Kiến thức quản trị
Trang chủ Giải pháp Tin tức Mindset là gì? Xu hướng chuyển đổi Mindset trong Marketing
1C Việt Nam
(30.08.2024)

Mindset là gì? Xu hướng chuyển đổi Mindset trong Marketing

Mindset là gì? Xây dựng một Mindset tốt sẽ giúp cá nhân, doanh nghiệp đem đến những kết quả tích cực. Đặc biệt là trong thời đại ngày nay, việc chuyển đổi Mindset trong Marketing lại càng được chú trọng hơn hết. Trong bài viết sau đây, hãy cùng 1C Việt Nam tìm hiểu về Mindset là gì và các kiến thức liên quan nhé!

>>>> XEM THÊM:

1. Mindset là gì? 

Mindset là một khái niệm rộng, tập hợp niềm tin định hình cách mỗi người hiểu về thế giới và bản thân. Hay nói cách khác, Mindset là những gì con người tin tưởng về bản thân sẽ quyết định đến thành công hay thất bại. Mindset ảnh hưởng đến tư duy, thái độ và cách cư xử trong nhiều tình huống khác nhau trong cuộc sống. 

Theo nhà tâm lý học Carol Dweck của Stanford, niềm tin đóng vai trò quan trọng trong việc bản thân muốn gì và có thể đạt được điều đó hay không. Qua đó, Dweck đã chỉ ra rằng, chính Mindset của bản thân đóng vai trò then chốt quyết định thành tích và thành công.

2. Tầm quan trọng của Mindset

Mindset ảnh hưởng trực tiếp đến tư duy và hành động của con người. Một Mindset hoàn hảo sẽ giúp con người đạt được thành công trong mọi lĩnh vực. Dưới đây là một số lý do chứng minh về tầm quan trọng của Mindset trong cuộc sống hàng ngày:

2.1 Ảnh hưởng đến cách nhìn nhận thế giới

Dựa vào Mindset, bản thân mỗi người sẽ nhìn nhận mọi việc xung quanh theo nhiều cách khác nhau. Người có Mindset tích cực sẽ luôn thấy những điều tốt đẹp và tin vào khả năng của bản thân. Ngược lại, người có Mindset tiêu cực sẽ thường chú ý vào những điều tiêu cực, nhanh chóng bỏ cuộc và nghi ngờ về bản thân.

 

Mindset là gì
Mindset quyết định đến cách hành động và suy nghĩ của con người

2.2 Ảnh hưởng đến hành động

Có thể nói, Mindset cũng ảnh hưởng rất nhiều đến cách hành động của từng cá thể. Người sở hữu Mindset phát triển sẽ luôn tích cực học hỏi, thử thách bản thân và không ngại mắc sai lầm. Đồng thời, họ tin rằng khả năng của bản thân có thể phát triển qua rèn dũa và kiên trì nỗ lực. Ngược lại, người có Mindset cố định thường e ngại khó khăn, dễ dàng bỏ cuộc và không có lòng tin vào khả năng của bản thân.

Mindset là gì
Mindset ảnh hưởng đến cách phát triển bản thân của từng cá thể

2.3 Ảnh hưởng đến kết quả

Mindset tác động rất lớn đến kết quả mà bản thân mỗi người đạt được. Người có Mindset tích cực và hành động rõ ràng sẽ đạt được thành công nhất định. Trong khi đó, người có Mindset tiêu cực và không phấn đấu thường gặp nhiều thất bại, nản chí khi gặp những điều khó khăn trong cuộc sống.

Mindset là gì
Người có Mindset tích cực sẽ đạt được nhiều thành công trong cuộc sống

>>>> TÌM HIỂU THÊM: Chi tiết các bước lập kế hoạch kinh doanh bài bản từ A-Z

3. Phân loại Mindset trong Marketing

Để hiểu rõ hơn Mindset là gì, quý vị cần phân tích chi tiết đặc điểm của từng loại Mindset. Theo nghiên cứu của bà Dweck, Mindset được chia thành hai loại chính: Fixed Mindset (Tư duy cố định) và Growth Mindset (Tư duy phát triển). Đặc điểm chính của từng tư duy sẽ được thể hiện qua phần dưới đây:

3.1 Fixed Mindset – Tư duy cố định

Tư duy cố định là những người tin rằng năng lực của họ xuất phát từ yếu tố bẩm sinh như thông minh hoặc tài năng vốn có và không thể thay đổi được. Vì vậy, những người này thường tránh những thách thức mới, sợ hãi trước thất bại và tỏ ra bế tắc khi gặp khó khăn, mất động lực phát triển. Ví dụ như: ”Mình không giỏi ngoại ngữ nên học thế nào cũng không giỏi tiếng Anh được".

Qua đó, tư duy cố định sẽ tác động đến bản thân mỗi người như sau:

  • Hạn chế phát triển: Người có tư duy cố định thường nhanh chóng bỏ cuộc khi gặp thử thách vì họ tin rằng bản thân không có khả năng để vượt qua, đồng thời né tránh những thử thách mới vì sợ thất bại.
  • Ảnh hưởng đến hiệu quả học tập, công việc: Tư duy cố định gây cản trở năng suất học tập và phát triển công việc. Người có tư duy này thường ít có động lực để học hỏi và trau dồi kỹ năng.
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần: Tư duy cố định có thể khiến con người đối mặt với những cảm xúc tiêu cực, liên tục so sánh bản thân với người khác và tự đánh giá thấp khả năng của mình.

Nhìn chung, để khắc phục tư duy cố định, bản thân mỗi người cần tạo dựng niềm tin rằng có thể học hỏi và phát triển bằng cách nỗ lực, trau dồi kỹ năng. Thay vì chỉ chú ý đến kết quả, hãy coi trọng những cố gắng của bản thân và rút ra bài học đắt giá từ những sai lầm. Nếu gặp khó khăn trong việc cải thiện và thay đổi tư duy bản thân, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ người thân, bạn bè hoặc các chuyên gia tâm lý.

3.2 Growth Mindset - Tư duy phát triển

Tư duy phát triển là những suy nghĩ tích cực trong việc đánh giá khả năng, thái độ, quan điểm về mục tiêu phát triển và học hỏi của bản thân. Có thể thấy, người có tư duy phát triển sẽ tin rằng khả năng của họ sẽ được nâng cao dựa vào sự nỗ lực và học hỏi. Họ không xem những thách thức là biểu hiện của việc không có khả năng, mà sẽ xem đó là cơ hội để phát triển. Đồng thời, những người có tư duy phát triển sẽ tập trung vào quá trình học hỏi chứ không chỉ chú tâm đến kết quả cuối cùng.

Ngoài ra, tư duy phát triển cũng được thể hiện qua việc đối mặt với những thay đổi và thách thức trong cuộc sống. Người sở hữu tư duy này sẽ luôn sẵn sàng thay đổi và tìm kiếm cách tiếp cận mới để vượt qua khó khăn và đạt được mục đích. Ví dụ như: “Mọi thất bại hôm nay chỉ là bài học để giúp tôi tiến bộ”.

4. Xu hướng chuyển đổi Mindset

Marketing là lĩnh vực đòi hỏi tư duy phát triển và hoàn toàn mới để chinh phục khách hàng, thống lĩnh thị trường. Vậy, có bao nhiêu xu hướng chuyển đổi Mindset trong Marketing? Cùng 1C Việt Nam tìm hiểu ngay dưới đây:

4.1 Chuyển đổi từ thông điệp đến thiết kế trải nghiệm

Các chuyên viên Marketing trước đây thường làm việc theo từng bước đã được định sẵn để gửi đến những thông điệp đánh vào tâm lý của khách hàng. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ, khách hàng có thể tương tác và thu thập nhiều thông tin hơn thông qua các kênh trực tuyến. Đồng thời, họ có thể tiếp cận các nội dung được tìm kiếm bằng nhiều người dùng trên các thiết bị khác nhau, điều này sẽ gây cản trở cho quá trình nắm bắt insight khách hàng của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ hành vi khách hàng trên các nền tảng trực tuyến khác nhau để tối ưu trải nghiệm của khách hàng và cung cấp những trải nghiệm mua hàng hấp dẫn.

Mindset là gì
Doanh nghiệp cần chú trọng đến trải nghiệm khách hàng trên các nền tảng trực tuyến

4.2 Chuyển đổi từ tập trung sản phẩm sang tập trung khách hàng. 

Hiện nay, khách hàng có thể tìm thấy các thông tin về sản phẩm/dịch vụ của nhiều doanh nghiệp trên các nền tảng xã hội. Vì vậy, họ sẽ dễ dàng so sánh các tính năng, giá thành của doanh nghiệp trước khi quyết định mua hàng. Do đó, doanh nghiệp cần tập trung đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng, cũng như cho họ thấy điểm USP của sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp.

4.3 Chuyển đổi từ chiến dịch Marketing đơn lẻ đến chiến dịch Marketing kết hợp

Người tiêu dùng đang ngày càng sử dụng nhiều kênh khác nhau để tiếp cận thông tin và mua sắm, khi đó doanh nghiệp cần triển khai các chiến dịch Marketing đa kênh để gia tăng tương tác tiếp cận khách hàng một cách toàn diện. Trong đó, doanh nghiệp nên tận dụng ưu điểm của từng kênh và nắm rõ định dạng nội dung được người dùng quan tâm để đảm bảo chiến dịch truyền thông mang lại kết quả tốt. Đặc biệt, việc chuyển đổi này còn giúp tăng cường nhận diện thương hiệu và xây dựng hình ảnh lớn mạnh trong tâm trí khách hàng.

Mindset là gì
Doanh nghiệp cần triển khai các chiến dịch Marketing kết hợp để thu hút khách hàng

4.4 Chuyển đổi từ Marketing truyền thống đến Marketing số 

Theo thống kê của DataReportal cho thấy, đã có hơn 79% người Việt Nam sử dụng mạng xã hội với thời gian trung bình 5 tiếng/ngày (tính đến năm 2024). Dựa vào đó, các chiến dịch Marketing cần tiếp cận các nền tảng số để đến gần với với nhiều đối tượng khách hàng mục tiêu. Tuy nhiên, những chiến dịch này không nên giới hạn ở các phương tiện truyền thông thường thấy hoặc trên các phương tiện số, mà cần phải triển khai ở đa kênh để đảm bảo doanh thu đạt được mức độ khả quan nhất.

Mindset là gì
Thực hiện các chiến dịch Marketing trên nhiều kênh truyền thông giúp doanh nghiệp nâng cao doanh thu

5. Các yếu tố hình thành nên Mindset

Mindset là kim chỉ nam giúp cá nhân, doanh nghiệp thực hiện mọi hoạt động trong cuộc sống. Vì vậy, xây dựng mindset tích cực sẽ đem đến những ảnh hưởng tốt và ngược lại. Trong đó, có 3 yếu tố chính tạo nên Mindset chính là: Lời khen, tư duy và nhãn dán. Mỗi yếu tố đều có những đặc điểm cụ thể như sau:

5.1 Tác động bởi lời khen

Theo nghiên cứu của Dweck và các đồng nghiệp, trẻ em sẽ có cách cư xử khác nhau tùy thuộc vào lời khen được nhận. Họ nhận thấy rằng, việc tiếp nhận lời khen ngợi cá nhân hoặc tài năng sẽ thúc đẩy tư duy cố định, giúp đứa trẻ đó biết được bản thân có khả năng hoặc không, đồng thời không thể làm gì để thay đổi điều đó.

Bên cạnh đó, việc khen ngợi và nhấn mạnh nỗ lực mà một người bỏ ra để hoàn thành nhiệm vụ giúp họ nhận ra rằng thành công đạt được là nhờ vào nỗ lực và chiến lược, cả hai yếu tố này đều có thể kiểm soát, cải thiện theo thời gian. Ví dụ như: “Tôi rất ấn tượng về việc học sinh A đã chăm chỉ để ôn bài cho đợt kiểm tra toán của mình, đọc tài liệu nhiều lần và nhờ giáo viên tìm ra những vấn đề khó khăn. Điều đó thật sự hiệu quả!”.

Mindset là gì
Mindset chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi lời khen

5.2 Tác động bởi tư duy

Tư duy đóng vai trò quan trọng trong cách một người đối phó với khó khăn trong cuộc sống. Nếu một đứa trẻ có tư duy phát triển, sẽ có xu hướng ham học, mong muốn làm việc chăm chỉ và tìm hiểu những điều mới. Đến khi trưởng thành, những người này sẽ có tính kiên trì hơn khi đối mặt với những thử thách, tự tạo ra cơ hội để học hỏi và phát triển. Ngược lại, những người có tư duy cố định sẽ dễ dàng bỏ cuộc khi đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống.

Mindset là gì
Tư duy quyết định đến sự kiên trì và phát triển bản thân của mỗi cá nhân

5.3 Tác động bởi nhãn dán

Quá trình dán nhãn đặc điểm của con người dựa trên khuôn mẫu hoặc sự liên kết giữa các nhóm cũng có thể dẫn đến sự phát triển tư duy cố định hoặc tư duy phát triển. Nếu một người có định kiến rằng con gái kém môn Toán hoặc con trai không giỏi Văn thì có thể hình thành một tư duy cố định về khả năng của họ trong những lĩnh vực cụ thể đó.

6. Làm thế nào để xây dựng Mindset hiệu quả?

Hiểu rõ insight khách hàng là điều tiên quyết trong việc xây dựng kế hoạch Marketing. Để nâng cao trải nghiệm khách hàng và thúc đẩy phát triển bền vững, doanh nghiệp cần biết cách xây dựng Mindset khách hàng. Dưới đây là các cách xây dựng Mindset hiệu quả mà 1C Việt Nam đã tổng hợp:

  • Phân tích thị trường và chân dung khách hàng

Để nghiên cứu thị trường và chân dung khách hàng thành công, doanh nghiệp cần thực hiện các cuộc khảo sát hoặc phỏng vấn, từ đó thu thập các thông tin cần thiết về nhân khẩu học, nhu cầu và hành trình mua hàng của họ. Sau đó, doanh nghiệp sẽ phải phân tích dữ liệu và các hoạt động của khách hàng trên các nền tảng số để thực hiện các chiến lược Marketing hiệu quả. Việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh cũng là điều quan trọng giúp doanh nghiệp nắm rõ điểm mạnh, điểm yếu của sản phẩm/dịch vụ so với đối thủ là gì, qua đó xác định được biến động thị trường và vị thế của doanh nghiệp.

  • Đặt bản thân vào vị thế khách hàng để tìm ra Mindset

Để tìm ra Mindset, doanh nghiệp hãy đặt bản thân vào vị trí của khách hàng tiềm năng để nắm được các vấn đề họ đang gặp phải là gì và mong muốn giải quyết vấn đề đó như thế nào? Những mong muốn nào của khách hàng mà sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp chưa đáp ứng được?... Đồng thời, doanh nghiệp cần không ngừng cập nhật những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng để thay đổi các chiến lược kinh doanh đúng đắn.

  • Cập nhật xu hướng thị trường

Nhu cầu mua sắm của khách hàng sẽ thay đổi dần theo thời gian, vậy nên doanh nghiệp cần liên tục cập nhật xu hướng thị trường để kiểm tra những thay đổi trong Mindset khách hàng. Đồng thời giúp doanh nghiệp kịp thời cung cấp những sản phẩm/dịch vụ phù hợp với yêu cầu và mong muốn của khách hàng.

  • Cải thiện trải nghiệm khách hàng

Bên cạnh việc xác định rõ chân dung khách hàng và chiến lược Marketing hiệu quả, doanh nghiệp cần tập trung nâng cao trải nghiệm khách hàng, từ những thông tin mua hàng, sử dụng sản phẩm/dịch vụ, đến những phản hồi và chia sẻ trải nghiệm. Từ đó giúp khách hàng có những ấn tượng tích cực về doanh nghiệp để trở thành một khách hàng tiềm năng.

Mindset là gì
Doanh nghiệp cần xây dựng Mindset khách hàng hiệu quả để nâng cao trải nghiệm sản phẩm và thu hút khách hàng

7. Một số thuật ngữ liên quan đến Mindset

Bên cạnh những kiến thức xoay quanh về Mindset là gì, doanh nghiệp cũng cần chú ý đến các thuật ngữ về Mindset Transformation, Product Mindset và Marketing Mindset để xây dựng các chiến dịch tiếp thị thành công và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Cụ thể như sau:

7.1 Mindset Transformation là gì?

Mindset Transformation (Chuyển đổi tư duy) là hành trình thay đổi cách suy nghĩ và nhìn nhận cuộc sống của mỗi người. Điều này bao gồm việc loại bỏ những niềm tin và suy nghĩ hạn chế, đồng thời đón nhận những tư tưởng mới mẻ và tích cực. Quá trình Mindset Transformation thường bao gồm 3 giai đoạn: Phát hiện tư duy tiêu cực, phân tích nguyên nhân và áp dụng các phương pháp để thúc đẩy sự thay đổi về tư duy như: Tự phê phán tích cực, thay đổi quan điểm, tạo động lực và thiết lập mục tiêu.

Mindset là gì
Mindset Transformation là quá trình chuyển biến từ tư duy cố định sang tư duy phát triển

7.2 Product Mindset là gì?

Product Mindset là tư duy trong việc phát triển, cung cấp và quản lý sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Thuật ngữ này chú trọng vào việc hiểu và đáp ứng nhu cầu của khách hàng cuối và tạo ra giá trị cho khách hàng thông qua sản phẩm/dịch vụ. Product Mindset giúp doanh nghiệp tập trung vào việc phân tích, thử nghiệm và nâng cấp sản phẩm/dịch vụ để đáp ứng nhu cầu thay đổi của thị trường.

Mindset là gì
Product Mindset chú trọng việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng

7.3 Marketing Mindset là gì?

Marketing Mindset xoay quanh về tư duy chiến lược trong lĩnh vực Marketing, đó là cách tiếp cận và quan điểm của Marketer đối với công việc của mình. Thuật ngữ Marketing Mindset tập trung chủ yếu vào việc hiểu insight khách hàng, tạo ra giá trị và tương tác với khách hàng một cách hiệu quả. Các Marketer xem khách hàng là nguồn cung cấp thông tin cần thiết để hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của họ, giúp đề ra các chiến lược phát triển sản phẩm phù hợp. Ngoài ra, Marketing Mindset cũng yêu cầu các Marketer phải nhìn nhận thị trường và đối thủ cạnh tranh một cách linh hoạt, đồng thời nắm bắt xu hướng trong ngành công nghiệp, nhanh chóng thích nghi và thay đổi chiến lược nếu cần.

Trong bài viết này, 1C Việt Nam đã chia sẻ đến quý vị những kiến thức xoay quanh về Mindset là gì, các xu hướng chuyển đổi Mindset hiệu quả mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần biết. Hy vọng rằng những thông tin cần thiết trên sẽ giúp cá nhân, doanh nghiệp cải thiện tư duy và nâng tầm quản trị. Trong quá trình tạo dựng một doanh nghiệp phát triển toàn diện, nhà quản trị có thể cân nhắc sử dụng giải pháp hoạch định nguồn lực doanh nghiệp 1C:ERP. Được phát triển trên nền tảng công nghệ low-code hiện đại, giải pháp giúp doanh nghiệp làm chủ về công nghệ, dễ dàng áp dụng với mọi mô hình kinh doanh. Liên hệ ngay 1C Việt Nam để trải nghiệm giải pháp ưu việt này nhé!

>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Triển khai giải pháp chuyển đổi số
cho doanh nghiệp của bạn ngay hôm nay