Lợi nhuận giữ lại là một chỉ số kế toán quan trọng giúp doanh nghiệp gia tăng giá trị cổ phiếu, tái đầu tư và mở rộng kinh doanh. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng 1C Việt Nam tìm hiểu ngay khái niệm lợi nhuận giữ lại là gì và cách quản lý lợi nhuận giữ lại hiệu quả.
Lợi nhuận giữ lại (Retained Earnings) là số tiền còn lại sau khi nộp thuế, phân chia cổ tức cho các cổ đông và trừ các khoản lỗ từ lợi nhuận gộp của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định. Đây là một phần quan trọng của vốn chủ sở hữu vào cuối kỳ kế toán, thường được sử dụng để thanh toán các khoản nợ, chi trả cổ tức cho cổ đông hoặc tái đầu tư để thúc đẩy phát triển của doanh nghiệp.
Lợi nhuận giữ lại từ khi doanh nghiệp bắt đầu hoạt động, được ghi chép trong mục "Vốn chủ sở hữu" của bảng cân đối kế toán, cụ thể là chỉ số 421 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Doanh nghiệp cần chú ý sẽ có sự phân biệt rõ ràng giữa lợi nhuận giữ lại từ các năm trước và lợi nhuận giữ lại từ kỳ kinh doanh gần nhất.
>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN: Asset Turnover Ratio là gì? Cách tính tỷ lệ vòng quay tài sản
Lợi nhuận giữ lại (RE) là một chỉ tiêu quan trọng trong báo cáo tài chính, phản ánh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Một số đặc điểm điển hình của RE bao gồm:
Lợi nhuận giữ lại đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý tài chính và phát triển bền vững của doanh nghiệp. Dưới đây là ý nghĩa của lợi nhuận giữ lại đối với doanh nghiệp:
>>>> XEM THÊM:
Lợi nhuận giữ lại của một doanh nghiệp không chỉ phụ thuộc vào hiệu suất kinh doanh mà còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Dưới đây là một số yếu tố quan trọng có thể ảnh hưởng tới lợi nhuận giữ lại:
Số dư lợi nhuận cuối kỳ trước (tích lũy từ các kỳ trước) sẽ chuyển thành số dư đầu kỳ cho kỳ kế toán tiếp theo. Nếu giá trị này là dương, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có lãi trong kỳ trước. Ngược lại, nếu giá trị là âm sẽ chỉ ra rằng doanh nghiệp đã ghi nhận lỗ ròng và có thể đối mặt với khả năng không đủ tiềm lực tài chính để giảm khoản nợ cũng như trả cổ tức cho các cổ đông trong kỳ kế toán trước.
Khi doanh nghiệp có lãi ròng, lợi nhuận giữ lại có giá trị dương, tạo cơ hội mở rộng đầu tư và phát triển. Ngược lại, khi ghi nhận lỗ ròng đồng nghĩa với việc lợi nhuận giữ lại có thể giá trị âm. Hậu quả doanh nghiệp có thể đối mặt với khó khăn, làm suy giảm khả năng đáp ứng nhu cầu về vốn trong các kỳ kế tiếp.
Doanh nghiệp có thể chi trả cổ tức cho cổ đông thông qua hai phương thức: bằng tiền mặt hoặc bằng cổ phiếu, cụ thể như sau:
>>>> ĐỌC THÊM:
Lợi nhuận giữ lại được tính toán theo công thức cơ bản sau đây:
Lợi nhuận giữ lại cuối kỳ = Lợi nhuận giữ lại đầu kỳ + Thu nhập ròng (Lỗ ròng) phát sinh trong kỳ - Cổ tức trả trong kỳ
Trong đó:
Ví dụ: Công ty có lợi nhuận sau thuế trong năm 2024 là 5.000.000 đồng và quyết định trả cổ tức cho cổ đông với tổng giá trị là 2.000.000 đồng. Lợi nhuận giữ lại tích lũy đến hết năm 2023 là 6.000.000 đồng. Để tính lợi nhuận giữ lại tích lũy đến hết năm 2024, nhà quản lý sử dụng công thức sau:
Lợi nhuận giữ lại năm 2024 = Lợi nhuận sau thuế - Cổ tức = 5.000.000 - 2.000.000 = 3.000.000 đồng.
