MBO là một thuật ngữ quen thuộc được doanh nghiệp áp dụng vào việc xác định và theo đuổi mục tiêu. Vậy, cụ thể quản trị theo mục tiêu MBO là gì? Làm thế nào để triển khi MBO hiệu quả? Hãy cùng 1C Việt Nam tìm kiếm câu trả lời trong bài viết dưới đây!
MBO (viết tắt của cụm từ Management by Objectives), hay còn gọi là quản trị theo mục tiêu, là phương pháp tiếp cận chiến lược với mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. Với phương pháp quản trị này, nhà quản trị và nhân viên sẽ cùng thiết lập, thảo luận và giám sát kết quả thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp trong khoảng thời gian nhất định.
Thông thường, quản trị theo mục tiêu MBO gồm 4 yếu tố chính như:
>>>> ĐỪNG BỎ LỠ:
Bên cạnh cung cấp thông tin về MBO là gì, 1C Việt Nam sẽ gửi đến các nhà quản trị một số ví dụ điển hình về việc áp dụng phương pháp quản trị theo mục tiêu MBO thành công vào hoạt động kinh doanh của mình.
Ví dụ về quản trị MBO cho Doanh nghiệp
Ví dụ về quản trị MBO cho bộ phận Marketing
Ví dụ về quản trị MBO cho bộ phận bán hàng
Ví dụ về quản trị MBO cho HR
Nhìn chung, hầu hết các bộ phận trong doanh nghiệp đều có thể áp dụng phương pháp quản trị MBO. Mặc dù các mục tiêu hoạt động độc lập nhưng lại khá liên quan chặt chẽ đến nhau.
>>>> XEM THÊM:
Phương pháp MBO là công cụ giúp nhà quản trị xác định mục tiêu, nâng cao hiệu suất và đánh giá công việc được hiệu quả. Để hiểu rõ hơn về phương pháp quản trị theo mục tiêu MBO là gì, hãy cùng 1C Việt Nam tìm hiểu 5 lợi ích mà phương pháp này đem lại:
MBO là phương pháp có thể đo lường và có thể đạt được, phù hợp với thời gian và với mọi chiến lược của doanh nghiệp. Qua đó, MBO giúp nhân viên hiểu rõ mục tiêu cần đạt và tập trung nỗ lực vào những việc quan trọng nhất, từ đó gia tăng hiệu quả kinh doanh.
Phương pháp MBO hỗ trợ doanh nghiệp khuyến khích nhân viên tham gia vào quá trình lập kế hoạch và hoàn thành mục tiêu. Đồng thời giúp nhân viên nhận thức về trách nhiệm, gắn bó lâu dài với công việc và có động lực hơn để đạt được mục tiêu.
MBO yêu cầu ban lãnh đạo và nhân viên cùng nhau vạch ra các kế hoạch mục tiêu chung. Thông qua đó, mọi nhân sự trong doanh nghiệp sẽ hiểu rõ hơn về mục tiêu và vai trò của mình trong hành trình đạt được mục tiêu đó.
Ngoài ra, phương pháp quản trị MBO cũng yêu cầu trao đổi và thảo luận định kỳ về các mục tiêu và kế hoạch hành động, từ đó tăng cường quá trình trao đổi thông tin giữa các bộ phận, phòng ban trong tổ chức.
Phương pháp MBO sẽ đảm bảo tất cả nhân sự đều hiểu rõ mục tiêu của doanh nghiệp, giúp gia tăng tính tập trung và hiệu quả thực hiện mục tiêu. Ngoài ra, phương pháp này cũng giúp doanh nghiệp đề cao việc theo dõi hiệu suất, đảm bảo chất lượng công việc và thực hiện công tác đánh giá minh bạch, công bằng.
Ngoài những lợi ích kể trên, phương pháp quản trị MBO còn hỗ trợ doanh nghiệp xác định và đánh giá kết quả dự án dựa trên các nguyên tắc bình đẳng. Nhờ đó, quy trình đánh giá sẽ đảm bảo khách quan, không bị ảnh hưởng bởi yếu tố cảm tính. Phương pháp quản trị theo mục tiêu MBO giúp doanh nghiệp có cái nhìn thực tế, tổng quan về hiệu quả của hoạt động và tạo điều kiện để thực hiện đánh giá giữa các nhân sự.
>>>> TÌM HIỂU NGAY:
Phương pháp quản trị MBO được thực hiện theo một quy trình bài bản gồm 6 bước. Mỗi bước sẽ có những đặc điểm và yêu cầu cụ thể như sau:
MBO đặt ra mục tiêu dựa trên những mục tiêu tổng quan. Sau đó, các bộ phận và nhân viên sẽ dựa vào mục tiêu đó để thiết lập các mục tiêu con, góp phần phát triển vào mục tiêu chính của doanh nghiệp.
