AI ngày càng trở thành một thuật ngữ quen thuộc trong cuộc sống, tuy nhiên những tác hại của trí tuệ nhân tạo thì không phải ai cũng biết. Theo dự đoán của các nhà khoa học, chỉ trong tương lai gần, AI có thể thay thế con người làm những việc không tưởng. Vì vậy, việc hiểu được những tác hại của nó và có biện pháp ngăn chặn sẽ giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong lĩnh vực của mình. Hãy cùng 1C Việt Nam tìm hiểu ngay nhé.
>>> XEM THÊM: Số hóa và chuyển đổi số: Phân biệt điểm giống và khác nhau
Trước khi tìm hiểu tác hại của trí tuệ nhân tạo (AI) doanh nghiệp nên hiểu được tầm quan trọng của công nghệ này trong đời sống hiện nay. AI đã và đang chạm tới rất nhiều lĩnh vực trong cuộc sống và tạo ra nhiều giá trị to lớn cho con người. Dưới đây là một số ví dụ về ứng dụng cụ thể của AI:
1 - Khoa học và nghiên cứu
2 - Y tế
3 - Giáo dục
>>>> TÌM HIỂU NGAY: Chuyển đổi số trong giáo dục là gì? Thực trạng và giải pháp
4 - Sản xuất công nghiệp
>>>> XEM THÊM: Al viết tắt là gì? Ứng dụng trí tuệ nhân tạo Al vào đời sống hiện nay
Không thể phủ nhận những đóng góp to lớn của AI đối với sự phát triển của toàn nhân loại. Tuy nhiên, việc sử ứng dụng AI không đúng cách, hay lạm dụng công nghệ này có thể gây ra những tác hại của AI như:
Một trong những tác hại của trí tuệ nhân tạo có thể thấy rõ nhất đó chính là tăng nguy cơ thất nghiệp. Trong vài năm trở lại đây, không khó để nhận thấy rất nhiều vị trí lao động phổ thông đã bị thay thế bằng máy móc tự động. Vấn đề này về lâu dài có thể dẫn tới sự gia tăng đói nghèo và các tệ nạn xã hội.
Với hệ thống thuật toán đã lập trình sẵn, AI có khả năng tối ưu, xử lý phân tích hệ thống dữ liệu lớn, với nhiều phân khúc đặc điểm riêng biệt. Đây là một điểm mạnh nhưng cũng là tác hại của trí tuệ nhân tạo cần lưu ý.
Vì khi quyết định đưa AI vào sử dụng, doanh nghiệp cần đảm bảo nguồn dữ liệu nhất quán, liên tục cũng như một quy trình minh bạch để đảm bảo tính bảo mật khi xử lý thông tin. Từ đó hạn chế tối đa nguy cơ rò rỉ, tấn công và đánh cắp dữ liệu.
>>>> XEM THÊM:
Các công nghệ hiện đại, robot hay AI đều là sản phẩm do con người tạo ra để tăng hiệu suất làm việc. Tuy nhiên, khi qua phụ thuộc vào những máy móc hiện đại, con người sẽ mất dần đi khả năng tự học hỏi, phân tích, sáng tạo, từ đó sẽ trở nên kém linh hoạt hơn trong việc xử lý các tình huống thực tế.
Con người vượt xa AI bởi cảm xúc, vì thế chính con người mới có thể nhìn, nghe, cảm nhận rõ nhất những thay đổi trong cuộc sống. Vì thế mà con người cần học hỏi để phát huy những trực quan của bản thân, sáng tạo và năng động hơn để tránh được tác hại của trí tuệ nhân tạo.
Theo nhiều dự đoán gần đây, nhược điểm của trí tuệ nhân đạo có nguy cơ ảnh hưởng đến các vấn đề an ninh trên quy mô quốc gia. Bởi AI có thể bị lợi dụng để tấn công trên mạng xã hội, thậm chí là cho mục đích quân sự. Với tốc độ phủ sóng nhanh như hiện tại, việc AI phát triển thiếu sự kiểm soát có thể gây ra lỗ hổng lớn trong an ninh mạng.
>>>> THAM KHẢO NGAY:
Vấn đề quyền riêng tư luôn là một trong những tác hại của AI được nhắc đến nhiều nhất. Bởi khi sử dụng để thu thập thông tin cá nhân và số hóa thành dữ liệu thì AI có thể vi phạm quyền riêng tư của con người. Nếu bị dùng với mục đích xấu, các doanh nghiệp có thể thực hiện các hoạt động truyền thống thất thiệt sai lệch thông tin, gây ảnh hưởng tới ổn định chính trị và tình hình xã hội.
Để có thể hạn chế tối đa nguy cơ từ tác hại của trí tuệ nhân tạo, các quốc gia nên có các chính sách pháp lý kiểm soát chặt chẽ. Tuy nhiên, hiện tại có rất ít các quy định pháp lý liên quan đến AI. Vào tháng 4 năm 2021, Liên minh Châu Âu EU đã đề xuất “đạo luật AI” để ngăn ngừa nguy cơ tiềm ẩn của công nghệ này nhưng đến nay vẫn chưa được đưa vào thực thi.
Mong rằng qua bài viết trên, các doanh nghiệp đã phần nào hiểu được về các tác hại của trí tuệ nhân tạo nếu không được sử dụng đúng cách. Để tối ưu những giá trị mà AI mang lại, bản thân người dùng cần trang bị tốt các kiến thức cũng như có tư duy và cách giải quyết vấn đề linh hoạt. Đừng quên theo dõi các bài viết khác trên website của 1C Việt Nam để cập nhật những thông tin hữu ích về quản trị doanh nghiệp.
>>>> TIN TỨC CHUYÊN NGÀNH: