Kiến thức quản trị
Trang chủ Giải pháp Tin tức Nguồn lực là gì? 7 nguồn lực quan trọng cần tận dụng
1C Việt Nam
(07.10.2024)

Nguồn lực là gì? 7 nguồn lực quan trọng cần tận dụng

Nguồn lực là gì? Nguồn lực là các yếu tố bất kỳ cần thiết để hoàn thành mục tiêu, có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt là doanh nghiệp. Trong bài viết sau đây, hãy cùng 1C Việt Nam khám phá nguồn lực là gì? Các loại nguồn lực chính trong doanh nghiệp và phương pháp giúp quản lý nguồn lực hiệu quả. 

>>>> XEM THÊM: 

1. Nguồn lực là gì? 

Trong kinh doanh, nguồn lực là sức mạnh bên trong của mỗi doanh nghiệp, nguồn lực khác nhau sẽ dẫn dắt doanh nghiệp phát triển theo hướng khác nhau. Chỉ khi có đủ nguồn lực về tài chính, nhân lực và vật lực, doanh nghiệp mới có thể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. 

Để hiểu rõ về nguồn lực là gì, 1C Việt Nam mời bạn tìm hiểu về các phân hệ của nguồn lực sau đây:

  • Nguồn lực con người

Con người là yếu tố không thể thiếu trong phạm vi của nguồn lực, vừa là đối tượng quản lý, vừa là đội ngũ trực tiếp phụ trách các hoạt động. Chính vì vậy, nguồn lực con người giữ vị trí quan trọng trong việc phát triển doanh nghiệp, giúp đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp. Một khi đầu tư nguồn nhân lực chất lượng cao, hiệu suất của doanh nghiệp sẽ được cải thiện, nâng cao tính cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành.

nguồn lực là gì
Nguồn lực con người đóng vai trò chủ chốt trong sự phát triển của doanh nghiệp
  • Nguồn lực xã hội 

Nguồn lực xã hội sẽ bao gồm các yếu tố ngoại vi của doanh nghiệp nhưng vẫn ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và hoạt động kinh doanh. Chẳng hạn như: Sự phát triển của khoa học công nghệ, chính sách chính trị, chính sách quản lý nhà nước, đối ngoại… 

  • Nguồn lực cá nhân 

Nguồn lực cá nhân được xuất phát từ các cá nhân, mỗi người sẽ có những khả năng và tư duy khác nhau. Khi tham gia sản xuất, mỗi cá nhân sẽ đóng góp tài năng của mình cho doanh nghiệp. Nguồn lực cá nhân càng chất lượng, doanh nghiệp sẽ càng xây dựng được tổ chức vững mạnh và sẵn sàng mở ra những cơ hội mới trong tương lai.

>>>> XEM NGAY: 14 mẫu sơ đồ tổ chức công ty phổ biến sử dụng hiệu quả nhất 2024

2. 7 loại nguồn lực trong doanh nghiệp

Việc chú trọng vào phát triển nguồn lực chính là giải pháp giúp doanh nghiệp đẩy mạnh kinh doanh và phát triển bền vững. Nguồn lực doanh nghiệp sẽ có rất nhiều, tuy nhiên sẽ có 7 loại nguồn lực phổ biến xuất hiện tại hầu hết các doanh nghiệp hiện nay. Bao gồm:

2.1 Nguồn lực con người

Đội ngũ nhân viên là nguồn lực quan trọng trong doanh nghiệp. Đây là nhóm người có kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và sự sáng tạo không ngừng để hoàn thành nhiệm vụ, đóng góp không nhỏ vào sự thành công của doanh nghiệp.

2.2 Nguồn lực vật chất

Vật chất là tài sản sản mà doanh nghiệp sở hữu và sử dụng trong quá trình sản xuất, cung cấp dịch vụ. Nguồn lực vật chất có thể là máy móc, thiết bị, kho bãi, nhà xưởng, cơ sở hạ tầng và các loại tài sản cố định khác.

2.3 Nguồn lực tài chính

Nguồn lực tài chính là các tài nguyên được doanh nghiệp sở hữu hoặc sử dụng để hỗ trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Chẳng hạn như chủ sở hữu, lợi nhuận tích lũy, vốn vay và nguồn tài trợ từ các nhà đầu tư, đối tác hoặc ngân hàng.

nguồn lực là gì
Nguồn lực tài chính là những loại tài nguyên được doanh nghiệp sử dụng cho mục đích kinh doanh

2.4 Nguồn lực quan hệ

Nguồn lực quan hệ bao gồm các mối quan hệ của doanh nghiệp với các bên liên quan như khách hàng, đối tác, cộng đồng kinh doanh và đơn vị cung cấp. Khi doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ đáng tin cậy với khách hàng, điều này sẽ tạo ra lòng tin và sự hài lòng từ khách hàng, giúp doanh nghiệp duy trì phát triển các mối quan hệ kinh doanh bền vững. Đồng thời mở ra những cơ hội kinh doanh mới với những khách hàng trước đó.

nguồn lực là gì
Nguồn lực quan hệ có thể giúp doanh nghiệp nâng cao lợi thế cạnh tranh và cơ hội phát triển

2.7 Nguồn lực thương hiệu

Nguồn lực thương hiệu là một khía cạnh quan trọng trong quá trình đánh giá nguồn lực của một doanh nghiệp. Nói cách khác, đây là loại tài sản vô hình, bao gồm danh tiếng, uy tín và giá trị cung cấp cho khách hàng.

2.8 Nguồn lực tri thức

Nguồn lực tri thức là những thông tin, kiến thức và dữ liệu mà doanh nghiệp sở hữu hoặc thu thập từ bên ngoài. Nguồn lực này giúp doanh nghiệp nắm bắt về thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh và môi trường kinh doanh nói chung.

2.9 Nguồn lực công nghệ

Nguồn lực công nghệ các hệ thống thông tin, công nghệ, phần mềm mà doanh nghiệp sử dụng với mục đích tăng cường hiệu suất hoạt động, quản lý và cải thiện sự tương tác với khách hàng. Nguồn lực này có thể bao gồm: Hệ thống ERP, CRM, HRM, phần mềm quản lý kho, website…

nguồn lực là gì
Nguồn lực công nghệ giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh nhanh chóng

>>>> TÌM HIỂU NGAY: Quản trị doanh nghiệp là gì? Chức năng và nguyên tắc áp dụng 

3. Các cách quản lý nguồn lực hiệu quả

Quản lý nguồn lực là cách phân chia các yếu tố đáp ứng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp. Tùy thuộc vào nhu cầu tiêu dùng của khách hàng và thời điểm mà doanh nghiệp sẽ có những cách quản lý nguồn lực khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp đều cần phải tuân thủ theo 4 nguyên tắc cơ bản sau đây:

3.1 Phân bổ dựa vào mục tiêu chiến lược

Hầu hết các doanh nghiệp đều sẽ có những chiến lược phát triển riêng bởi tính chất đặc thù và quy mô khác nhau. Do đó, việc phân bổ nguồn lực cũng cần được dựa trên các mục tiêu chiến lược, đồng thời mỗi mục tiêu cũng cần có những nguồn lực đi kèm cụ thể. Doanh nghiệp nên xem xét nguồn lực hiện có và đánh giá mức độ cấp thiết của mục tiêu để quyết định số lượng tài nguyên, nhân lực đảm nhận.

3.2 Đánh giá tổng quan nguồn lực

Để quản lý nguồn lực hiệu quả, doanh nghiệp cần trả lời những câu hỏi như: Doanh nghiệp đang sở hữu những nguồn lực nào? Đội ngũ có cần bổ sung thêm nguồn lực không? Sau khi đã làm rõ những “bài toán" trên, doanh nghiệp sẽ đánh giá chính xác hơn về nhu cầu của mình, từ đó đưa ra những quyết định kinh doanh phù hợp.

3.3 Phân bổ nguồn lực hợp lý, đầy đủ

Phân bổ nguồn lực hợp lý giúp doanh nghiệp đảm bảo các hoạt động, chức năng, chuyên môn được diễn ra thuận lợi. Theo đó, trưởng bộ phận sẽ là người phụ trách kiểm tra, đánh giá và lên kế hoạch sử dụng các nguồn lực này.

3.4 Giám sát và điều chỉnh nguồn lực theo tình hình kinh doanh

Khi nhận thấy các nguồn lực đang không được phân bổ đồng đều, gây ra tình trạng lãng phí, doanh nghiệp cần nhanh chóng điều chỉnh để tránh ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động. Bên cạnh đó, nếu nhận thấy cần bổ sung nhân lực để cải thiện hiệu quả sản xuất, nhà quản trị cần áp dụng các phương án huy động kịp thời.

>>>> KHÁM PHÁ NGAY: 6 bước xây dựng quy trình phối hợp giữa các phòng ban hiệu quả

4. Phương pháp phân bổ nguồn lực tối ưu nhất

Một khi đã hiểu rõ tầm quan trọng của nguồn nhân lực là gì, doanh nghiệp cần phải triển khai các phương án để phân bổ nguồn lực hiệu quả, giúp nâng cao hiệu suất kinh doanh, tạo ra cơ hội và phát triển bền vững. Dưới đây là một số điều cần lưu ý:

  • Chiến lược phát triển của mỗi doanh nghiệp sẽ khác nhau, vậy nên việc phân bổ nguồn lực cũng cần phải dựa trên nguyên tắc này.
  • Doanh nghiệp cần tiến hành đánh giá toàn diện nguồn lực một cách thường xuyên, điều này giúp doanh nghiệp phân bổ nguồn lực đầy đủ, hợp lý.
  • Nguồn lực cần đảm bảo có thể hoạt động tốt trong mọi hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp. 
  • Phân bổ nguồn lực nên dựa trên các hoạt động liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt, kế hoạch ngắn hạn sẽ tác động tích cực đến kết quả dài hạn. Vì vậy, doanh nghiệp cần lập ra những phương án kinh doanh hoàn chỉnh.
  • Luân chuyển nguồn nhân lực dựa theo các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và hiểu rõ các giá trị to lớn mà nguồn lực cá nhân đem lại. Điều này đảm bảo nhân viên sẽ tích cực cống hiến và phát huy tối đa năng lực của mình.
nguồn lực là gì
Doanh nghiệp cần thường xuyên đánh giá nguồn lực để phân bổ một cách hiệu quả

>>>> ĐỪNG BỎ LỠ: 6 phương pháp và nguyên tắc lập kế hoạch hiệu quả 

5. 4 cách giúp tối ưu nguồn lực cho doanh nghiệp

Tối ưu hóa nguồn lực là quá trình doanh nghiệp cải thiện cách sử dụng nguồn lực để đem lại hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, điều này lại không dễ thực hiện, doanh nghiệp cần có các phương pháp, chiến lược cụ thể để áp dụng. Dưới đây là 4 cách giúp tối ưu hóa nguồn lực hiệu quả mà doanh nghiệp nên tham khảo:

  • Tối ưu nguồn lực con người

- Đầu tư vào công tác đào tạo và phát triển nhân viên. Giúp nâng cao kiến thức, năng lực và kinh nghiệm cho nhân viên, hỗ trợ nâng cao hiệu suất trong công việc.

- Thiết lập môi trường làm việc tích cực, khuyến khích sự sáng tạo và ghi nhận đóng góp của nhân viên. Bao gồm việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp chủ động, tạo ra cơ hội thăng tiến và phát triển năng lực cá nhân.

  • Tối ưu nguồn lực tài chính

- Doanh nghiệp cần theo dõi, kiểm soát thu chi dòng tiền để đảm bảo tài chính đạt mức ổn định và đủ để duy trì hoạt động kinh doanh.

- Nghiên cứu, đánh giá các cơ hội đầu tư có khả năng đem lại lợi nhuận cao và rủi ro hợp lý để tận dụng nguồn vốn của doanh nghiệp.

- Tìm kiếm nguồn tài chính bổ sung có thể giúp doanh nghiệp thực hiện vay vốn từ ngân hàng, huy động vốn từ các nhà đầu tư hoặc sử dụng các biện pháp tài chính khác.

  • Tối ưu nguồn lực vật chất

- Doanh nghiệp cần giám sát, duy trì tài sản, tối ưu sử dụng tài sản hiện có và đánh giá nhu cầu đầu tư vào tài sản mới.

- Cải thiện quy trình sản xuất và tối ưu hóa chi phí vận hành doanh nghiệp. Áp dụng công nghệ hiện đại có thể giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất, giảm lãng phí và tối đa hóa sử dụng nguồn lực vật chất.

  • Tối ưu nguồn lực công nghệ

- Theo dõi và áp dụng các xu hướng công nghệ mới để nâng cao hiệu suất, cải thiện mối quan hệ với khách hàng.

- Tận dụng các tính năng của hệ thống và ứng dụng công nghệ để tối đa hóa hiệu quả trong các quy trình sản xuất kinh doanh.

Trong quá trình tối ưu nguồn lực công nghệ, 1C:ERP là một trong những giải pháp mà doanh nghiệp không thể bỏ qua. Được phát triển trên nền tảng low-code hiện đại, giải pháp quản trị nguồn lực toàn diện 1C:ERP giúp doanh nghiệp làm chủ về công nghệ, tối ưu theo từng mô hình hoạt động của tổ chức. 

Một số lợi ích khi áp dụng giải pháp 1C:ERP: 

  • Cải tiến quy trình làm việc của doanh nghiệp, kết nối các bộ phận/phòng ban lại với nhau.
  • Tích hợp hệ thống báo cáo theo nhu cầu và theo thời gian thực, dễ dàng thao tác mà không đòi hỏi hiểu biết chuyên sâu về lập trình. 
  • Hệ thống sẵn sàng chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) và chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS), hỗ trợ doanh nghiệp kiểm soát và tối ưu nguồn lực tài chính.  
  • Khả năng mã hóa dữ liệu cũng như phân quyền mạnh mẽ, đảm bảo tính bảo mật và tính minh bạch về thông tin. 
  • Tối ưu chi phí vận hành, hỗ trợ kiểm soát và quản lý mục tiêu, KPI hiệu quả…
nguồn lực là gì
Giải pháp quản trị nguồn lực toàn diện cho doanh nghiệp 1C:ERP

Có thể thấy, nguồn lực vô cùng phong phú và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Thông qua những chia sẻ về nguồn lực là gì, các loại nguồn lực và phương pháp giúp tối ưu nguồn lực hiệu quả mà 1C Việt Nam gửi đến trên đây, hy vọng nhà quản trị doanh nghiệp sẽ có những kiến thức hữu ích, từ đó đưa ra những chiến lược sản xuất kinh doanh phù hợp. Ngoài ra, để được trải nghiệm giải pháp 1C:ERP, vui lòng liên hệ ngay 1C Việt Nam nhé!

>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Triển khai giải pháp chuyển đổi số
cho doanh nghiệp của bạn ngay hôm nay