Mẫu đánh giá nhân viên thử việc là tài liệu cần thiết giúp nhà quản trị đánh giá khách quan mức độ phù hợp của nhân viên mới với doanh nghiệp. Trong bài viết dưới đây, 1C Việt Nam đã tổng hợp 3 mẫu đánh giá nhân viên thử việc chính xác và mới nhất 2024. Tham khảo ngay!
Mẫu đánh giá nhân viên thử việc là một thứ không thể thiếu giúp các doanh nghiệp đánh giá hiệu quả làm việc và khả năng phù hợp của nhân viên trong thời gian thử việc. Bảng đánh giá nhân viên sau thời gian thử việc cung cấp một cái nhìn toàn diện về hiệu suất, thái độ, và khả năng hòa nhập của nhân viên mới. Mẫu đánh giá này thường bao gồm các tiêu chí như kỹ năng chuyên môn, khả năng làm việc nhóm, tính chủ động, và sự đáp ứng với yêu cầu công việc. Qua đó, quản lý có thể xác định rõ ràng liệu nhân viên thử việc có đáp ứng được các tiêu chuẩn của công ty và có khả năng gắn bó lâu dài hay không. Sử dụng mẫu đánh giá này không chỉ giúp cải thiện quy trình tuyển dụng mà còn tạo điều kiện cho nhân viên mới có cơ hội phát triển và điều chỉnh theo phản hồi từ quản lý.
Dưới đây là 3 mẫu đánh giá nhân viên thử việc phổ biến mà doanh nghiệp có thể áp dụng:
Mẫu đánh giá thử việc này nhằm hỗ trợ các nhà quản trị và người quản lý nhân sự trong việc đánh giá toàn diện và công bằng về khả năng, tác phong làm việc cùng sự phù hợp của nhân viên với vị trí công việc môi trường làm việc. Đánh giá được chia thành các tiêu chí chính bao gồm thái độ làm việc, hiệu suất làm việc và các kỹ năng cần thiết.
Tải biểu mẫu đánh giá nhân viên sau thử việc số 1 TẠI ĐÂY.
Mẫu nhận xét đánh giá nhân viên thử việc này cung cấp cái nhìn tổng quan về hiệu suất làm việc của nhân viên trong thời gian thử việc. Các tiêu chí đánh giá nhân viên thử việc của biểu mẫu này gồm: công việc hiện tại mà nhân viên đang thực hiện, cấp quản lý trực tiếp thực hiện đánh giá, và đánh giá cùng đề xuất của cấp quản lý.
Tải mẫu nhận xét đánh giá nhân viên thử việc số 02: TẠI ĐÂY.
Mẫu đánh giá thử việc nhân viên cuối cùng cung cấp cái nhìn toàn diện về hiệu suất làm việc của nhân viên dựa trên bốn tiêu chí chính: chấp hành nội quy và tác phong, thái độ làm việc và quan hệ, công việc và kỹ năng.
Tải mẫu đánh giá nhân viên thử việc số 03: TẠI ĐÂY.
>>>> XEM NGAY:
Thử việc là thời gian để nhân viên làm quen với môi trường mới và thể hiện được năng lực của bản thân. Thông qua quá trình theo dõi, tiến hành nhận xét, nhà quản trị sẽ đánh giá được nhân phẩm, tinh thần trách nhiệm và chất lượng công việc của nhân viên mới. Nhờ đó, nhà quản trị sẽ đưa ra quyết định xem họ có phù hợp để trở thành thành viên chính thức của doanh nghiệp hay không.
>>>> XEM THÊM: Truyền thông nội bộ là gì? Cách xây dựng kế hoạch truyền thông
Đánh giá nhân viên là một quá trình quan trọng giúp doanh nghiệp xác định được ứng viên phù hợp với công việc và văn hóa công ty. Một số tiêu chí quan trọng để đánh giá nhân viên thử việc mà nhà quản trị có thể tham khảo như sau:
Hầu hết các nhà tuyển dụng đều rất chú trọng đến thái độ làm việc của nhân viên. Nếu nhân viên có thái độ không tốt thì dù năng lực chuyên môn cao đến mấy cũng ảnh hưởng đến quyết định ký hợp đồng lao động chính thức. Ngược lại, một số nhân viên tuy chưa có nhiều kinh nghiệm nhưng có thái độ làm việc tốt thì luôn có cơ hội được doanh nghiệp lựa chọn và được đào tạo thêm về kỹ năng chuyên môn sau.
>>>> TÌM HIỂU THÊM: 3 Mẫu bảng chấm công theo giờ excel mới nhất (Tải miễn phí)
Nhà quản trị sẽ dựa vào từng vị trí để đánh giá các kỹ năng của nhân viên thử việc. Thông thường, ứng viên sẽ được đánh giá cao nếu có hai kỹ năng là làm việc nhóm và kỹ năng kiểm soát thời gian, đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ công việc được yêu cầu.
Cuối cùng, nhân viên cần nắm vững các kiến thức cơ bản liên quan về chuyên môn công việc đang đảm nhận. Nếu thiếu hụt kiến thức, nhân viên sẽ dễ mắc phải sai lầm và khó khăn trong quá trình thực hiện công việc. Đồng thời, việc tiếp thu và nâng cao kiến thức còn giúp nhân viên ghi điểm trong mắt ban lãnh đạo và có thêm cơ hội trở thành nhân viên chính thức trong doanh nghiệp.
Trong quá trình thử việc, thời gian và mức lương thử việc sẽ được thống nhất dựa theo sự thỏa thuận giữa doanh nghiệp và ứng viên. Theo đó, thời gian và mức lương thử việc là hai yếu tố được quan tâm và chú trọng hơn cả.
Dựa vào từng loại hình và mức độ phức tạp của công việc mà thời gian thử việc của từng doanh nghiệp sẽ khác nhau:
Thông thường, mức lương thử việc trong thời gian thử việc sẽ được quyết định dựa vào thỏa thuận giữa ứng viên và nhà tuyển dụng. Theo luật quy định, mức lương thử việc sẽ không được thấp hơn 85% so với mức lương cơ bản chính thức mà doanh nghiệp đang chi trả.
>>>> XEM THÊM: Download 5 mẫu xác nhận lương mới nhất 2024
Quy trình đánh giá nhân viên thử việc sẽ tùy thuộc và tính chất chất công việc và quy mô của từng doanh nghiệp. Dưới đây là các bước cơ bản mà hầu như quy trình đánh giá nào cũng áp dụng:
Đây là bước quan trọng trong quá trình đánh giá nhân viên thử việc, bộ phận nhân sự sẽ phối hợp với người quản lý trực tiếp để đưa ra phản hồi có nên ký hợp đồng lao động chính thức cho nhân viên thử việc hay không.
Quá trình đánh giá sẽ dựa vào các tiêu chí đã được xác định từ trước, bao gồm thái độ, kỹ năng và kiến thức. Qua đó, nhà quản lý cũng cần lưu ý những điểm sau để đưa ra các đánh giá chính xác, khách quan.
Sau bước đánh giá cuối cùng, mẫu đánh giá nhân viên thử việc sẽ được đưa đến bộ phận nhân sự để tổng hợp dữ liệu, đảm bảo tính đồng nhất và công bằng trong đánh giá. Để kiểm tra và tổng hợp đánh giá hiệu quả, bộ phận nhân sự cần lưu ý:
Thông qua đánh giá của bộ phận nhân sự, ban lãnh đạo sẽ xem xét và đưa ra kết quả cuối cùng rằng có nên ký kết hợp đồng lao động chính thức với nhân viên thử việc hay không. Dưới đây là một số lưu ý giúp ban lãnh đạo đưa ra quyết định chính xác nhất:
>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN: Mentorship là gì? Lợi ích và quy trình xây dựng Mentorship
Sau khi có kết quả cuối cùng của quá trình đánh giá nhân viên thử việc, nhà quản trị sẽ thực hiện thông báo kết quả đến với nhân viên. Nếu nhân viên không đáp ứng được các yêu cầu về công việc, hợp đồng lao động chính thức cũng sẽ không được ký kết.
Ngoài ra, nhà quản trị cũng cần lưu ý một số vấn đề sau đây để quá trình thông báo kết quả được diễn ra chuyên nghiệp, hiệu quả:
>>>> ĐỌC THÊM: Cập nhật 7 mẫu đơn xin nghỉ việc cho nhân viên mới nhất 2024
Cuối cùng, nhân viên và nhà quản trị sẽ thực hiện ký kết hợp đồng lao động nếu đôi bên đồng thuận với các quy định và nội dung công việc được đề ra. Hợp đồng làm việc sẽ cung cấp chi tiết về quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm nhằm đảm bảo đôi bên có hiểu biết rõ ràng về các điều khoản công việc.
Trong bài viết trên đây, 1C Việt Nam đã cung cấp quy trình đánh giá nhân viên thử việc và tổng hợp các mẫu đánh giá nhân viên thử việc hiệu quả, chi tiết. Hy vọng với những kiến thức bổ ích trên, nhà quản trị sẽ đưa ra các đánh giá chính xác năng lực của nhân viên thử việc cũng như có quyết định tuyển dụng phù hợp.
>>>> ĐỪNG BỎ LỠ: