Kiến thức quản trị
Trang chủ Giải pháp Tin tức Mẫu tờ trình xin kinh phí mới nhất theo quy định 2024
1C Việt Nam
(18.07.2024)

Mẫu tờ trình xin kinh phí mới nhất theo quy định 2024

Tờ trình xin kinh phí là giấy tờ quan trọng trong quản lý tài chính doanh nghiệp. Trong bài viết này, 1C Việt Nam sẽ cung cấp mẫu tờ trình xin kinh phí mới nhất 2024, hỗ trợ hiệu quả quá trình vận hành và kinh doanh của doanh nghiệp. Tìm hiểu ngay nhé! 

1. Tờ trình xin kinh phí là gì?

Hiểu đơn giản, tờ trình là văn bản được sử dụng để thông báo vấn đề, đưa ra ý kiến, đề xuất giải pháp, yêu cầu kết luận hoặc chỉ đạo từ các cá nhân, nhóm người, tổ chức có thẩm quyền quyết định. Tờ trình thường xuất hiện trong các tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan chính phủ,... Mẫu tờ trình cần có chữ ký và cam kết của người viết để xác nhận trách nhiệm và đảm bảo tính xác thực của tài liệu.

tờ trình xin kinh phí
Mẫu tờ trình xin kinh phí update mới nhất 2024

>>>> XEM NGAY: Mẫu biên bản kiểm kê tài sản cập nhật mới nhất 2024

2. Mẫu tờ trình xin kinh phí mới nhất theo quy định 2024

Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 30/2020/NĐ-CP, quy định về các loại văn bản hành chính như sau: Văn bản hành chính gồm các loại văn bản sau: Nghị quyết (cá biệt), quyết định (cá biệt), chỉ thị, quy chế, quy định, thông cáo, thông báo, hướng dẫn, chương trình, kế hoạch, phương án, đề án, dự án, báo cáo, biên bản, tờ trình, hợp đồng, công văn, công điện, bản ghi nhớ, bản thỏa thuận, giấy ủy quyền, giấy mời, giấy giới thiệu, giấy nghỉ phép, phiếu gửi, phiếu chuyển, phiếu báo, thư công.

Có thể thấy, tờ trình cũng là một loại văn bản hành chính. Vì vậy, mẫu tờ trình xin kinh phí cần đáp ứng một số thông tin như tên công ty/tổ chức, ngày làm tờ trình, tên tờ trình, nội dung chính,...

>>>> Tải xuống mẫu tờ trình xin kinh phí mới nhất năm 2024 tại đây

mẫu tờ trình xin kinh phí
Tải mẫu đơn tờ trình xin kinh phí mới nhất theo quy định

 

>>>> XEM THÊM: Biểu mẫu báo cáo tài chính doanh nghiệp đúng chuẩn thông tư 200

3. Bố cục mẫu tờ trình xin kinh phí

Giống như các mẫu văn bản hành chính khác, tờ trình bao gồm 3 phần chính như sau:

  • Phần 1: Trình bày lý do. Phần này nhằm giải thích lý do cho đề xuất được đưa ra. Cá nhân hoặc tổ chức cần dựa trên các thông tin thực tế để phân tích tình hình, qua đó làm nổi bật nhu cầu cấp thiết của vấn đề. Trong phần này, hãy sử dụng ngôn từ khách quan và chuyên nghiệp để tờ trình mang tính thuyết phục và chuyên nghiệp hơn. 
  • Phần 2: Nội dung đề xuất. Phần này bao gồm các thông tin như sau: nội dung đề nghị, phương án muốn đề xuất, các vấn đề có thể phát sinh sau khi áp dụng,...Cuối cùng là trình bày ý nghĩa và ảnh hưởng của đề nghị đó đối với công tác sản xuất hoặc đối với xã hội. 
  • Phần 3: Đề xuất với cấp trên. Phần này yêu cầu sự phê chuẩn từ cấp trên, như xin phê duyệt các phương án, yêu cầu xếp thứ tự ưu tiên hoặc chuyển sang phương án dự phòng khi hoàn cảnh thay đổi. Nội dung đề xuất cần rõ ràng, chi tiết và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên để cấp trên dễ dàng đánh giá và quyết định. 

>>>> THAM KHẢO NGAY: Giấy biên nhận tiền: Thông tin cần có và lưu ý khi viết biên nhận

4. Nguyên tắc trình bày văn bản tờ trình xin kinh phí

Người viết cần tuân thủ một số nguyên tắc chính khi thực hiện viết tờ trình như sau:

  • Sắp xếp, tổ chức các phần: Tờ trình cần được sắp xếp theo trình tự logic và có liên kết chặt chẽ. Mỗi phần nên có tiêu đề và được đánh số thứ tự để dễ dàng theo dõi.
  • Sử dụng ngôn từ chuyên nghiệp: Người làm tờ trình cần tránh sử dụng từ viết tắt, tiếng lóng hoặc ngôn ngữ mơ hồ gây hiểu lầm. Tờ trình nên định nghĩa các thuật ngữ chuyên ngành và giải thích các từ ngữ khó hiểu nếu cần thiết.
  • Hỗ trợ thông tin bằng hình ảnh và số liệu: Tờ trình có thể sử dụng hình ảnh, biểu đồ, bảng biểu và số liệu thống kê để minh họa thông tin sao cho dễ hiểu nhất. Tuy nhiên, người làm tờ trình cần đảm bảo rằng các thông tin được sắp xếp hợp lý và có chú thích rõ ràng.
  • Kiểm tra chính tả, ngữ pháp: Trước khi gửi bản tờ trình, cần kiểm tra và sửa chữa các lỗi chính tả, ngữ pháp. Người làm tờ trình có thể sử dụng công cụ hỗ trợ nếu cần thiết để đảm bảo tờ trình dễ đọc. 
  • Định dạng và trình bày đồng nhất: Tờ trình nên sử dụng kiểu chữ và kích cỡ đồng nhất, các định dạng khác về mặt hình thức cũng cần nhất quán. Hãy chú ý căn chỉnh, khoảng cách giữa dòng và đánh dấu trang để tờ trình có hình thức chuyên nghiệp.

>>>> XEM NGAY: [Download] Mẫu biên bản đối chiếu công nợ đầy đủ, chi tiết 2024

5. Quy trình nộp và xử lý bản tờ trình xin kinh phí

Sau khi hoàn thiện bản tờ trình xin kinh phí, người làm tờ trình cần nộp cho phòng ban liên quan và chờ xử lý. Quy trình cụ thể diễn ra như sau: 

Bước 1: Tham khảo mẫu tờ trình phù hợp

Bước 2: Nộp/Gửi văn bản

Gửi tờ trình cho người hoặc phòng ban có liên quan nhận và xử lý. Có thể nộp qua email hoặc trình ký bản cứng trực tiếp.

Bước 3: Tiếp nhận tờ trình

Người/Phòng ban có thẩm quyền cần tiếp nhận tờ trình và xem xét nội dung. Quy trình này bao gồm phân loại, ghi nhận và chuyển tiếp tờ trình cho các bên liên quan hoặc người quản lý xác nhận thông tin.

Bước 4: Đánh giá

Người/Phòng ban có liên quan sẽ đánh giá, xem xét các tình tiết, chứng cứ và đưa ra nhận định, đề xuất cần thiết.

Bước 5: Quyết định xử lý

Dựa trên thông tin trong tờ trình và quy trình nộp và xử lý, người quản lý ra quyết định cuối cùng.

Bước 6: Phản hồi kết quả

Người hoặc phòng ban có thẩm quyền thông báo kết quả xử lý tờ trình cho người viết hoặc các bên liên quan.

>>>> ĐỪNG BỎ LỠ: [Download] Mẫu báo cáo dòng tiền file Excel đơn giản, chi tiết

tờ trình xin hỗ trợ kinh phí
Quy trình xử lý tờ trình trong một doanh nghiệp

Trên đây là mẫu tờ trình xin kinh phí mới nhất theo quy định 2024 do 1C Việt Nam tổng hợp. Việc sử dụng mẫu tờ trình phù hợp và tuân thủ các nguyên tắc đề trên sẽ giúp doanh nghiệp trình bày thông tin một cách chuyên nghiệp, hỗ trợ hiệu quả cho quá trình vận hành dự án và các hoạt động kinh doanh.

>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

 

Triển khai giải pháp chuyển đổi số
cho doanh nghiệp của bạn ngay hôm nay