Kiến thức quản trị
Trang chủ Giải pháp Tin tức Hợp đồng thử việc là gì? Tải miễn phí mẫu hợp đồng thử việc 2024
1C Việt Nam
(06.11.2024)

Hợp đồng thử việc là gì? Tải miễn phí mẫu hợp đồng thử việc 2024

Hợp đồng thử việc là văn bản pháp lý quan trọng, mang lại lợi ích cho cả người sử dụng lao động và người lao động. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng 1C Việt Nam tìm hiểu chi tiết về mẫu hợp đồng thử việc mới nhất 2024. Với mẫu hợp đồng thử việc file Word này, cả doanh nghiệp và ứng viên đều có cơ hội hiểu rõ hơn về mong đợi, yêu cầu công việc và khả năng thích nghi của nhân sự, từ đó đưa ra quyết định chính xác. Cùng tham khảo ngay nhé!

1. Hợp đồng thử việc là gì?

Hợp đồng thử việc là bản thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về công việc thử nghiệm trước khi ký hợp đồng chính thức. Theo Khoản 1, Điều 24, Luật Lao động 2019, hợp đồng thử việc ghi rõ các điều khoản, nghĩa vụ mà cả hai bên phải tuân thủ trong thời gian thử việc.

hợp đồng thử việc
Hợp đồng thử việc là bản thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động

>>>> ĐỪNG BỎ LỠ: 

2. Các nội dung cần có trong hợp đồng thử việc

Hợp đồng thử việc đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập mối quan hệ lao động minh bạch, đảm bảo quyền lợi cho cả người sử dụng lao động và người lao động. Để đảm bảo tính pháp lý và đầy đủ thông tin, mẫu hợp đồng thử việc mới nhất cần có các nội dung sau:

  • Thông tin sơ yếu lý lịch của người lao động và đại diện pháp lý doanh nghiệp.
  • Địa chỉ của người lao động và thông tin về giấy tờ tùy thân.
  • Mô tả chi tiết công việc và địa điểm làm việc cụ thể.
  • Thời gian thử việc được quy định rõ ràng trong hợp đồng.
  • Mức lương thử việc, cách thức, thời điểm thanh toán, cùng các chế độ phụ cấp và thưởng.
  • Thời gian làm việc theo đúng quy định của doanh nghiệp.
  • Yêu cầu về đồng phục và tác phong trong quá trình làm việc.
hợp đồng thử việc
Hợp đồng thử việc cần đầy đủ thông tin để đảm bảo tính pháp lý

>>>> TÌM HIỂU NGAY: 

3. Các quy định về hợp đồng thử việc 

Tạo lập hợp đồng thử việc chặt chẽ, đầy đủ nội dung pháp lý là bước đầu tiên thiết yếu để xây dựng mối quan hệ lao động bền vững và hiệu quả. Dưới đây là những quy định chi tiết về hợp đồng thử việc theo Bộ luật Lao động 2019:

3.1 Về thời gian thử việc 

Theo Điều 25 Bộ luật Lao động năm 2019, thời gian thử việc được căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc, như sau:

  • Không quá 180 ngày đối với công việc quản lý doanh nghiệp.
  • Không quá 60 ngày đối với công việc chuyên môn từ cao đẳng trở lên.
  • Không quá 30 ngày đối với công việc chuyên môn trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.
  • Không quá 06 ngày làm việc đối với các công việc khác.

Sau khi kết thúc thời gian thử việc theo hợp đồng, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.

3.2 Về mức lương thử việc 

Điều 26 của Bộ Luật lao động năm 2019 quy định rằng tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận, nhưng không được thấp hơn 85% mức lương của công việc đó.

thử việc có đóng bảo hiểm không
Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận

3.3 Một số chế độ đối với nhân viên thử việc 

Mặc dù chưa chính thức trở thành nhân viên chính thức, người lao động thử việc vẫn được hưởng một số quyền lợi cơ bản theo quy định của pháp luật lao động và được trình bày trong mẫu hợp đồng thử việc năm 2024

  • Thời gian làm việc: Thời gian làm việc: Được bảo đảm không làm việc quá 8 giờ/ngày và 48 giờ/tuần, cùng với thời gian nghỉ giữa ca tối thiểu 30 phút nếu làm việc ban ngày và 45 phút nếu làm việc ban đêm (làm việc theo ca liên tục từ 6 giờ trở lên, thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc).
  • Chế độ nghỉ:
    • Nghỉ hằng năm: Theo Khoản 2 Điều 65 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, thời gian thử việc cũng được tính hưởng phép năm nếu người lao động tiếp tục làm việc cho doanh nghiệp sau khi hết thời gian thử việc.
    • Nghỉ lễ, Tết: Theo Điều 112 Bộ Luật Lao động 2019, người lao động được nghỉ làm hưởng nguyên lương trong các dịp lễ, Tết. Do đó, người lao động thử việc cũng được nghỉ làm và hưởng lương theo mức thử việc đã thỏa thuận.
  • Chế độ bảo hiểm:
    • Bảo hiểm xã hội bắt buộc: Chỉ áp dụng cho người lao động ký hợp đồng lao động có thời hạn từ 1 tháng trở lên. Do đó, nếu ký hợp đồng lao động để thử việc, người lao động sẽ được doanh nghiệp đóng BHXH và hưởng các chế độ liên quan đến BHXH trong thời gian thử việc.
    • Tuy nhiên, nếu kết thúc thời gian thử việc mà không ký hợp đồng lao động chính thức, người lao động sẽ không được hưởng các quyền lợi này.
hợp đồng thử việc
Người lao động thử việc vẫn được hưởng một số quyền lợi cơ bản theo quy định của pháp luật

3.4 Quy định kết thúc hợp đồng thử việc 

Điều 27 của Bộ luật Lao động 2019 quy định rằng khi kết thúc thời gian thử việc:

  • Người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động sau khi kết thúc thời gian thử việc theo hợp đồng. Nếu thử việc đạt yêu cầu, họ tiếp tục hợp đồng đã ký hoặc chuyển sang hợp đồng lao động. Nếu không đạt, hợp đồng sẽ chấm dứt.
  • Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng mà không cần báo trước hoặc bồi thường.
thử việc có đóng bhxh không
Nếu thử việc đạt yêu cầu tiếp tục hợp đồng đã ký hoặc chuyển sang hợp đồng lao động

>>>> XEM NGAY:

4. Mẫu hợp đồng thử việc file Word mới nhất 2024

Hiểu được tầm quan trọng của hợp đồng thử việc, 1C Việt Nam xin chia sẻ Mẫu hợp đồng thử việc file Word mới nhất 2024. Mẫu hợp đồng này được cập nhật đầy đủ, chính xác theo quy định mới nhất của Bộ luật Lao động, đảm bảo quyền lợi cho cả người sử dụng lao động và người lao động.

Tải ngay Mẫu hợp đồng thử việc 2024: Tại đây.

mẫu hợp đồng thử việc
Mẫu hợp đồng thử việc file Word mới nhất 2024

>>>> XEM THÊM: 

5. Các câu hỏi thường gặp về hợp đồng thử việc

5.1 Thử việc có đóng bảo hiểm không?

Theo Điều 2 Luật Bảo hiểm Xã hội năm 2014, người lao động được quy định tham gia BHXH bắt buộc bao gồm:

  • Người lao động làm việc có ký kết hợp đồng lao động hợp đồng lao động) không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn.
  • Người lao động thuộc diện Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc công việc có thời hạn từ 3 tháng đến dưới 12 tháng. Hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động hoặc đại diện pháp luật với người lao động dưới 15 tuổi.
  • Người lao động làm việc theo Hợp đồng lao động có thời hạn từ 1 tháng đến 3 tháng.

Như vậy, về mặt nguyên tắc, người lao động thử việc không bắt buộc tham gia BHXH bắt buộc. Tuy nhiên, theo Khoản 3 Điều 168 Bộ luật Lao động năm 2019, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả cho người lao động (không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN) khoản tiền tương đương với mức đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động theo quy định. Doanh nghiệp nên tham khảo thêm các mẫu  hợp đồng thử việc không đóng BHXH. 

Ngoài ra, Công văn số 2447/LĐTBXH-BHXH ngày 26/7/2011 của Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội cũng quy định: NLĐ có thời gian thử việc ghi trong HĐLĐ mà HĐLĐ đó thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, thì cả NSDLĐ và NLĐ đều phải đóng BHXH bắt buộc cho cả thời gian thử việc.  

hợp đồng thử việc có đóng bhxh không
Về mặt nguyên tắc người lao động thử việc không bắt buộc tham gia BHXH bắt buộc

>>>> ĐỪNG BỎ LỠ: 

5.2 Mức lương của nhân viên có tăng sau khi hết thử việc không?

Theo Điều 26 của Bộ Luật lao động 2019, tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc được thỏa thuận bởi hai bên. Tuy nhiên, mức lương thử việc không được thấp hơn 85% mức lương chính thức của công việc đó.

Nếu người lao động làm việc tại vùng có mức lương tối thiểu vùng, mức lương thử việc không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng và phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với công việc đã qua học nghề, đào tạo nghề.

Ví dụ, năm 2023, nếu người lao động làm việc ở vùng I với mức lương chính thức là 10.000.000 đồng/tháng và công việc của người lao động đã qua học nghề, mức lương thử việc sẽ được tính như sau:

  • TH1: Thỏa thuận mức lương thử việc 85% x 10 triệu = 8.500.000 đồng.
  • TH2: Mức lương thử việc theo lương tối thiểu vùng: 107% x 4.680.000 đồng = 5.007.700 đồng.

Thường thì mức lương thử việc cao hơn sẽ được áp dụng.

Khi thời gian thử việc kết thúc và công việc thử đạt yêu cầu, người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động và trả 100% mức lương theo thỏa thuận. Mỗi bên có quyền hủy bỏ thỏa thuận thử việc trong thời gian thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu thử việc không đạt yêu cầu như đã thỏa thuận.

Tóm lại, mức lương sau khi hết thử việc có thể cao hơn hoặc bằng mức lương thử việc, tùy thuộc vào thỏa thuận, năng lực và hiệu quả công việc của nhân viên.

>>>> ĐỌC THÊM: 

5.3 Hợp đồng thử việc được ký mấy lần? 

Theo Điều 25 của Bộ luật Lao động 2019, hợp đồng thử việc chỉ được ký một lần đối với một công việc cụ thể, tuân theo các điều kiện sau đây:

  • Tối đa 180 ngày: Áp dụng cho công việc quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 và Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
  • Tối đa 60 ngày: Áp dụng cho công việc có yêu cầu trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên.
  • Tối đa 30 ngày: Áp dụng cho công việc có yêu cầu trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.
  • Tối đa 6 ngày làm việc: Áp dụng cho các công việc khác.

Tuy nhiên, pháp luật không cấm thử việc nhiều lần với nhiều công việc khác nhau tại cùng một doanh nghiệp. Do đó, người lao động và người sử dụng lao động có thể ký kết hợp đồng thử việc nhiều lần đối với các công việc khác nhau tại cùng một doanh nghiệp.

hợp đồng thử việc
Hợp đồng thử việc chỉ được ký một lần đối với một công việc cụ thể

>>>> ĐỪNG BỎ LỠ:

5.4 Hợp đồng thử việc có phải hợp đồng lao động không?

Theo Điều 24 của Bộ luật Lao động 2019, hợp đồng thử việc và hợp đồng lao động là hai loại hợp đồng khác nhau:

  • Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng thử việc.
  • Nội dung chính của mẫu hợp đồng thử việc bao gồm thời gian thử việc và các điều khoản quy định tại Điều 21 khoản 1 (a, b, c, đ, g, h) của Bộ luật Lao động 2019.
  • Thử việc không áp dụng đối với hợp đồng lao động có thời hạn dưới 1 tháng.

Hợp đồng thử việc có thể được soạn thảo riêng biệt hoặc được bao gồm trong hợp đồng lao động. Mục đích chính của hợp đồng thử việc là đánh giá khả năng phù hợp của nhân viên trước khi ký kết hợp đồng lao động chính thức.

Ngược lại, hợp đồng lao động được ký kết sau khi thử việc và có thể bao gồm nội dung thử việc, nhưng không phải là hợp đồng thử việc.

Trên đây là thông tin chi tiết về hợp đồng thử việc và quy định liên quan theo Bộ luật Lao động 2019. Hy vọng rằng thông tin về hợp đồng thử việc và mẫu hợp đồng thử việc mới nhất được 1C Việt Nam chia sẻ đã giúp người sử dụng lao động và người lao động hiểu rõ hơn về quy trình, các điều khoản quan trọng khi ký kết thỏa thuận thử việc.

>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Triển khai giải pháp chuyển đổi số
cho doanh nghiệp của bạn ngay hôm nay