Đối với mỗi lĩnh vực kinh doanh khác nhau đều sẽ có những yêu cầu hay quy trình sản xuất riêng biệt. Mô hình xương cá 5M1E ra đời với vai trò là công cụ giúp đỡ các nhà quản trị doanh nghiệp trong quản lý quy trình sản xuất. Vậy 5M1E là gì? Cùng 1C Việt Nam tìm hiểu ý nghĩa của mô hình 5M1E và cách để doanh nghiệp áp dụng mô hình này một cách có hiệu quả ngay trong bài viết dưới đây nhé.
>>> KHÁM PHÁ NGAY: Quy trình sản xuất của doanh nghiệp với 8 bước đơn giản, chi tiết
5M1E còn được gọi là mô hình xương cá, dùng để nhắc đến 6 yếu tố quan trọng trong sản xuất kinh doanh, bao gồm: Machine (Thiết bị), Material (Nguyên vật liệu - linh kiện), Measurement (Kiểm tra đo lường), Man (Người thao tác), Method (Phương pháp thao tác) và Environment (Môi trường làm việc).
5M1E có vai trò hỗ trợ bộ phận quản lý doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. 5M1E giúp cho quy trình vận hành sản xuất được diễn ra một cách chỉnh chu, mạch lạc, giúp giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra. Nhiệm vụ của mô hình này là giúp doanh nghiệp xác định các tiêu chuẩn sản xuất và tiến hành giám sát, kiểm tra - khắc phục sai sót từ khâu đầu tiên cho đến lúc sản xuất ra thành phẩm. Ngoài ra, mô hình 5M1E còn giúp tối ưu năng suất lao động, tránh lãng phí nguyên vật liệu, tiết kiệm chi phí, thời gian nhanh chóng tìm ra lỗi sai trong khâu sản xuất và giải quyết nhanh gọn, kịp thời.
>>>> XEM THÊM: 4M trong sản xuất là gì? Bật mí phương pháp cải tiến 4M hiệu quả
Để hiểu rõ chi tiết hơn về thuật ngữ 5M1E là gì trước hết phải phải hiểu ý nghĩ và vai trò của mỗi thành phần trong đó. Cụ thể:
Trong quá trình sản xuất, nguyên vật liệu chính là yếu tố quan trọng bậc nhất để tạo ra sản phẩm bán ra trên thị trường và cũng là một phần không thể thiếu trong mô hình 5M1E. Chất lượng sản phẩm luôn chịu ảnh hưởng rất lớn từ các nguyên vật liệu đầu vào. Nếu nguyên liệu đưa vào sản xuất có sự sai lệch hệ quả sẽ kéo theo các sai lệch tiếp và gây thiệt hại đến chi phí sản xuất.
Do đó, doanh nghiệp cần phải giám sát, kiểm tra kỹ lưỡng ở khâu lựa chọn và nhập nguyên vật liệu theo đúng với các tiêu chí đã đặt ra cho từng sản phẩm. Điều này giúp doanh nghiệp sản xuất tinh gọn hơn, tránh được các rủi ro, thiệt hại về chi phí sản xuất và nguồn nhân lực.
Với mô hình 5M1E, để tạo nên một sản phẩm hoàn thiện với chất liệu và mẫu mã đẹp thì chắc chắn không thể thiếu các thiết bị máy móc chuyên dụng đi kèm. Máy móc giúp doanh nghiệp và người lao động nâng cao năng suất làm việc, tiết kiệm thời gian, công sức lao động. Sử dụng thiết bị, máy móc càng hiện đại, tiên tiến thì chất lượng và sản lượng sản phẩm càng được nâng cao đáng kể.
Tuy nhiên, để tránh được những rủi ro do máy móc làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cũng như đảm bảo an toàn lao động, nhà quản lý cần lưu ý những điều sau:
Trong các yếu tố của mô hình xương cá 5M1E, yếu tố con người được xem là yếu tố khó điều khiển nhất. Số lượng nhân lực cũng sẽ ảnh hưởng đến việc hoạch định năng lực sản xuất cho doanh nghiệp, Do đó, doanh nghiệp nên quan tâm và đặt ra các chế độ cũng như phương pháp quản lý phù hợp.
Máy móc không thể hoạt động nếu thiếu người vận hành thông qua thao tác điều khiển của con người. Người vận hành máy móc yêu cầu phải có chuyên môn cao trong lĩnh vực hoạt động cũng như có đầy đủ kiến thức về thiết bị để kịp thời xử lý khi có sự cố phát sinh. Ngoài ra, trong quản lý sản xuất, nhiều doanh nghiệp còn thường xuyên tiến hành đào tạo định kỳ cho các nhân viên để cập nhật thông tin và các kiến thức cần thiết trong quá trình vận hành máy.
Phương pháp trong mô hình 5M1E là cách mà người vận hành điều khiển máy móc hoạt động để tạo ra sản phẩm. Phương pháp thao tác đúng sẽ tạo nên các sản phẩm đạt chất lượng, ngược lại phương pháp sai sẽ dẫn đến sai sót và các sản phẩm kém chất lượng. Vì vậy, khi áp dụng mô hình xương cá 5M1E, doanh nghiệp nên lựa chọn phương pháp khoa học và nhất quán để tạo nên sự đồng nhất về chất lượng cho tất cả các sản phẩm.
Trong quá trình sản xuất, đo lường - kiểm tra là bước cuối đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định chất lượng sản phẩm trước khi đưa ra thị trường. Để đo lường, kiểm tra chính xác nhất cũng như áp dụng mô hình 5M1E hiệu quả thì doanh nghiệp cần phải có phương pháp và các tiêu chuẩn riêng để phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của mình.
Môi trường sản xuất trong 5M1E bao gồm điều kiện và thời gian làm việc. Hai yếu tố này thường đan xen với nhau quyết định nên chất lượng của từng sản phẩm. Các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường sản xuất bao gồm các yếu tố như: máy móc, cơ sở vật chất, đội ngũ nhân viên, người xung quanh,... thậm chí là cả thời tiết (đối với một số ngành nghề đặc thù như sản xuất nông sản).
Khi các yếu tố môi trường ổn định, cân bằng sẽ giúp cho hoạt động theo dõi, quản lý sản xuất được diễn ra trơn tru hơn. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng nên đảm bảo thời gian làm việc khoa học, hợp lý để mang lại hiệu quả làm việc tốt nhất.
Khi hiểu được 5M1E là gì thì có thể nhận thấy rằng mô hình này phù hợp với tất cả các ngành nghề sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, tùy vào lĩnh vực mà mô hình xương cá 5M1E đem lại những lợi ích riêng biệt. Tầm quan trọng khi ứng dụng 5M1E vào doanh nghiệp, cụ thể:
Việc áp dụng mô hình 5M1E giúp quy trình vận hành tốt hơn thông qua sự linh hoạt và rõ ràng của quy trình làm việc cùng các tiêu chí đo lường đạt chuẩn. Điều này giúp tối ưu năng suất lao động, kiểm soát được các rủi ro xảy ra và kịp thời tiến hành sửa chữa, khắc phục, tránh bị lãng phí thời lao động vào các hoạt động tìm kiếm và loại bỏ sai sót.
Mô hình 5M1E giúp quy trình vận hành được diễn ra một cách chỉnh chu, mạch lạc, giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra. Ngoài ra, mô hình 5M1E còn giúp doanh nghiệp xây dựng lịch trình sản xuất và quy trình làm việc rõ ràng, được sắp xếp khoa học từ khâu đầu tiên cho đến lúc tạo ra thành phẩm, bao gồm cả hoạt động kiểm tra và đo lường tiêu chuẩn. Chính vì vậy, mọi sai sót xảy ra trong quy trình sản xuất đều sẽ được cập nhập và khắc phục kịp thời.
Việc áp dụng mô hình xương cá 5M1E thành công sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng thể, minh bạch về các hoạt động trong khâu sản xuất. Điều đó giúp doanh nghiệp nhanh chóng xác định được nguồn gốc vấn đề khi xảy ra sự cố để tìm ra giải pháp phù hợp. Mô hình 5M1E giúp tiết kiệm thời gian và chi phí trong việc kiểm tra, tìm lỗi của quá trình sản xuất cũng như bảo trì.
Một trong những lợi ích khi áp dụng mô hình 5M1E là làm tăng tốc độ truyền thông tin, giúp cải thiện quy trình giao tiếp giữa doanh nghiệp và khách hàng, giữa các nhân viên trong các bộ phận khác nhau. Từ đó, việc giải quyết các vấn đề phát sinh sẽ trở nên đơn giả, nhanh chóng, chính xác và đạt hiệu quả cao nhất.
Để có thể áp dụng thành công mô hình 5M1E không phải là điều đơn giản, điều đó đòi hỏi các nhà lãnh đạo phải thật sự hiểu doanh nghiệp mình. Sau đó nhờ dựa vào mô hình này để tăng lợi thế cạnh tranh sản phẩm dịch vụ đối với đối thủ cạnh tranh. Cùng với những thông tin bổ ích về mô hình 5M1E là gì, 1C Việt Nam hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp thêm cho doanh nghiệp một công cụ để quản lý hoạt động sản xuất hiệu quả và tăng doanh thu một cách nh5M1Eanh chóng. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay 1C Việt Nam để được tư vấn chi tiết.
>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN: