Kiến thức quản trị
Trang chủ Giải pháp Tin tức 10+ mẫu quyết định bổ nhiệm mới và chính xác nhất 2024
1C Việt Nam
(25.08.2024)

10+ mẫu quyết định bổ nhiệm mới và chính xác nhất 2024

Để hoàn tất quy trình chuyển giao vị trí, nhận chức vụ mới cho nhân viên, doanh nghiệp cần sử dụng các mẫu quyết định bổ nhiệm. Đây là loại giấy tờ quan trọng và cần được soạn thảo đúng quy cách. Tùy thuộc vào mô hình tổ chức hay vị trí bổ nhiệm, các mẫu quyết định sẽ khác nhau. Trong bài viết dưới đây, 1C Việt Nam đã tổng hợp đầy đủ các mẫu quyết định thường gặp để doanh nghiệp có thể tham khảo. 

1. Quyết định bổ nhiệm là gì? 

Quyết định bổ nhiệm là văn bản nhằm giao cho một người hoặc một nhóm người đảm nhận vị trí, vai trò nào đó trong tổ chức. Bổ nhiệm được áp dụng trong các cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp. 

Các quyết định bổ nhiệm được thể hiện qua mẫu văn bản, tài liệu hoặc thông báo theo đúng quy định và thường được xác thực bởi cá nhân và tổ chức có thẩm quyền. Đây là căn cứ quan trọng cung cấp cho các bên liên quan (bao gồm cả người được bổ nhiệm) để tiến hành ghi nhận và thực thi

mẫu quyết định bổ nhiệm
Quyết định bổ nhiệm là việc giao cho một người hoặc một nhóm người chức vụ nào đó

>>>> ĐỪNG BỎ LỠ: 7 mẫu đơn xin nghỉ việc ngắn gọn, súc tích 2024

2. Download 10+ mẫu quyết định bổ nhiệm file Word

Tùy thuộc vào mô hình hoạt động và quy định riêng của từng tổ chức, quyết định bổ nhiệm sẽ được soạn thảo sao cho phù hợp. Tuy nhiên, hầu hết các mẫu quyết định bổ nhiệm đều có đầy đủ thông tin và soạn thảo theo đúng thể thức, quy định của Pháp luật. Dưới đây là các mẫu quyết định bổ nhiệm chính xác theo Luật, được 1C Việt Nam tổng hợp để Quý doanh nghiệp có thể tham khảo, tiết kiệm thời gian cho khâu soạn thảo. 

2.1 Mẫu quyết định bổ nhiệm đối với cơ quan Nhà nước 

Tổ chức và hoạt động của cơ quan Nhà nước đều được pháp luật quy định rất rõ ràng. Vì vậy, quá trình bổ nhiệm vị trí cũng yêu cầu các văn bản chính xác về nội dung và thể thức theo đúng quy định Pháp luật. Dưới đây là mẫu quyết định bổ nhiệm đối với cơ quan Nhà nước 1C Việt Nam gợi ý. 

TẢI XUỐNG TẠI ĐÂY 

mẫu quyết định bổ nhiệm trưởng phòng
Mẫu quyết định bổ nhiệm đối với cơ quan Nhà nước

2.2 Mẫu quyết định bổ nhiệm đối với Công ty Cổ phần 

Việc bổ nhiệm các vị trí trong Công ty Cổ phần cần nhận được sự đồng ý từ tất cả các thành viên trong Hội đồng Quản trị. Sau khi đã họp và thống nhất, doanh nghiệp có thể sử dụng mẫu quyết định bổ nhiệm dưới đây để thông báo quá trình bổ nhiệm đã hoàn tất và bắt đầu quá trình thực thi. 

TẢI XUỐNG TẠI ĐÂY 

mẫu quyết định bổ nhiệm
Mẫu quyết định bổ nhiệm đối với Công ty Cổ phần

2.3 Mẫu quyết định bổ nhiệm đối với Công ty TNHH 

Tùy vào số lượng thành viên của Công ty TNHH mà quyền bổ nhiệm các vị trí sẽ do Chủ tịch công ty hoặc Hội đồng quyết định. Doanh nghiệp có thể tải xuống mẫu quyết định bổ nhiệm dưới đây và chỉnh sửa các thông tin sao cho phù hợp nhất với đặc điểm của doanh nghiệp. 

TẢI XUỐNG TẠI ĐÂY 

download mẫu quyết định bổ nhiệm giám đốc
Mẫu quyết định bổ nhiệm đối với Công ty TNHH

2.4 Mẫu quyết định bổ nhiệm vị trí Giám đốc 

Vị trí Giám đốc là chức vụ vô cùng quan trọng trong doanh nghiệp, phụ trách điều hành doanh nghiệp theo các mục tiêu, sứ mệnh và giá trị cốt lõi đã đề ra. Chính vì thế, quá trình bổ nhiệm Giám đốc thường được quyết định bởi cả Hội đồng công ty hoặc các cá nhân nắm quyền cao nhất. Dưới đây là mẫu quyết định bổ nhiệm Giám đốc để doanh nghiệp có thể tham khảo. 

TẢI XUỐNG TẠI ĐÂY 

mẫu quyết định bổ nhiệm
Mẫu quyết định bổ nhiệm vị trí Giám đốc

2.5 Mẫu quyết định bổ nhiệm Phó Giám đốc công ty 

Sau khi quyết định vị trí Giám đốc, doanh nghiệp thường sẽ tiến hành bổ nhiệm vị trí Phó Giám đốc để hỗ trợ và trực tiếp quản lý các phòng ban chuyên môn. Tham khảo mẫu quyết định bổ nhiệm Phó Giám đốc dưới đây: 

TẢI XUỐNG TẠI ĐÂY  

mẫu quyết định bổ nhiệm phó giám đốc
Mẫu quyết định bổ nhiệm phó giám đốc công ty

2.6 Mẫu quyết định bổ nhiệm trưởng phòng

Trưởng phòng là người sẽ trực tiếp quản lý hoạt động của các thành viên trong các phòng ban chuyên môn của doanh nghiệp. Vị trí này thường được bổ nhiệm bởi Ban Giám đốc và các cá nhân có thẩm quyền. Dưới đây là mẫu quyết định bổ nhiệm trưởng phòng thường được sử dụng. 

TẢI XUỐNG TẠI ĐÂY 

mẫu quyết định bổ nhiệm
Mẫu quyết định bổ nhiệm trưởng phòng

2.7 Mẫu bổ nhiệm kế toán trưởng công ty 

Vị trí Kế toán trưởng đóng vai trò quan trọng trong việc vận hành doanh nghiệp. Kế toán trưởng sẽ làm việc trực tiếp với hầu hết các phòng ban của công ty, nên sau khi bổ nhiệm, doanh nghiệp cần ngay lập tức thông báo quyết định để các bộ phận nắm được thông tin. Dưới đây là mẫu quyết định bổ nhiệm Kế toán trưởng công ty. 

TẢI XUỐNG TẠI ĐÂY 

mẫu bổ nhiệm kế toán trưởng
Mẫu bổ nhiệm kế toán trưởng công ty

2.8 Mẫu quyết định bổ nhiệm tổ trưởng sản xuất 

Tổ trưởng tổ sản xuất sẽ trực tiếp giám sát các vấn đề như nguyên liệu đầu vào, quản lý đội ngũ nhân viên, sản lượng hàng hóa,...Doanh nghiệp có thể tham khảo mẫu quyết định bổ nhiệm tổ trưởng tổ sản xuất dưới đây: 

TẢI XUỐNG TẠI ĐÂY 

mẫu quyết định bổ nhiệm
Mẫu quyết định bổ nhiệm tổ trưởng sản xuất

2.9 Mẫu bổ nhiệm nhân sự trong công ty 

Đây là mẫu quyết định bổ nhiệm nhân sự thường gặp nhất vì việc chuyển giao chức vụ mới cho nhân viên trong doanh nghiệp diễn ra khá thường xuyên. Doanh nghiệp có thể tham khảo mẫu dưới đây để tiết kiệm thời gian soạn thảo. 

TẢI XUỐNG TẠI ĐÂY 

mẫu quyết định bổ nhiệm chức vụ
Mẫu bổ nhiệm nhân sự trong công ty

2.10 Mẫu quyết định bổ nhiệm cán bộ, công chức 

Mẫu quyết định bổ nhiệm cán bộ công chức sẽ có sự khác biệt so với nhân sự trong doanh nghiệp. Tham khảo mẫu dưới đây: 

TẢI XUỐNG TẠI ĐÂY 

mẫu quyết định bổ nhiệm cán bộ, công chức
Mẫu quyết định bổ nhiệm cán bộ, công chức

>>>> XEM THÊM: 

3. Các nội dung cần có trong mẫu quyết định bổ nhiệm

Căn cứ vào nghị định 30/2020/NĐ-CP, các mẫu quyết định bổ nhiệm cần đảm bảo đầy đủ các nội dung cơ bản dưới đây:

  • Quốc hiệu, tiêu ngữ; 
  • Tên cơ quan, doanh nghiệp hoặc đơn vị bổ nhiệm;
  • Số quyết định; 
  • Địa điểm và thời gian ra quyết định;.
  • Tên quyết định và nội dung của quyết định;
  • Căn cứ dẫn đến quyết định; 
  • Thông tin của người được người được bổ nhiệm, ủy quyền bổ nhiệm, và người nhận quyết định bổ nhiệm. (Ví dụ: họ và tên, ngày tháng năm sinh,  giới tính, số CCCD, chức vụ hiện tại,...); 
  • Nơi nhận quyết định; 
  • Chức vụ của người ra quyết định bổ nhiệm;  
  • Chữ ký và họ tên của người ra quyết định bổ nhiệm.
mẫu quyết định bổ nhiệm
Các quyết định bổ nhiệm cần đảm bảo đầy đủ các nội dung cơ bản theo quy định của Pháp luật

>>>> ĐỪNG BỎ LỠ: Download 5 mẫu xác nhận lương mới nhất 2024

4. Khi nào cần đưa ra quyết định bổ nhiệm? 

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020, các trường hợp cần sử dụng quyết định bổ nhiệm bao gồm:

  • Chủ sở hữu của Công ty TNHH một thành viên bổ nhiệm vị trí Chủ tịch kiêm Kiểm soát viên Công ty và thanh viên Hội đồng.
  • Đối với Công ty TNHH từ 2 thành viên trở lên, Hội đồng quản trị tiến hành bổ nhiệm các vị trí Giám đốc/Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và Quản lý.
  • Tổng Giám đốc/Giám đốc của Công ty Cổ phần, Công ty TNHH hai thành viên trở lên tiến hành bổ nhiệm các chức danh quản lý, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị.
  • Chủ tịch hoặc Hội đồng doanh nghiệp Nhà nước bổ nhiệm vị trí Tổng Giám đốc, Giám đốc. 
mẫu quyết định bổ nhiệm file word
Khi bổ nhiệm các vị trí trong doanh nghiệp cần sử dụng quyết định bổ nhiệm

>>>> ĐỪNG BỎ LỠ: Lương khoán là gì? Cách tính lương khoán mới nhất 2024

5. Ai có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm? 

Quyết định bổ nhiệm có tầm quan trọng đặc biệt đối với bộ máy của các cơ quan, tổ chức. Do đó, không phải ai cũng có quyền ra quyết định này. Dựa trên Luật Doanh nghiệp năm 2020, những đối tượng có thẩm quyền ra quyết định bổ nhiệm bao gồm:

  • Đối với Công ty TNHH một thành viên: Chủ sở hữu có quyền bổ nhiệm các vị trí như Chủ tịch, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc, Tổng giám đốc. Các vị trí thấp hơn thì Ban Giám đốc có quyền bổ nhiệm. 
  • Đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên: Hội đồng quản trị có quyền bổ nhiệm hầu hết các vị trí cấp cao, trong khi vị trí cấp thấp hơn tương tự như các công ty khác. 
  • Đối với Công ty Nhà nước: Chủ tịch Hội đồng thành viên do ban ngành Trung ương hoặc chủ sở hữu của cơ quan có quyền bổ nhiệm các vị trí cấp cao, trong khi vị trí cấp thấp hơn tương tự như các công ty khác. 
  • Đối với Công ty Cổ phần: Hội đồng quản trị có quyền cao nhất trong việc bổ nhiệm các chức vụ cấp cao. Các vị trí cấp thấp hơn tương tự các công ty khác. 
mẫu quyết định bổ nhiệm
Chỉ những đối tượng nhất định trong doanh nghiệp mới có quyền ra quyết định bổ nhiệm

6. Một số lưu ý khi bổ nhiệm nhân sự

Khi thực hiện bổ nhiệm nhân sự vào bất kỳ vị trí nào trong công ty, doanh nghiệp cũng cần lưu ý một số điều dưới đây: 

  • Các trường hợp bắt buộc cần sử dụng quyết định bổ nhiệm: Căn cứ vào Luật Doanh nghiệp 2014, việc bổ nhiệm thành viên Hội đồng Quản trị; bổ nhiệm Giám đốc; Bổ nhiệm Kế toán trưởng; Bổ nhiệm Ban Kiểm soát và Bổ nhiệm Kiểm toán viên bắt buộc phải công bố quyết định bổ nhiệm. 
  • Thẩm quyền bổ nhiệm: Quyền và thẩm quyền bổ nhiệm được quy định cụ thể trong Chương II, Mục 2, Điều 73 đến Điều 82, Luật Doanh nghiệp 2014. Theo đó tùy thuộc vào quyền hạn, chức vụ bổ nhiệm thì quyền hạn bổ nhiệm sẽ thuộc về các cá nhân và tổ chức khác nhau. 
  • Thời hạn bổ nhiệm: Tùy thuộc vào quy định của từng doanh nghiệp mà thời hạn bổ nhiệm sẽ khác nhau. Doanh nghiệp đưa ra thời hạn dựa trên nhu cầu thực tế và quy định của Pháp luật về từng vị trí bổ nhiệm cụ thể. 
  • Các lưu ý khác: Quá trình bổ nhiệm cần đảm bảo tuân thủ quy định của Pháp luật và quy định của nội bộ doanh nghiệp đã được thống nhất. Bên cạnh đó, doanh nghiệp nên áp dụng các tiêu chí đánh giá nhân viên cuối năm để đánh giá chuẩn kinh nghiệm, năng lực của người được bổ nhiệm để đảm bảo tính công bằng và phù hợp. 
  • Áp dụng công nghệ vào việc đánh giá, bổ nhiệm nhân sự: Với số lượng nhân viên và phòng ban lớn, việc cân nhắc bổ nhiệm vào các vị trí sẽ dễ dàng hơn rất nhiều với sự hỗ trợ của các phần mềm chuyên nghiệp như 1C:Company Management. Với tính năng quản lý nhân sự qua dữ liệu và các báo cáo hiệu quả làm việc, nhà quản lý có thể đánh giá được tính phù hợp, năng lực và kinh nghiệm của ứng viên khi bổ nhiệm. Bên cạnh đó, phần mềm cũng tự động cập nhật các thông tin liên quan đến nhân sự khi được bổ nhiệm vào vị trí mới như trách nhiệm, lương thưởng, bộ phận phụ trách,....
mẫu quyết định bổ nhiệm
Doanh nghiệp nên sử dụng các phần mềm quản lý nhân sự chuyên nghiệp để hỗ trợ việc bổ nhiệm

Như vậy trong bài viết trên, 1C Việt Nam đã tổng hợp các mẫu quyết định bổ nhiệm phổ biến để doanh nghiệp sử dụng trong những trường hợp cần thiết. Đây là văn bản quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến bộ máy của doanh nghiệp nên quá trình soạn thảo, công bố cần thực hiện đúng các quy định của Pháp luật. Nếu doanh nghiệp đang muốn tìm hiểu thêm về các phần mềm quản lý nhân sự cũng như đánh giá năng lực nhân viên chuyên nghiệp để hỗ trợ quá trình bổ nhiệm, thì có thể tham khảo 1C:Company Management. Hãy liên hệ ngay với 1C Việt Nam để được tư vấn chi tiết

>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN: 

Triển khai giải pháp chuyển đổi số
cho doanh nghiệp của bạn ngay hôm nay