Kiến thức quản trị
Trang chủ Giải pháp Tin tức 5 bước xây dựng bộ quy trình quản lý doanh nghiệp hiệu quả
1C Việt Nam
(12.11.2023)

5 bước xây dựng bộ quy trình quản lý doanh nghiệp hiệu quả

Xây dựng một bộ quy trình quản lý doanh nghiệp giúp kiểm soát các hoạt động một cách có hệ thống, tăng hiệu suất làm việc và đạt được mục tiêu kinh doanh quan trọng. Trong bài viết này, hãy cùng 1C Việt Nam tìm hiểu 5 bước cơ bản để xây dựng quy trình quản lý doanh nghiệp hiệu quả. 

1. Bộ quy trình quản lý doanh nghiệp là gì?

Bộ quy trình quản lý doanh nghiệp là một tập hợp các bước hoặc hoạt động được tổ chức theo kế hoạch. Mục đích của bộ quy trình này là đảm bảo rằng các hoạt động được thực hiện một cách hiệu quả, đạt được các mục tiêu kinh doanh, đáp ứng nhu cầu của thị trường và khách hàng.

bộ quy trình quản lý doanh nghiệp
Bộ quy trình quản lý doanh nghiệp là tập hợp các hoạt động có kế hoạch và mục tiêu

2. Các bước xây dựng quy trình quản lý doanh nghiệp

Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt, việc thiết lập, tuân thủ các quy trình quản lý chính xác có thể giúp doanh nghiệp tăng cường hiệu suất và đạt được sự thành công bền vững. Dưới đây là 5 bước đơn giản để xây dựng một bộ quy trình quản lý doanh nghiệp hiệu quả:

2.1. Bước 1: Thiết kế quy trình

Thiết kế bộ quy trình quản lý doanh nghiệp yêu cầu tuân thủ 5 yếu tố cốt lõi sau:

  • Xác định nhu cầu, phạm vi của quy trình quản lý cùng với mục tiêu cuối cùng mà doanh nghiệp muốn đạt được.
  • Mô hình hoá yếu tố quan trọng thành các mô tả chi tiết, tạo nên khung tham chiếu để điều chỉnh công việc một cách hiệu quả.
  • Phân loại đối tượng tham gia, phân công nhiệm vụ rõ ràng, tối ưu để đảm bảo sự chặt chẽ trong quy trình.
  • Xác định phương pháp kiểm soát, kiểm tra, đồng thời đưa ra đánh giá và đề xuất cải thiện phù hợp.
  • Tính toán, cung cấp thông tin, hướng dẫn chi tiết bao gồm cả văn bản quy chuẩn để nhân viên có thể hiểu và áp dụng quy trình một cách tốt nhất.
bộ quy trình quản lý doanh nghiệp
Thiết kế bộ quy trình quản lý doanh nghiệp để đảm bảo thực hiện và kiểm soát chặt chẽ

2.2. Bước 2: Mô hình hóa quy trình

Sau khâu thiết kế, bước tiếp theo mà doanh nghiệp cần thực hiện là mô hình hóa quy trình. Trong giai đoạn này, tất cả các khía cạnh về lý thuyết trong bước 1 sẽ được mô phỏng trực quan bằng các biểu đồ, hình ảnh, mô hình,... Mục đích của mô hình hóa quy trình nhằm: 

  • Đánh giá, xem xét lại tiêu chuẩn của quy trình quản lý, bao gồm chất lượng sản phẩm và dịch vụ đầu ra.
  • Thiết kế một bản tài liệu tham khảo để tái thiết kế quy trình, xác định các vấn đề cần loại bỏ hoặc bổ sung.
  • Cung cấp một tài liệu hướng dẫn để giúp nhân viên, đặc biệt là những người mới hiểu cách thức hoạt động của quy trình.
bộ quy trình quản lý doanh nghiệp
Mô hình hóa quy trình nhằm cung cấp tài liệu hướng dẫn cho nhân viên chi tiết

2.3. Bước 3: Triển khai quy trình

Sau giai đoạn thiết kế và mô hình hóa hoàn thiện, bộ quy trình quản lý doanh nghiệp có thể được đưa vào triển khai trên thực tế thông qua 2 hình thức sau:

  • Triển khai trên giấy tờ: Quy trình được đưa vào hoạt động thông qua việc sử dụng các tài liệu giấy tờ và hướng dẫn.
  • Sử dụng phần mềm và công nghệ: Trong thời đại 4.0, doanh nghiệp có thể triển khai quy trình quản lý toàn diện thông qua sự hỗ trợ của các phần mềm quản trị. Điều này giúp tối ưu hóa quy trình quản lý doanh nghiệp, tiết kiệm thời gian thực hiện và gia tăng hiệu suất làm việc.
bộ quy trình quản lý doanh nghiệp
Sử dụng phần mềm hỗ trợ giúp tối ưu hóa quy trình quản lý doanh nghiệp

2.4. Bước 4: Theo dõi, đánh giá quy trình

Trong quá trình triển khai, mọi vấn đề phát sinh sẽ được ghi lại và đánh giá từ đó, nhà quản lý sẽ tiến hành điều chỉnh, cải tiến quy trình để phù hợp với thực tế hơn. Công tác đánh giá, điều chỉnh cần được thực hiện đều đặn, mục tiêu là giảm thiểu các lỗi có thể xảy ra trong quá trình thực hiện quy trình, nâng cao hiệu quả cuối cùng của doanh nghiệp.

2.5. Bước 5: Thực hiện điều chỉnh và tối ưu hóa quy trình

Đây là giai đoạn quan trọng cuối cùng và cũng là nền tảng cho việc cập nhật, phát triển bộ quy trình quản lý doanh nghiệp. Từ những vấn đề đã được xác định, doanh nghiệp cần thực hiện các phương án điều chỉnh cần thiết để tối ưu hóa quy trình. Mục tiêu là đạt được hiệu quả, tăng năng suất và tạo cơ hội để phát triển tiềm năng cho tổ chức.

bộ quy trình quản lý doanh nghiệp
Thực hiện điều chỉnh và tối ưu hóa quy trình tạo cơ hội để phát triển cho tổ chức

ĐỌC THÊM: TOP 9 phần mềm quản lý doanh nghiệp hiệu quả tốt hiện nay

3. Tầm quan trọng của bộ quy trình quản lý doanh nghiệp

Bộ quy trình quản lý doanh nghiệp giúp ban lãnh đạo và nhân viên hiểu rõ cách thức hoạt động từ đó mang lại hiệu quả, tránh sai sót, rủi ro phát sinh do thiếu sự minh bạch, rõ ràng. Vai trò của bộ quy trình quản lý bao gồm:

  • Xác định rõ công việc và thứ tự thực hiện: Áp dụng một quy trình quản trị hợp lý giúp các nhân viên biết rõ công việc cần thực hiện, thứ tự ưu tiên. Điều này giúp đảm bảo các hoạt động diễn ra suôn sẻ, đạt được mục tiêu đề ra.
  • Phân công lao động rõ ràng: Quy trình quản lý thống nhất giúp người quản lý dễ dàng phân công nhiệm vụ, xác định vai trò và trách nhiệm của từng nhân viên. Điều này tạo điều kiện trong việc quản lý nhân sự hiệu quả.
  • Nâng cao sự hài lòng của khách hàng: Quy trình quản lý giúp nhân viên chăm sóc khách hàng tốt hơn, đáp ứng nhu cầu của họ một cách chính xác. Điều này tạo điều kiện gia tăng sự hài lòng của khách hàng hiện tại và thu hút khách hàng mới.
  • Tăng cạnh tranh: Xây dựng bộ quy trình quản lý doanh nghiệp hiệu quả giúp công ty hoạt động mạnh mẽ hơn và tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ. Từ đó, doanh nghiệp có thể đạt được sự phát triển, thành công bền vững trong thị trường.
bộ quy trình quản lý doanh nghiệp
Quy trình quản lý thống nhất giúp phân công nhiệm vụ rõ ràng

>>>> TÌM HIỂU THÊM: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý doanh nghiệp trong thời đại 4.0

4. Giải pháp Văn phòng số 1C:Document Management giúp quản lý quy trình cho doanh nghiệp

Phần mềm Văn phòng số 1C:Document Management là một giải pháp tự động hóa trong công tác số hóa văn bản điện tử và điều hành công việc. Phần mềm được phát triển trên nền tảng công nghệ tiên tiến giúp doanh nghiệp xây dựng và quản lý các quy trình dễ dàng, thuận tiện. 

bộ quy trình quản lý doanh nghiệp
Phần mềm 1C:Document Management hỗ trợ quản lý quy trình thuận tiện, hiệu quả

1C:Document Management có các tính năng nổi bật sau:

  • Tổ chức và kiểm soát các quy trình công việc từ đơn giản đến phức tạp. 
  • Cho phép thiết kế và tự động hóa các quy trình theo yêu cầu của doanh nghiệp. Đặc biệt, phần mềm có thể được tùy biến linh hoạt, dễ dàng mở rộng quy trình nhằm đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp khi cần.
  • Quy trình giao việc được thiết kế tối ưu, hỗ trợ các nhà quản lý giám sát các nhiệm vụ dễ dàng đảm bảo nhân viên thực hiện có hiệu quả, giảm thiểu tối đa các trường hợp quên việc, trễ deadline,...
  • Quy trình phê duyệt đơn từ, giấy tờ, hồ sơ,... được thực hiện trên hệ thống tập trung, thuận tiện trong việc theo dõi, xử lý các yêu cầu, phê duyệt nhanh chóng.
  • Có ứng dụng di động, dễ dàng quản lý mọi lúc mọi nơi.
  • Tạo môi trường làm việc thân thiện, tiết kiệm thời gian và chi phí.

Như vậy, xây dựng bộ quy trình quản lý doanh nghiệp rõ ràng, khoa học là yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp nhằm đảm bảo sự hoạt động hiệu quả, gia tăng hiệu suất và giảm thiểu sai sót. Với sự phát triển của công nghệ, doanh nghiệp hoàn toàn có thể áp dụng các phần mềm hỗ trợ để quản lý quy trình nhanh chóng, đơn giản hơn. Để biết thêm thông tin về phần mềm quản lý quy trình, vui lòng liên hệ tới 1C Việt Nam nhé! 

>>>> TÌM HIỂU NGAY: 

Triển khai giải pháp chuyển đổi số
cho doanh nghiệp của bạn ngay hôm nay