Omotenashi là nghệ thuật chăm sóc khách hàng phổ biến của người Nhật. Trong bài viết dưới đây, 1C Việt Nam sẽ giúp doanh nghiệp giải đáp câu hỏi Omotenashi là gì cũng như tìm hiểu thêm những lợi ích mà nghệ thuật chăm sóc khách hàng này mang lại. Đừng bỏ lỡ nội dung này nhé!
Omotenashi là nghệ thuật tiếp đón và phục vụ khách hàng bằng cả trái tim. Trong văn hóa Nhật Bản, có năm cấp độ chăm sóc khách hàng: Moral (Đạo đức) – Manner (Cư xử lịch sự) – Service (Dịch vụ chuyên nghiệp) – Hospitality (Hiếu khách) – Omotenashi. Trong đó, Omotenashi là cấp độ cao nhất.
"Motenashi" bao gồm bốn yếu tố: tiếp đón (cách đối xử với khách hàng), thiết đãi (những gì mang đến cho khách hàng), thái độ (cách đối nhân xử thế), và xử lý (ứng phó với mọi tình huống). Khi thêm "O" vào đầu, Omotenashi thể hiện sự phục vụ khách hàng một cách lịch sự, tận tâm và chân thành nhất.
Omotenashi có nguồn gốc từ các bữa tiệc trà. Một buổi tiệc trà đạo có thể mất cả năm để chuẩn bị, với sự tỉ mỉ đến từng chi tiết để đảm bảo sự thoải mái tối đa cho khách mời. Từ việc lựa chọn bộ ấm chén, hoa trang trí, đến cách thức sắp xếp đều dựa trên sở thích của khách. Khách mời sẽ cảm nhận được sự tận tâm của chủ nhà và đáp lại bằng thái độ tôn trọng, tạo nên một môi trường hài hòa, tương kính lẫn nhau. Đây chính là tinh thần Omotenashi - văn hóa phục vụ bằng trái tim của người Nhật.
>>>> XEM THÊM:
Người Nhật phân loại dịch vụ chăm sóc khách hàng thành 5 cấp độ: Moral (Đạo đức), Manner (Cư xử lịch sự), Service (Dịch vụ chuyên nghiệp), Hospitality (Hiếu khách) và Omotenashi, với Omotenashi là cấp độ cao nhất. Dưới đây là chi tiết từng cấp độ.
Cấp độ này đảm bảo tính minh bạch trong việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ. Moral khẳng định giá trị khách hàng nhận được đúng như cam kết và hình ảnh quảng bá của doanh nghiệp, loại bỏ các vấn đề lừa đảo hay gian dối trong kinh doanh. Moral cũng thể hiện sự bình đẳng, không phân biệt đối xử, mọi khách hàng đều được phục vụ tốt nhất.
Ví dụ, công ty A kinh doanh mỹ phẩm cam kết sản phẩm chính hãng, minh bạch thông tin và cho khách kiểm tra hàng trước khi thanh toán. Nếu sản phẩm không đúng cam kết, công ty sẽ hoàn tiền 200%.
Cấp độ Manner thể hiện rằng doanh nghiệp cần tôn trọng khách hàng, mọi hành vi và thái độ cần lịch sự với các phương pháp chăm sóc phù hợp để đảm bảo sự thoải mái, hài lòng.
Ví dụ, tại một cửa hàng thời trang, nhân viên bảo vệ chào hỏi và dắt xe cho khách; nhân viên bán hàng mở cửa, cúi chào và mời khách vào xem đồ một cách lịch thiệp.
Service – Dịch vụ chuyên nghiệp, tức là việc chuẩn hóa hành vi cũng như cách ứng xử của của tất cả nhân viên đối với khách hàng. Việc xây dựng quy trình chăm sóc khách hàng là cần thiết để nhân viên có tiêu chuẩn để tuân theo cũng như xây dựng hình ảnh doanh nghiệp thống nhất trong mắt khách hàng.
Ví dụ: Khi một khách hàng để lại thông tin cá nhân tại công ty ABC, quy trình sẽ như sau:
Luôn thể hiện sự quan tâm và chu đáo là điều không thể thiếu trong quy trình chăm sóc khách hàng. Doanh nghiệp cần phân tích khách hàng mục tiêu, chuẩn bị một quy trình bán hàng chi tiết, chuyên nghiệp để đón tiếp khách hàng một cách tận tình nhất. Điều này không chỉ thể hiện qua các giao dịch mua bán, mà còn là cách doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ bền chặt hơn với khách hàng.
Sự hiếu khách được thể hiện rõ trong tình huống cụ thể như sau: Tại một quán cà phê, khi khách hàng đã chọn chỗ ngồi, nhân viên phục vụ sẽ tiếp cận một cách lịch thiệp và đề xuất một tách trà hoặc nước lọc. Ngay sau đó, nhân viên sẽ trình bày menu đồ uống. Trong quá trình khách hàng chọn đồ, nhân viên sẽ tư vấn và giới thiệu về menu đồ uống của quán một cách thông minh và thân thiện để khách hàng có thể lựa chọn được món nước phản ánh đúng sở thích của mình.
Triết lý Omotenashi ở mức độ cao nhất, thể hiện sự chăm sóc khách hàng bằng lòng thành và sự tận tâm. Omotenashi vượt xa những tiêu chuẩn và kỳ vọng thông thường từ khách hàng. Mỗi hành động được thực hiện với sự chân thành, mong muốn mang lại những giá trị tốt nhất cho khách hàng.
Để hiểu rõ hơn về Omotenashi, doanh nghiệp có thể tham khảo ví dụ dưới đây: Khách hàng A đặt 3 bàn ăn tại nhà hàng H. Khi xác nhận thông tin đặt bàn của khách A, nhà hàng H nhận biết ngày đó là sinh nhật của khách A. Vì thế, nhà hàng H sắp xếp một không gian đặc biệt cho khách A. Đồng thời, nhà hàng điều phối nhân viên để tổ chức một bữa tiệc sinh nhật bất ngờ với bánh kem và hoa tươi. Khách hàng còn được tặng một phiếu giảm giá 20% cho tổng hóa đơn.
>>>> XEM NGAY: Up sale là gì? Các nguyên tắc áp dụng Up sale hiệu quả
Sau khi hiểu rõ Omotenashi nghĩa là gì, doanh nghiệp có thể tiến hành triển khai đào tạo Omotenashi theo 5 bước như sau:
Trong trường hợp này, nhận thức đề cập đến khả năng nhận biết, hiểu và ý thức được Omotenashi là gì. Doanh nghiệp cần xem xét và đánh giá lại chất lượng dịch vụ đang cung cấp để điều chỉnh hoặc thay đổi sao cho phù hợp với Omotenashi. Quá trình điều chỉnh nhận thức cần phải được thực hiện một cách đồng bộ với hai nhóm chính:
Để đảm bảo sự thành công, nhận thức của ban lãnh đạo cần phải đúng đắn và chi tiết từ đầu, đồng thời cần đảm bảo rằng nhận thức của họ và của nhân viên là nhất quán. Chỉ khi đạt được sự nhất quán này, việc chuyển đổi từ nhận thức sang hành động mới có thể thành công.
Nhân viên chăm sóc khách hàng không chỉ cần có kiến thức chuyên môn về sản phẩm mà còn cần phải có nhiều kỹ năng khác nhau như giao tiếp, nắm bắt tâm lý khách hàng, xử lý tình huống và thuyết phục. Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, nhân viên bán hàng phải linh hoạt để giải quyết các vấn đề của khách hàng một cách hiệu quả cũng như đảm bảo tuân thủ nghiêm các quy định của doanh nghiệp.
Dưới đây là tình huống cụ thể: Nhân viên A phải hiểu rõ về các dòng điện thoại để tư vấn cho khách hàng B. Bên cạnh đó, sử dụng các câu hỏi thông minh để nắm bắt nhu cầu và đề xuất sản phẩm phù hợp. Quá trình này đòi hỏi nhân viên phải sử dụng kỹ năng của mình một cách khéo léo để khách hàng cảm thấy thoải mái nhất!
Kỹ năng vận hành công việc là khả năng quản lý và thực hiện công việc hiệu quả, đồng thời tạo ra sự kết nối, tương tác tích cực với đồng nghiệp. Trong Omotenashi, kỹ năng này bao gồm việc quản lý thời gian, làm việc nhóm và giải quyết vấn đề.
Ví dụ, nhân viên bán hàng A cần sắp xếp công việc trước để ra ngoài gặp khách hàng C vào cuối tuần. Khi đó các nhiệm vụ cần hoàn thành bao gồm chuẩn bị tài liệu, thông báo vắng mặt, tìm người thay thế (nếu cần), và chuẩn bị thông tin cần thiết.
Kỹ năng chăm sóc khách hàng toàn diện và chi tiết đòi hỏi sự thấu hiểu đặc điểm riêng của từng khách hàng. Điều này tạo điều kiện cho việc cá nhân hóa dịch vụ, mục tiêu mà mọi doanh nghiệp đều hướng đến. Những kỹ năng này của nhân viên bán hàng được phát triển từ kinh nghiệm, kiến thức và đào tạo.
Để thành công trong việc áp dụng nghệ thuật Omotenashi, doanh nghiệp cần tích hợp Omotenashi vào văn hóa tổ chức. Mỗi nhân viên phải hiểu và thực hiện mục tiêu chung này. Điều này yêu cầu cấp lãnh đạo hiểu rõ vai trò của từng nhân viên và đề xuất mục tiêu phù hợp. Sau đó triển khai các hoạt động đào tạo Omotenashi cho nhân sự để thay đổi nhận thức và nâng cao năng lực của đội ngũ.
Để Omotenashi trở thành một phần của văn hóa doanh nghiệp, có thể thực hiện theo những cách đơn giản sau:
>>>> TÌM HIỂU THÊM: Customer Acquisition là gì? Tầm quan trọng và chiến lược tối ưu
Hiểu được Omotenashi là gì, doanh nghiệp có thể dễ dàng thấy những lợi ích mà mô hình này mang lại. Dưới đây là gợi ý chi tiết:
Khi thực hiện nghệ thuật chăm sóc khách hàng Omotenashi trong doanh nghiệp, ba yếu tố quan trọng sau không thể bỏ qua:
Để mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng, doanh nghiệp cần hiểu rõ mong muốn và nhu cầu của họ. Điều này đòi hỏi khả năng quan sát, nghiên cứu và phân tích chi tiết. Dựa trên kết quả có được, doanh nghiệp sẽ tiến hành chuẩn bị những điều cần thiết như đào tạo nhân sự, chuẩn bị sản phẩm và dịch vụ, thiết kế môi trường phục vụ và các phương án dự phòng.
Trong nghệ thuật Omotenashi, mỗi hành động đều sự chân thành từ trái tim của người phục vụ. Điều này giúp tăng sự hiểu biết giữa doanh nghiệp với khách hàng, cũng như ghi dấu ấn trong tâm trí họ. Những củ chỉ chân thành có thể mang tới các dịch vụ vượt trội so với mong đợi, ảnh hưởng đến quyết định mua cũng như mối quan hệ lâu dài giữa khách hàng và doanh nghiệp.
Tạo ấn tượng tích cực với khách hàng không chỉ giúp xây dựng mối quan hệ bền chặt mà còn mở ra điều kiện thuận lợi cho các giao dịch mua bán. Dưới đây là một số cách đơn giản nhưng hiệu quả cao để tạo ấn tượng tốt với khách hàng:
Omotenashi không chỉ là một chìa khóa thành công mà còn là nét đặc trưng của những doanh nghiệp nổi tiếng như:
Bài viết trên đã giúp doanh nghiệp trả lời câu hỏi Omotenashi là gì cũng như biết cách ứng dụng vào thực tế. Trong kinh doanh hiện đại, việc áp dụng Omotenashi không chỉ là một chiến lược mà còn là một triết lý, giúp tạo ra một môi trường chăm sóc khách hàng độc đáo và hiệu quả. Để thành công với Omotenashi, doanh nghiệp có thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ các phần mềm quản lý doanh nghiệp toàn diện như 1C:Company Management. Phần mềm sở hữu vô vàn các tính năng hữu ích, trong đó nổi bật với phân hệ quản lý khách hàng. Với 1C:Company Management, doanh nghiệp có thể ghi nhận thông tin và phân nhóm khách hàng, đồng thời thiết lập kế hoạch bán hàng, làm việc với từng khách hàng một cách phù hợp. Liên hệ ngay cho 1C Việt Nam nếu cần tư vấn thêm về giải pháp 1C:Company Management nhé.
>>>> XEM THÊM: TOP 7 phần mềm CRM quản lý khách hàng hiệu quả hiện nay