[TẢI XUỐNG] 5 mẫu biên bản bàn giao công việc mới nhất
File bàn giao công việc là một trong những hồ sơ cần thiết, đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính minh bạch, chính xác trong quá trình chuyển giao của doanh nghiệp. Trong bài viết dưới đây, 1C Việt Nam đã tổng hợp 5 mẫu biên bản bàn giao công việc mới và thịnh hành nhất, hỗ trợ doanh nghiệp quản lý nhân sự hiệu quả. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
1. Mẫu biên bản bàn giao công việc khi nghỉ việc
Một trong những trường hợp cần sử dụng các mẫu biên bản bàn giao công việc là nhân viên nghỉ việc. Đây là tài liệu quan trọng ghi lại các nhiệm vụ người lao động đang đảm nhiệm tại thời điểm nghỉ. Biên bản bàn giao nghỉ việc cần đảm bảo sự tiếp nhận và liên thông đối với người nhận việc, giúp người mới có thể hiểu rõ về nhiệm vụ cần thực hiện, trạng thái, tiến độ của dự án cũng như các nội dung bàn giao công việc, lưu ý khác.
2. Mẫu biên bản bàn giao công việc khi chuyển công tác
Mẫu biên bản bàn giao khi chuyển công tác tổng hợp các trách nhiệm, công việc và tài sản liên quan đến các nhiệm vụ mà người chuyển công tác đang đảm nhận. Người nhận công tác sẽ dựa trên biên bản này để tiến hành tiếp nhận công việc khi có nhân sự chuyển đến làm việc tại một đơn vị, phòng ban khác. Mẫu file yêu cầu rõ ràng dễ hiểu giúp đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả trong quá trình bàn giao nhiệm vụ.
3. Mẫu biên bản bàn giao công việc khi nghỉ thai sản
Mẫu biên bản này áp dụng cho nhân viên, trưởng nhóm, quản lý khi muốn nghỉ thai sản. Mẫu biên bản bàn giao để đảm bảo quá trình chuyển giao nhiệm vụ cho người tiếp nhận được diễn ra thuận lợi. Biên bản này sẽ giúp người tiếp nhận nắm được thực trạng, tiến độ cũng như trạng thái của dự án đang được tiến hành.
Bằng việc sử dụng Excel để tạo biên bản bàn giao trực tuyến hỗ trợ kế toán - người giữ vị trí quan trọng trong doanh nghiệp, diễn ra nhanh chóng khi mà trao đổi nhiều thông tin mang tính đặc thù. Biên bản này yêu cầu thực hiện chi tiết, kỹ lưỡng đầy đủ thông tin và tình trạng của các hạng mục công việc đang được tiến hành để tránh gián đoạn nghiệp vụ kế toán của tổ chức. Đây là giấy tờ quan trọng đảm bảo tính minh bạch và chính xác trong quá trình chuyển giao công việc.
Đối với các lĩnh vực đặc thù như kinh doanh, sản xuất,...thì các mẫu biên bản bàn giao liên quan đến tài sản khá phổ biến. Nội dung của các biên bản này bao gồm số lượng, tình trạng, các lưu ý cần thiết về công cụ, tài sản mà nhân viên được bàn giao để thực hiện công việc. Một số doanh nghiệp sử dụng mẫu biên bản bàn giao công việc file excel, trong khi một số khác lại sử dụng file word tùy vào nhu cầu sử dụng.
Các mẫu biên bản bàn giao công việclà tài liệu ghi lại quá trình chuyển giao trách nhiệm, công việc và thông tin liên quan đến người bàn giao và người tiếp nhận. Thông thường, biên bản này thường sử dụng khi có sự thay đổi vị trí phòng ban, có người nghỉ việc hoặc công việc cần người phụ trách mới. Các file bàn giao có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo tính chính xác và minh bạch, hạn chế tối đa tranh chấp trong quá trình chuyển giao. Cụ thể:
Cung cấp thông tin chi tiết về nhiệm vụ, công việc, dữ liệu, tài sản và quy trình liên quan đến công việc đang thực thi, để người tiếp nhận hiểu rõ vấn đề và tiếp tục hoàn thiện.
Giúp nhà quản lý kiểm soát chặt chẽ việc chuyển giao công việc của nhân sự, hẹn chế xảy ra tranh chấp giữa các phòng ban trong tổ chức cũng như việc gián đoạn quy trình làm việc của doanh nghiệp.
Vậy cách làm biên bản bàn giao công việc và yêu cầu cụ thể ra sao? Một mẫu biên bản bàn giao công việc chuẩn chỉnh cần đảm bảo các thông tin cơ bản sau đây:
Thông tin cá nhân: Tên, phòng ban, chức vụ, địa chỉ liên lạc của người thực hiện bàn giao.
Thông tin công việc chuyển giao: Chi tiết nhiệm vụ, tiến độ công việc, trạng thái của dự án, trách nhiệm và những công việc cần hoàn thành.
Danh sách các dữ liệu, tài liệu cần chuyển giao: Bao gồm các tài liệu quan trọng như bản vẽ, hợp đồng, mật khẩu, mẫu, tài khoản,...cần bàn giao cho người nhận công việc.
Các chính sách và quy trình liên quan đến công việc: Quy trình làm việc, quy định về bảo mật, hướng dẫn chi tiết, chính sách giải quyết tranh chấp,...
Thời gian và địa điểm bàn giao công việc: Địa điểm và thời gian bàn giao cũng như thời hạn cần hoàn thành nhiệm vụ.
Chữ ký xác nhận từ người chuyển giao và người tiếp nhận thể hiện sự đồng thuận với các nội dung ghi trong biên bản và xác nhận thời hạn hoàn thành công việc.
>>>> TÌM HIỂU THÊM: [Download] Mẫu hợp đồng lao động mới nhất 2025 (theo Bộ luật Lao động)
8. Những trường hợp cần sử dụng mẫu biên bản bàn giao công việc
Tùy vào từng trường hợp khác nhau, các mẫu bàn giao công việc sẽ được thay đổi để phù hợp. Tuy nhiên hầu hết các nội dung chính vẫn giữ nguyên. Dưới đây là một số tình huống cần sử dụng đến file bàn giao công việc:
Nhân viên được điều động hoặc chuyển công tác sang đơn vị mới
Nhân viên nghỉ việc
Nhân viên xin nghỉ điều trị bệnh dài hạn, nghỉ thai sản
Nhiệm vụ cần có người phụ trách mới
9. Những sai sót thường gặp khi lập biên bản bàn giao công việc?
Dưới đây là những sai sót thường gặp khi lập biên bản bàn giao công việc:
9.1. Thiếu thông tin cơ bản
Ngày, giờ, địa điểm bàn giao: Việc thiếu thông tin này khiến biên bản thiếu tính chính xác và khó xác định thời điểm bàn giao.
Họ tên, chức danh người bàn giao và người nhận giao: Thiếu thông tin này gây khó khăn trong việc xác minh trách nhiệm và liên lạc về sau.
Tên công việc, dự án: Không rõ ràng về đối tượng bàn giao khiến biên bản thiếu tính mục đích và khó xác định phạm vi.
Nội dung công việc: Việc mô tả nội dung công việc không đầy đủ, không rõ ràng, thiếu chi tiết sẽ dẫn đến khó khăn trong việc tiếp nhận và thực hiện công việc.
Tài liệu, vật tư, thiết bị: Không liệt kê đầy đủ các tài liệu, vật tư, thiết bị bàn giao gây khó khăn trong việc kiểm tra và xác minh sau này.
9.2. Thiếu tính khách quan
Mô tả công việc thiếu chính xác: Sử dụng các cụm từ mơ hồ, chung chung hoặc thiếu sự cụ thể sẽ dẫn đến việc hiểu sai lệch nội dung.
Không ghi nhận đầy đủ vấn đề: Việc bỏ qua những vấn đề tồn tại, khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện công việc sẽ khiến người tiếp nhận công việc gặp khó khăn.
Thiếu thông tin về trách nhiệm: Không rõ ràng về trách nhiệm của người bàn giao và người nhận giao, dẫn đến việc khó phân định trách nhiệm khi xảy ra vấn đề.
9.3. Lỗi về hình thức
Bố cục không khoa học, khó đọc: Việc bố cục không khoa học, sử dụng nhiều font chữ, cỡ chữ khác nhau, thiếu sự sắp xếp hợp lý sẽ gây khó khăn trong việc theo dõi và đọc hiểu.
Lỗi chính tả, ngữ pháp: Lỗi chính tả, ngữ pháp khiến biên bản mất đi tính chuyên nghiệp và uy tín.
Thiếu chữ ký, đóng dấu: Thiếu chữ ký, đóng dấu khiến biên bản mất giá trị pháp lý và khó xác định tính hợp lệ.
9.4. Thiếu sự rõ ràng về trách nhiệm
Không phân định rõ ràng trách nhiệm: Người bàn giao và người nhận giao không rõ ràng về trách nhiệm của mình, dẫn đến việc thiếu minh bạch và khó giải quyết vấn đề khi xảy ra lỗi.
Thiếu sự thống nhất về thông tin: Người bàn giao và người nhận giao có những hiểu biết khác nhau về công việc, dẫn đến việc tiếp nhận công việc không chính xác.
9.5. Không có cơ chế theo dõi
Thiếu sự theo dõi sau bàn giao: Không có cơ chế theo dõi, đánh giá hiệu quả bàn giao sau khi hoàn thành sẽ khiến quá trình bàn giao thiếu hiệu quả.
>>> XEM THÊM:
EVP là gì? 5 bước xây dựng Employee Value Proposition chuẩn
Năng lực là gì? Vai trò và cách nâng cao năng lực nhân sự
Trên đây là những mẫu biên bản bàn giao công việc hoàn chỉnh do 1C Việt Nam tổng hợp. Doanh nghiệp có thể tải xuống và tùy chỉnh để phù hợp với nhu cầu sử dụng. Mong rằng bài viết trên có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian cũng như bàn giao công việc một cách hiệu quả hơn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.