Kiến thức quản trị
Trang chủ Giải pháp Tin tức Chi phí quản lý doanh nghiệp là gì? Ý nghĩa và cách tối ưu hiệu quả
1C Việt Nam
(17.12.2024)

Chi phí quản lý doanh nghiệp là gì? Ý nghĩa và cách tối ưu hiệu quả

Chi phí quản lý không những giúp các nhà quản trị kiểm soát tốt dòng tiền mà còn giúp các công ty tối ưu lợi nhuận và nguồn tài nguyên hiệu quả. Vậy chi phí quản lý doanh nghiệp là gì? Chi phí này bao gồm những khoản nào và có cách tính ra sao? Hãy cùng 1C Việt Nam tìm hiểu qua các thông tin trong bài viết dưới đây nhé.

>>>> XEM THÊM: Quản trị doanh nghiệp là gì? Chức năng và nguyên tắc áp dụng

1. Chi phí quản lý doanh nghiệp là gì?

Chi phí quản lý doanh nghiệp là tổng chi phí sử dụng để điều hành và quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và một số các khoản chi phí cố định như mua sắm trang thiết bị văn phòng, chi phí marketing, chi phí thuê văn phòng,... (Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp và Luật kế toán năm 2015). 

Việc xác định rõ chi phí quản lý doanh nghiệp gồm những gì sẽ giúp các công ty kiểm soát được chi tiêu trong tháng, trong năm qua đó giúp cơ quan nhà nước có thể nắm rõ các dòng tiền của doanh nghiệp để tiến hành thu thuế theo quy định.

chi phí quản lý doanh nghiệp là gì
Chi phí quản lý doanh nghiệp là chi phí sử dụng để điều hành và quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh

>>> TÌM HIỂU NGAY: 

2. Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm những gì?

Bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần hiểu rõ về chi phí quản lý và thống kê chi tiết, phân chia rõ ràng các khoản trong đó. Cùng 1C Việt Nam tìm hiểu các loại chi phí quản lý doanh nghiệp qua bảng dưới đây nhé. 

STT

CHI PHÍ

ĐẶC ĐIỂM

1

Chi phí vật liệu quản lý

Bao gồm các khoản chi phí mua vật liệu dùng trong công tác quản lý bao gồm: văn phòng phẩm, dụng cụ, công cụ hỗ trợ làm việc… vật liệu sửa chữa tài sản cố định (TSCĐ).

2

Chi phí quản lý nhân viên

Bao gồm toàn bộ các loại chi phí chi trả cho nhân sự gồm: tiền lương, tiền phụ cấp, BHYT, BHXH,… 

3

Chi phí vật dụng văn phòng

Bao gồm các loại chi phí mua dụng cụ, đồ dùng văn phòng. 

4

Khấu hao TSCĐ

Đây là khoản khấu hao tài sản cố định như: tiền thuê văn phòng, thiết bị máy móc, vật liệu, phương tiện truyền dẫn,...

5

Thuế và các lệ phí khác

Bao gồm các loại thuế như: tiền thuế môn bài, thuế đất, các khoản lệ phí, phí khác,… 

6

Chi phí dự phòng

Chi phí này bao gồm những khoản nợ khó đòi, dự phòng phải trả,...

7

Chi phí mua ngoài

Bao gồm các khoản mua ngoài hỗ trợ công tác quản lý kinh doanh như: bằng sáng chế, tài liệu kỹ thuật, tiền thuê TSCĐ, chi phí chi trả cho nhà thầu phụ,… 

8

Chi phí khác

Gồm các khoản chi phí khác như: chi phí di chuyển, chi phí cho nhân viên,…

chi phí quản lý kinh doanh là gì
Có 8 loại chi phí quản lý doanh nghiệp cần được phân chia và hoạch định rõ ràng

>>>> XEM THÊM:

3. Hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp theo Thông tư 200

Thông tư 200 của Bộ Tài chính Việt Nam có quy định rõ ràng về doanh thu và hạch toán chi phí. Để hiểu rõ hơn về chi phí quản lý doanh nghiệp là gì, ta cùng tham khảo qua các thông tin sau nhé.

Bảng kết cấu và nội dung phản ánh chi phí quản lý kinh doanh trong tài khoản 642

BÊN NỢ

BÊN CÓ

– Chi phí quản lý kinh doanh phát sinh trong kỳ: Bao gồm các khoản như lương nhân viên, phụ cấp, vật liệu quản lý, khấu hao TSCĐ, chi phí vật dụng văn phòng, lệ phí và các khoản phí liên quan, thuế,…

– Các khoản dự phòng phải thu, dự phòng phải trả: Sự chênh lệch giữa các kỳ giúp điều chỉnh số dự phòng luôn dựa trên số thực tế mới.

– Các khoản ghi giảm chi phí quản lý hoạt động kinh doanh: Bao gồm điều chỉnh các khoản phí dự trữ hoặc điều chỉnh theo yêu cầu của các cơ quan quản lý.

– Hoàn nhập dự phòng phải trả, phải thu khó đòi: Số dự phòng phải lập kỳ này phải nhỏ hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết.

– “Xác định kết quả kinh doanh”: Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp vào tài khoản 911: Tích hợp chi phí vào báo cáo kết quả kinh doanh của công ty.

Trong chi phí quản lý doanh nghiệp, tài khoản 642 sẽ không có số dư cuối kỳ, điều này có nghĩa là các khoản phí đã ghi nhận sẽ được kết chuyển vào tài khoản khác như đã nhắc đến ở trên. Đặc biệt, tài khoản 642 còn có hai tài khoản cấp 2 liên quan, lần lượt là:

Tài khoản 6421 – Chi phí bán hàng: Phản ánh chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ trong kỳ của doanh nghiệp và tình hình kết chuyển chi phí bán hàng sang tài khoản 911 – Xác định kết quả kinh doanh. Chi phí quản lý doanh nghiệp - Tài khoản 6422: Cho thấy chi phí quản lý chung của công ty phát sinh trong kỳ và kết quả của quá trình kết chuyển chi phí quản lý kinh doanh sang tài khoản 911.

chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm những gì
Tài khoản 642 sẽ không có số dư cuối kỳ, điều này có nghĩa là các khoản phí đã ghi nhận sẽ được kết chuyển vào các tài khoản khác. 

Cách tính chi phí quản lý trong doanh nghiệp bao gồm 7 bước: 

  • Xác định các khoản chi tiêu liên quan đến công tác quản lý.
  • Ghi lại chi phí trong hệ thống kế toán.
  • Thu thập thông tin dữ liệu. 
  • Kiểm tra và điều chỉnh. 
  • Tính toán chi phí.
  • Kết chuyển chi phí.
  • Lập báo cáo kết quả.

Ngoài cách tính này ra thì tùy theo quy định của pháp luật và phương pháp kế toán mà chi phí quản lý doanh nghiệp được tính theo phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, để đảm bảo sự chính xác và đúng pháp luật, doanh nghiệp có thể tham khảo thông tin chi tiết từ chuyên gia kế toán hoặc cơ quan quản lý.

>>>> ĐỌC THÊM:

4. Ý nghĩa của việc xác định và quản lý chi phí doanh nghiệp

Một doanh nghiệp muốn được vận hành trơn tru và minh bạch thì cần rõ ràng trong quản lý chi phí doanh nghiệp. Việc hiểu và xác định chi phí quản lý doanh nghiệp là gì sẽ mang lại những lợi ích dưới đây:

  • Giúp các nhà quản lý doanh nghiệp kiểm soát được các hoạt động kinh doanh của công ty một cách nhanh chóng.
  • Giúp doanh nghiệp dự toán được các hoạt động kinh doanh, thông quan việc định mức nguyên vật liệu và ngày công của nhân sự.
  • Giúp người quản lý có thể đưa ra quyết định đầu tư, lựa chọn và định giá bán hàng hiệu quả.
  • Tối ưu việc sử dụng và quản lý các nguồn lực trong doanh nghiệp.
  • Thúc đẩy nhân sự có trách nhiệm hơn trong việc sử dụng tài nguyên trong công ty một cách hợp lý và tiết kiệm hơn.
chi phí quản lý doanh nghiệp là tài khoản nào
Chi phí quản lý doanh nghiệp giúp các nhà quản lý kiểm soát hoạt động kinh doanh nhanh chóng

>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

5. Cách tối ưu chi phí quản lý trong doanh nghiệp hiệu quả

  • Việc tối ưu hóa chi phí quản lý doanh nghiệp không những giúp tiết kiệm nguồn tài nguyên mà còn nâng cao chất lượng sản phẩm. Dưới đây là các cách giúp tối ưu chi phí quản lý hiệu quả mà doanh nghiệp có thể tham khảo:
  • Tối ưu hoạt động quản lý kinh doanh: Doanh nghiệp cần cần xây dựng quy trình làm việc rõ ràng, cụ thể để hạn chế tình trạng trì trệ, ảnh hưởng đến hiệu suất vận hành của công ty. Ngoài ra doanh nghiệp cũng cần kiểm tra, xác định và tiến hành cắt giảm các hoạt động dư thừa để tối ưu các khoản chi.
  • Áp dụng công nghệ hiện đại vào trong sản xuất: Nên sử dụng các phần mềm quản lý, quản lý nhân sự, quản trị tài chính,… để tối ưu chi phí nhân sự và tiết kiệm thời gian hiệu quả.
  • Lựa chọn nhà cung cấp tốt nhất: Lựa chọn và cân nhắc kỹ các nhà cung cấp phù hợp, đáp ứng được yêu cầu cần thiết như: chất lượng sản phẩm, dịch vụ, chi phí,... giúp doanh nghiệp tiết kiệm một khoản chi phí không nhỏ.
chi phí quản lý doanh nghiệp là gì
Nên sử dụng các phần mềm quản lý, quản lý nhân sự, quản trị tài chính,… để tối ưu chi phí nhân sự và tiết kiệm thời gian hiệu quả.

Như vậy, nội dung bài viết trên đây đã lý giải chi tiết về chi phí quản lý doanh nghiệp là gì. Việc nắm vững các kiến thức chuyên môn về đặc điểm và nguyên tắc tính toán chi phí trong đó sẽ giúp các nhà quản lý thực hiện tốt vai trò phân của mình, góp phần giúp doanh nghiệp phát triển vững mạnh. Đừng quên theo dõi các bài viết khác trên website 1C Việt Nam để cập nhật những thông tin hữu ích về quản lý doanh nghiệp nhé!

>>>> TÌM HIỂU THÊM: 

  • Kaizen là gì? Nguyên tắc cốt lõi và quy trình cải tiến Kaizen hiệu quả 
  • 5M là gì? Phân tích mô hình 5M được sử dụng trong doanh nghiệp

Triển khai giải pháp chuyển đổi số
cho doanh nghiệp của bạn ngay hôm nay