợi nhuận trước thuế và lãi vay)/(Thay đổi doanh thu/Doanh thu)

Trong đó:

  • Thay đổi lợi nhuận trước thuế và lãi vay là sự thay đổi của lợi nhuận trước thuế + lãi vay khi doanh thu thay đổi.
  • Lợi nhuận trước thuế và lãi vay là lợi nhuận trước khi trừ thuế + lãi vay.
  • Thay đổi doanh thu là sự thay đổi của doanh thu.
  • Doanh thu là tổng doanh thu từ bán hàng.

Công thức này giúp đo lường mức độ tác động của thay đổi doanh thu đối với lợi nhuận trước thuế và lãi vay của doanh nghiệp. Mức độ đòn bẩy kinh doanh càng cao, tức là mỗi đơn vị tăng/giảm trong doanh thu sẽ tạo ra một tỷ lệ tương ứng tăng/giảm lớn hơn trong lợi nhuận trước thuế và lãi vay.

>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN: Bí quyết áp dụng thuyết con nhím trong kinh doanh hiệu quả

4. Các loại đòn bẩy trong kinh doanh cho doanh nghiệp

Đòn bẩy kinh doanh giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô bằng cách sử dụng vốn vay hoặc tài chính khác để tận dụng cơ hội đầu tư, gia tăng vị thế cạnh tranh. Các loại đòn bẩy kinh doanh phổ biến trong doanh nghiệp gồm: 

  • Đòn bẩy tài chính (Financial Leverage): Đòn bẩy tài chính là việc sử dụng vốn vay để tăng cường khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Bằng cách này, doanh nghiệp có thể tăng cường các hoạt động đầu tư hoặc mở rộng kinh doanh mà không cần sử dụng vốn sở hữu. Tuy nhiên, đòn bẩy tài chính cũng đi kèm với rủi ro tài chính cao hơn do phải trả lãi vay.
  • Đòn bẩy bán hàng (Sales Leverage): Đòn bẩy bán hàng tập trung vào việc tăng doanh số bán hàng và doanh thu bằng cách tối ưu hóa các chiến lược bán hàng, tiếp thị. Bằng cách này, doanh nghiệp có thể tận dụng hơn các cơ hội thị trường và tăng cường hiệu suất tài chính.
  • Đòn bẩy chi phí (Cost Leverage): Đòn bẩy chi phí nhấn mạnh vào việc giảm chi phí sản xuất và hoạt động của doanh nghiệp. Bằng cách này, doanh nghiệp có thể cải thiện lợi nhuận, hiệu suất tài chính thông qua việc tối ưu hóa quản lý chi phí và nâng cao hiệu suất sản xuất.
  • Đòn bẩy tổng hợp: Là sự kết hợp giữa đòn bẩy tài chính và đòn bẩy kinh doanh nhằm tối ưu hóa hiệu suất toàn diện của doanh nghiệp. Thay vì chỉ tập trung vào một loại đòn bẩy cụ thể, đòn bẩy tổng hợp nhìn nhận toàn bộ hệ thống hoạt động kinh doanh và áp dụng các chiến lược phù hợp để tối ưu hóa lợi nhuận, hiệu suất tổng thể.
đòn bẩy kinh doanh
Sử dụng các đòn bẩy đúng cách sẽ giúp doanh nghiệp phát triển vững mạnh

5. Cách ứng dụng đòn bẩy kinh doanh hiệu quả

Để tận dụng đòn bẩy kinh doanh và thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của công ty, việc quản lý dòng tiền là yếu tố hàng đầu cần quan tâm. Nguyên lý đòn bẩy là việc sử dụng chi phí và vốn vay một cách hiệu quả.

Để đạt hiệu quả tối đa từ đòn bẩy cần tập trung vào việc tạo ra lợi nhuận ròng cao nhất cho công ty. Cần nhớ rằng việc sử dụng đòn bẩy có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, với vai trò là chủ doanh nghiệp, cần tính toán, đánh giá kỹ lưỡng các lựa chọn để quản lý và ứng phó với rủi ro, đồng thời lập kế hoạch kinh doanh phù hợp.

Ví dụ, nếu một công ty sử dụng đòn bẩy tài chính mà không tận dụng vốn vay một cách hiệu quả, có thể dẫn đến lợi nhuận trước lãi vay và thuế nhỏ hơn chi phí lãi vay, gây giảm tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Điều này đòi hỏi biện pháp đối phó kịp thời để tránh thiệt hại nặng nề.

đòn bẩy kinh doanh
Nguyên lý đòn bẩy là việc sử dụng chi phí và vốn vay một cách hiệu quả

Như vậy, bài viết trên đã tổng hợp các đòn bẩy kinh doanh cũng như công thức tính mức độ đòn bẩy kinh doanh. Nếu có gì thắc mắc, vui lòng liên hệ 1C Việt Nam để được hỗ trợ.

>>>> BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ: 

Triển khai giải pháp chuyển đổi số
cho doanh nghiệp của bạn ngay hôm nay