Vậy, lợi nhuận giữ lại tích lũy đến hết năm 2024 là: Lợi nhuận giữ lại tích lũy đến năm 2023 + Lợi nhuận giữ lại năm 2024 = 6.000.000 + 3.000.000 = 9.000.000 đồng.
>>>> ĐỌC THÊM: Mẫu biên bản kiểm kê tài sản mới nhất 2024
Quản lý và sử dụng lợi nhuận giữ lại hiệu quả sẽ giúp đảm bảo tài chính ổn định và hỗ trợ doanh nghiệp phát triển bền vững. Dưới đây là một số cách hiệu quả công ty có thể áp dụng:
Một cách đơn giản để gia tăng thu nhập giữ lại là tăng doanh thu, giảm chi phí hay có thể hiểu là tăng thu nhập ròng phát sinh trong kỳ bằng cách mở rộng nhóm đối tượng khách hàng, đưa ra sản phẩm/dịch vụ mới, hoặc thực hiện điều chỉnh giá. Đồng thời đi cùng với đó, doanh nghiệp có thể áp dụng các biện pháp giảm chi phí bao gồm cắt giảm chi phí quảng cáo, tiền thuê nhà và chi phí nhân sự,...
Đầu tư vào tăng trưởng bền vững là một chiến lược quan trọng giúp doanh nghiệp không chỉ phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn ngắn hạn mà còn đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững trong tương lai. Một số cách mà doanh nghiệp có thể đầu tư vào tăng trưởng bền vững như:
Doanh nghiệp nên thiết lập mục tiêu giảm nợ một cách tối đa, vì khoản nợ cao có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận và giảm thu nhập giữ lại. Để tối ưu hóa nguồn lực, doanh nghiệp cần thiết lập một hệ thống quản lý tài chính hiệu quả. Điều này bao gồm việc giám sát dòng tiền, duy trì hồ sơ tài chính chính xác và đưa ra quyết định sáng suốt dựa trên dữ liệu tài chính.
Phần mềm quản lý tài chính kế toán là một phương tiện hiệu quả để cải thiện quản lý tài chính và đồng thời tăng cường thu nhập giữ lại của doanh nghiệp. Điều này không chỉ giúp tự động hóa các quy trình kế toán, giảm thiểu sai sót, tăng hiệu quả quản lý mà còn hỗ trợ trong việc dự báo tài chính chính xác và quản lý dòng tiền một cách chi tiết.
>>>> ĐỌC THÊM: [Miễn phí] Mẫu file Excel quản lý thu chi công ty chi tiết nhất 2024
1C:Company Management là giải pháp quản trị doanh nghiệp linh hoạt và có khả năng tùy chỉnh, kết nối mọi khía cạnh của doanh nghiệp trên một nền tảng duy nhất. Phần mềm 1C:Company Management bao gồm các phân hệ Bán hàng, Mua hàng, Sản xuất, Kho, Tài chính và Nhân sự tiền lương,... giúp tối ưu hóa quy trình, tiết kiệm thời gian và chi phí. Đối với nghiệp vụ quản lý tài chính, 1C:Company Management có các ưu điểm nổi bật sau:
Lợi nhuận giữ lại đóng vai trò quan trọng trong bức tranh toàn diện của hoạt động tài chính doanh nghiệp. Hy vọng qua bài viết này của 1C Việt Nam, các thông tin hữu ích về khái niệm "Lợi nhuận giữ lại là gì?" đã được làm rõ. Để tăng hiệu quản lý, doanh nghiệp có thể tham khảo phần mềm 1C:Company Management cung cấp phân hệ quản lý tài chính chuyên nghiệp. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay 1C Việt Nam để được tư vấn chi tiết.
>>>> ĐỌC THÊM: