Kiến thức quản trị
Trang chủ Giải pháp Tin tức Mentorship là gì? Lợi ích và quy trình xây dựng Mentorship
1C Việt Nam
(11.03.2024)

Mentorship là gì? Lợi ích và quy trình xây dựng Mentorship

Áp dụng Mentorship để đào tạo, nâng cao năng lực nhân viên dần trở thành xu hướng phổ biến được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Vậy Mentorship là gì? Mentorship được xây dựng theo quy trình nào? Trong nội dung bài viết dưới đây, 1C Việt Nam sẽ cùng doanh nghiệp tìm hiểu chi tiết hơn về khái niệm quan trọng này. 

>>>> ĐỌC THÊM: Phần mềm 1C:Company Management - Quản trị doanh nghiệp sản xuất

1. Mentorship là gì?

Mentorship là mối quan hệ mà trong đó người có kinh nghiệm (mentor) sẽ cung cấp lời khuyên, chỉ dẫn, hỗ trợ để giúp người ít kinh nghiệm hơn (mentee) học tập và phát triển. Mentor không nhất thiết phải là cấp trên của mentee, nhưng đó phải là người có đủ năng lực và trình độ để mentee có thể học hỏi.

Đối tượng bao gồm ba yếu tố cơ bản: người hướng dẫn (mentor), người được hướng dẫn (mentee), và mối quan hệ giữa hai bên. Mentorship đem lại nhiều lợi ích, bao gồm việc giúp mentees mở rộng kiến thức, phát triển kỹ năng, và tăng cường lòng tự tin, cũng như giúp mentors phát triển các kỹ năng lãnh đạo và tư vấn​​.

Hiện nay, chương trình Mentorship được nhiều doanh nghiệp áp dụng, nhằm thúc đẩy và nâng cao chất lượng nhân viên, đồng thời tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Xu hướng mới trong mentorship đối với doanh nghiệp bao gồm việc khuyến khích sự chủ động của mentees và duy trì kết nối giữa mentor và mentee ngay cả khi chương trình kết thúc. qua đó, giúp xây dựng một môi trường học tập và phát triển bền vững, khuyến khích nhà lãnh đạo trở thành mentors để tăng thêm uy tín và hấp dẫn cho chương trình, giảm thu hẹp khoảng cách giữa cấp lãnh đạo và nhân viên, tạo điều kiện cho việc trao đổi kiến thức và kinh nghiệm tuyệt vời giữa các thế hệ nhân viên​​.

mentorship là gì
Mentorship là mối quan hệ hợp tác giữa mentor và mentee

>>>> XEM THÊM: TOP 7 phần mềm quản lý nhân sự chuyên nghiệp, hiệu quả

2. Lợi ích khi doanh nghiệp áp dụng chương trình Mentorship

Khi áp dụng chương trình Mentorship, doanh nghiệp có thể nhận được nhiều lợi ích bao gồm:

  • Tăng cường hiệu suất công việc: Các hoạt động của Mentorship giúp nhân viên phát triển các kiến thức, kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc hiệu quả hơn. Điều này có thể góp phần đáng kể giúp nâng cao hiệu suất công việc của toàn bộ tổ chức.
  • Giảm tỷ lệ nghỉ việc: Thông qua Mentorship, nhân viên sẽ được hỗ trợ và phát triển tốt hơn, từ đó họ sẽ có động lực gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Bằng cách này, doanh nghiệp có thể giảm thiểu chi phí tuyển dụng và đào tạo nhân sự mới.
  • Tăng cường sự gắn kết của nhân viên: Hoạt động Mentorship được thực hiện có thể giúp xây dựng mối quan hệ với các đồng nghiệp hoặc cấp trên. Điều này góp phần tạo nên một môi trường làm việc tích cực và gắn bó.
  • Duy trì và phát triển văn hóa doanh nghiệp: Mentorship cũng cung cấp cơ hội để các nhân viên có thâm niên truyền lại kiến thức và kinh nghiệm của các nhân viên mới. Điều này giúp doanh nghiệp duy trì và phát triển văn hóa doanh nghiệp.
mentorship là gì
Mentorship là hoạt động giúp doanh nghiệp tăng cường hiệu suất công việc

>>>> XEM THÊM: Onboarding là gì? Bí quyết xây dựng quy trình Onboarding hiệu quả

3. Các loại hình Mentorship phổ biến

Hiện nay, Mentorship là hoạt động được nhiều doanh nghiệp tập trung đẩy mạnh và phát triển, với nhiều hình thức khác nhau. Dưới đây là 3 loại hình Mentorship được áp dụng phổ biến:

  • Cố vấn 1-1: Đây là loại hình Mentorship phổ biến nhất, trong đó mentor và mentee sẽ gặp gỡ trực tiếp hoặc trực tuyến thường xuyên để trao đổi, chia sẻ. Mentor sẽ cung cấp cho mentee lời khuyên, hướng dẫn và hỗ trợ về các vấn đề trong sự nghiệp, học tập hoặc cuộc sống.
  • Cố vấn ngang hàng: Trong loại hình Mentorship này, mentee được kết nối với một hoặc nhiều người có cùng kinh nghiệm, vị trí hoặc lĩnh vực hoạt động. Các mentee có thể học hỏi lẫn nhau, chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ nhau trong quá trình phát triển sự nghiệp.
  • Cố vấn nhóm: Đây là một chương trình Mentorship được tổ chức bởi một tổ chức hoặc doanh nghiệp. Các mentee sẽ được kết nối với một nhóm mentor có chuyên môn và kinh nghiệm khác nhau. Các mentee sẽ tham gia những buổi học tập, thảo luận chung với mentor, có cơ hội gặp gỡ và giao lưu với các mentor khác trong nhóm.
mentorship là gì
Mentorship hiện có 3 loại hình phổ biến

>>>> XEM THÊM: HRBP là gì? Vai trò quan trọng của HRBP đối với doanh nghiệp

4. Quy trình xây dựng chương trình Mentorship trong doanh nghiệp

Sau khi đã hiểu rõ về chương trình Mentorship là gì và những hình thức phổ biến, doanh nghiệp có thể xây dựng chương trình cố vấn với 7 bước sau:

4.1. Bước 1: Xác định mục tiêu của chương trình 

Mục tiêu của chương trình Mentorship cần cụ thể, rõ ràng và có thể đo lường được. Người cố vấn có vai trò định hướng cho quá trình triển khai và giúp doanh nghiệp đánh giá được hiệu quả của chương trình.

Mục tiêu của chương trình Mentorship có thể bao gồm:

  • Phát triển kỹ năng quản lý của nhân viên
  • Tăng tỷ lệ giữ chân người lao động
  • Duy trì văn hóa doanh nghiệp

Để đảm bảo mục tiêu của chương trình Mentorship đạt được, doanh nghiệp cần tuân thủ 5 nguyên tắc của mô hình SMART:

  • Specific (cụ thể): Mục tiêu cần được thể hiện một cách rõ ràng, không chung chung.
  • Measurable (có thể đo lường được): Mục tiêu cần có thể đo lường được bằng các chỉ số cụ thể.
  • Attainable (có thể đạt được): Mục tiêu cần khả thi và phù hợp với khả năng của doanh nghiệp.
  • Relevant (phù hợp): Mục tiêu cần phù hợp với định hướng phát triển của doanh nghiệp.
  • Time-bound (giới hạn thời gian): Mục tiêu cần được đặt ra trong một khoảng thời gian cụ thể.
mentorship là gì
Mục tiêu của chương trình Mentorship cần cụ thể, rõ ràng và có thể đo lường được

4.2. Bước 2: Xây dựng kế hoạch chương trình

Sau khi xác định mục tiêu, bước quan trọng tiếp theo là xây dựng kế hoạch chương trình Mentorship chuyên nghiệp, bài bản. Các yếu tố cần đảm bảo bao gồm:

  • Mục tiêu và kết quả mong muốn: Trình bày rõ ràng mục tiêu và kết quả cần đạt được, kèm theo số liệu cụ thể.
  • Đối tượng tham gia: Xác định rõ ràng các thành viên là mentor và mentee.
  • Hình thức triển khai: Bao gồm loại hình Mentorship, cách thức làm việc giữa mentor và mentee, phương tiện hợp tác,...
  • Nội dung chính: Định hướng sự nghiệp, phát triển kỹ năng, giải quyết vấn đề,...
  • Lộ trình triển khai: Thời gian thực hiện, các cột mốc quan trọng.
  • Dự kiến ngân sách: Chi phí tổ chức, thực hiện chương trình.
mentorship là gì
Kế hoạch Mentorship cần chi tiết, chuyên nghiệp, bài bản

4.3. Bước 3: Trình bày kế hoạch với cấp lãnh đạo

Khi có bản kế hoạch hoàn chỉnh, thách thức tiếp theo là thuyết phục ban lãnh đạo cung cấp nguồn lực hỗ trợ thực hiện chương trình thành công. Để làm được điều này, khi trình bày kế hoạch với các nhà lãnh đạo, nhà quản lý cần:

  • Trình bày rõ ràng mục tiêu cụ thể của chương trình.
  • Làm nổi bật lợi ích của chương trình đối với toàn công ty.
  • Giới thiệu cách chương trình có thể giúp các nhà lãnh đạo đạt được mục tiêu.
  • Giải thích cách thức triển khai và quảng bá chương trình.
mentorship là gì
Trình bày kế hoạch là bước quan trọng để thuyết phục ban lãnh đạo

4.4. Bước 4: Truyền thông chương trình Mentorship 

Để chương trình Mentorship thành công, yếu tố quan trọng nhất là sự tham gia của các mentor và mentee. Tuy nhiên, nếu các thành viên không nhận ra giá trị của chương trình, họ sẽ cảm thấy tốn thời gian, công sức khi tham gia. Do đó, việc quảng bá chương trình một cách hiệu quả là điều cần thiết.

Dưới đây là một số cách để quảng bá chương trình Mentorship đến nội bộ doanh nghiệp:

  • Tổ chức các buổi chia sẻ, hội thảo để giới thiệu về chương trình và lợi ích đem lại.
  • Đăng tải bài viết, video quảng cáo trên các kênh truyền thông nội bộ của công ty.
  • Khuyến khích các nhà quản lý thông báo và khuyến khích nhân viên tham gia chương trình.
  • Tạo ra các thông điệp truyền thông hấp dẫn, cuốn hút để tạo sự hứng thú cho nhân viên.

Một số lưu ý khi quảng bá chương trình Mentorship:

  • Các thông điệp truyền thông phải được đầu tư kỹ lưỡng, rõ ràng và dễ hiểu.
  • Nên tập trung vào các lợi ích cụ thể mà chương trình mang lại cho nhân viên, chẳng hạn như giúp phát triển sự nghiệp, học hỏi những điều mới, nâng cao kỹ năng,...
  • Sử dụng các hình ảnh, video minh họa sinh động để thu hút sự chú ý của nhân viên.
mentorship là gì
Công bố chương trình Mentorship giúp thu hút sự tham gia tự nguyện của mentor và mentee

4.5. Bước 5: Kết nối Mentor - Mentee

Ghép nhóm mentor và mentee là một khâu quan trọng trong chương trình cố vấn. Tuy nhiên, không phải cứ ghép mentor cấp cao với mentee là sẽ thành công. Mối quan hệ mentor và mentee hiệu quả cần có sự phù hợp giữa hai bên.

Dưới đây là một số tiêu chí ghép cặp cần được cân nhắc:

  • Tính cách tương đồng để dễ dàng kết nối và thấu hiểu nhau.
  • Có cách giao tiếp tương thích để có thể trao đổi thông tin hiệu quả.
  • Chung những giá trị quan trọng để có thể chia sẻ và hỗ trợ nhau.
  • Tương đồng về kinh nghiệm sống để có thể chia sẻ và học hỏi lẫn nhau.
  • Có mục tiêu và định hướng phát triển tương đồng để có thể cùng nhau nỗ lực đạt được.
  • Sở hữu phong cách làm việc tương thích để có thể hợp tác hiệu quả.

Ngoài ra, việc ghép nhóm mentor và mentee cần được thực hiện một cách cẩn thận và chu đáo. Mentor và mentee nên được trao đổi về mong muốn và nhu cầu của mình để có thể tìm được một người phù hợp. Nhóm mentor và mentee phù hợp sẽ giúp mối quan hệ giữa hai bên phát triển bền vững, hiệu quả.

mentorship là gì
Mối quan hệ mentor – mentee hiệu quả cần có sự phù hợp giữa hai bên

4.6. Bước 6: Định hướng các hoạt động trong chương trình

Ghép nối thành công là bước khởi đầu, nhưng để chương trình cố vấn thành công, nhà quản lý cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về các định hướng và cách thức làm việc. Cả mentor và mentee đều cần được phổ biến cụ thể về những chỉ dẫn, giúp họ hiểu rõ vai trò, trách nhiệm của mình.

Các định hướng cụ thể có thể bao gồm:

  • Thảo luận về mục tiêu và mong đợi của mỗi bên
  • Chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức
  • Đưa ra phản hồi và hỗ trợ
  • Chia sẻ thách thức và cách giải quyết

Việc chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ giúp chương trình cố vấn diễn ra hiệu quả, các bên tham gia có thể học hỏi và phát triển bản thân.

mentorship là gì
Định hướng các hoạt động trong chương trình cần thiết với cả mentor và mentee

4.7. Bước 7: Đo lường hiệu quả của chương trình

Đo lường hiệu quả là bước cuối cùng trong quy trình triển khai chương trình Mentorship. Việc đo lường và theo dõi hiệu quả giúp doanh nghiệp xác định được mức độ thành công của chương trình, từ đó đưa ra các điều chỉnh cần thiết để cải thiện hiệu quả.

Dưới đây là một số tiêu chí đánh giá hiệu quả của chương trình Mentorship:

  • Tỷ lệ tham gia: Tiêu chí này cho biết có bao nhiêu người thực sự tham gia. Tỷ lệ tham gia cao cho thấy chương trình đang thu hút được sự quan tâm của nhân viên.
  • Tỷ lệ duy trì: Đánh giá chính xác tiêu chí này giúp doanh nghiệp nắm được có bao nhiêu người tham gia tiếp tục gắn bó với chương trình sau một chu kỳ. Tỷ lệ duy trì cao đồng nghĩa với việc Mentorship đang mang lại giá trị cho người tham gia.
  • Tỷ lệ hài lòng: Đây là yếu tố thể hiện người tham gia cảm thấy thế nào về Mentorship. Tỷ lệ hài lòng cao nghĩa là chương trình đang đáp ứng được nhu cầu của người tham gia.
  • Tác động: Doanh nghiệp đo lường được tiêu chí này sẽ biết chương trình đã mang lại những thay đổi gì cho người tham gia. Nếu tác động tích cực cũng tức là Mentorship đang giúp người tham gia phát triển và thành công.
  • Hiệu quả chi phí: Điều này cho biết Mentorship có đạt được mục tiêu với mức chi phí hợp lý hay không. Chi phí hợp lý thể hiện rằng chương trình đang mang lại giá trị cao cho doanh nghiệp.
  • Khả năng mở rộng: Đây là tiêu chí cho biết chương trình Mentorship có thể dễ dàng nhân rộng và mở rộng quy mô nếu cần hay không.
mentorship là gì
Đo lường hiệu quả giúp doanh nghiệp xác định được mức độ thành công của chương trình

Như vậy, nội dung bài viết trên đã trả lời chi tiết câu hỏi Mentorship là gì cũng như lợi ích và quy trình xây dựng mối quan hệ này. Đây là sự hợp tác có lợi giữa một người có kinh nghiệm, kiến thức với một người đang tìm kiếm sự hướng dẫn, hỗ trợ. Để thúc đẩy đào tạo và quản lý hệ thống Mentorship hiệu quả, doanh nghiệp có thể cân nhắc sử dụng phần mềm 1C:Company Management - giải pháp tuyệt vời trong vận hành và kết nối nhân sự. Nếu muốn cập nhật thêm những thông tin hữu ích về quản trị doanh nghiệp, đừng quên theo dõi các bài viết hữu ích khác trên website của 1C Việt Nam.

 

>>>> XEM THÊM:

Triển khai giải pháp chuyển đổi số
cho doanh nghiệp của bạn ngay hôm nay