Xác định mục tiêu là giai đoạn đem lại hiệu quả cho phương pháp quản trị MBO. Nhà quản lý có thể làm việc với cấp dưới để xây dựng các mục tiêu cá nhân cụ thể, có thể đo lường và mang tính thách thức.
Trong đó, phương pháp đo lường như OKR, KPI được nhiều doanh nghiệp sử dụng để đánh giá mức độ hoàn thiện và hướng dẫn triển khai mục tiêu của nhân sự. Để thực hiện tốt trong công tác xác định mục tiêu con, nhà quản lý cần phân tích công việc, quyền hạn, chức năng của từng bộ phận, nắm vững số lượng nhân sự trong bộ phận nhằm giúp nhà quản trị phân bổ công việc phù hợp.
Sử dụng xen kẽ các công cụ quản lý chính là giải pháp giúp doanh nghiệp thiết lập danh sách công việc, quản lý tiến độ và đánh giá kết quả. Mô hình quản lý mục tiêu MBO thường bao gồm các hoạt động giám sát như: Đánh giá kết quả, cung cấp phản hồi đánh giá cũng như điều chỉnh kế hoạch trong thời gian ngắn hạn.
MBO giúp doanh nghiệp đánh giá định kỳ các hoạt động quản trị, đảm bảo sự tham gia đầy đủ của toàn bộ cấp quản lý liên quan. Quá trình đánh giá hiệu suất cần thực hiện một cách minh bạch dựa trên quy trình MBO. Đồng thời, doanh nghiệp cần có các biện pháp động viên nhân sự để thúc đẩy đam mê và đặt ra những yêu cầu cao hơn cho các mục tiêu đề ra. Cụ thể như sau:
Nhà quản lý cần thường xuyên theo dõi, cập nhật tiến độ thực hiện công việc của nhân viên nhằm phát hiện kịp thời những vấn đề phát sinh và đưa ra phương thức giải quyết phù hợp. Trong đó, các phản hồi cần mang tính xây dựng và kịp thời, giúp nhân viên có thời gian điều chỉnh kế hoạch, hiểu được điểm mạnh, yếu của mình để có thêm động lực để phát triển.
Với giai đoạn cuối cùng là ghi nhận thành tựu của các nhân sự trong doanh nghiệp, việc áp dụng MBO giúp nhà quản lý xây dựng các chính sách và hoạt động khen thưởng nhằm khuyến khích, thúc đẩy tinh thần hoàn thành mục tiêu kinh doanh.
Dưới đây là một số ưu và nhược điểm của phương pháp quản trị MBO đối với doanh nghiệp:
Một số ưu điểm nổi bật của phương pháp quản trị theo mục tiêu (MBO) có thể kể đến như:
Bên cạnh những thế mạnh vượt trội, phương pháp quản trị MBO vẫn tồn đọng nhiều nhược điểm dưới đây:
1C:ERP là giải pháp toàn diện giúp doanh nghiệp hoạch định nguồn lực và phát triển tối ưu theo những trải nghiệm của khách hàng. Nếu doanh nghiệp đang mong muốn tìm kiếm giải pháp quản trị có nền tảng công nghệ hiện đại và hiệu quả thì 1C:ERP là sự lựa chọn hoàn hảo, giúp doanh nghiệp gia tăng lợi thế cạnh tranh và vượt qua những thử thách về làm chủ công nghệ.
Vậy điểm mạnh mà giải pháp quản trị này đem đến là gì?
Một số lợi ích khi áp dụng 1C:ERP:
Như vậy, bài viết trên đã đề cập đến MBO là gì, đặc điểm và vai trò mà phương pháp quản trị này mang lại đối với doanh nghiệp, đặc biệt là trong thời kỳ chuyển mình của công nghệ số. Hy vọng với những chia sẻ trên, doanh nghiệp đã hiểu rõ về tầm quan trọng của quản trị mục tiêu và thu thập thông tin để thực hiện công tác quản lý chỉ số mục tiêu hiệu quả. Nếu quý doanh nghiệp cần tư vấn về giải pháp 1C:ERP, hỗ trợ quản lý các chỉ số mục tiêu hiệu quả, hãy liên hệ với 1C Việt Nam theo Hotline: 0247.108.8887, đội ngũ tư vấn sẽ kịp thời giải đáp!
>>>> BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ: