Vendor là gì? Vendor và Supplier thường khiến nhiều cá nhân, doanh nghiệp nhầm lẫn vì hai khái niệm này đều mang ý nghĩa là nhà cung cấp. Tuy nhiên trên thực tế, Vendor và Supplier lại có các đặc điểm hoàn toàn khác biệt. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng 1C Việt Nam tìm hiểu chính xác Vendor là gì và cách phân biệt Vendor và Supplier ngay nhé!
>>>> XEM THÊM:
Trong quản lý chuỗi cung ứng, Vendor được hiểu đơn giản là những cá nhân, tổ chức hoặc đối tác kinh doanh cung cấp các sản phẩm/dịch vụ cho người tiêu dùng, đây được xem là mắt xích cuối cùng để vận chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến tận tay khách hàng. Với một số trường hợp, Vendor có thể sản xuất các sản phẩm để bán mà không cần nhập từ nhà cung cấp.
Thông qua đó, Vendor dường như đã trở nên quan trọng trong việc kết nối nhà sản xuất với người tiêu dùng, họ thực hiện điều đó thông qua các công việc như sau:
Tùy vào từng vai trò của Vendor trong chuỗi cung ứng để xác định các loại Vendor khác nhau. Dưới đây là 4 loại hình Vendor chính:
Trong kinh doanh, Supplier là đối tác cung cấp sản phẩm/ dịch vụ cho doanh nghiệp, Supplier có thể là một doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc doanh nghiệp lớn. Qua đó, Supplier đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng, cung cấp các nguyên liệu, thành phần hoặc dịch vụ cần thiết cho các hoạt động của doanh nghiệp.
Supplier có thể được phân loại thành nhiều cách khác nhau, ví dụ như theo loại sản phẩm/dịch vụ cung cấp, theo địa lý hoặc theo tầm quan trọng đối với doanh nghiệp. Để đem đến hiệu quả kinh doanh, doanh nghiệp cần xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với nhà cung cấp, ký kết hợp đồng để đảm bảo chất lượng, số lượng và giá thành của sản phẩm/dịch vụ cung cấp.
Đối tác cung cấp (Supplier) có thể bao gồm:
>>>> ĐỌC THÊM: Chuỗi cung ứng xanh là gì? Cách ứng dụng vào doanh nghiệp
Vendor và Supplier là hai khái niệm quan trọng trong chuỗi cung ứng sản phẩm, mỗi đối tượng đều có vai trò và những đặc điểm hoàn toàn khác nhau. Dưới đây là bảng so sánh cụ thể về hai khái niệm này:
Tiêu chí |
Vendor |
Supplier |
Vị trí |
Nằm kế cuối trong chuỗi cung ứng |
Đứng đầu trong chuỗi cung ứng |
Vai trò |
Bán sản phẩm với giá cụ thể cho khách hàng |
Cung ứng nguyên vật liệu để tạo ra sản phẩm |
Mục tiêu |
Bán hàng |
Sản xuất hàng hóa |
Số lượng |
Chỉ tạo ra 1 sản phẩm |
Cung ứng nhiều loại nguyên vật liệu để tạo ra sản phẩm |
Mối quan hệ kinh doanh |
B2B, B2C, B2G |
B2B |
Mối quan hệ với nhà sản xuất |
Mối quan hệ gián tiếp |
Mối quan hệ có thể trực tiếp hoặc gián tiếp |
Mối quan hệ với khách hàng |
Cung cấp sản phẩm trực tiếp đến khách hàng |
Không liên quan đến khách hàng |
Vendor, Manufacturer và Distributor đều là những thành phần quan trọng trong các hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, khi áp dụng vào quy trình quản lý chuỗi cung ứng, doanh nghiệp có thể dễ dàng nhận thấy sự khác biệt của các thành phần này qua những đặc điểm cụ thể dưới đây:
Vendor và Seller cùng cấp với nhau trong chuỗi cung ứng sản phẩm và đều có trách nhiệm đưa sản phẩm/dịch vụ đến tay khách hàng. Tuy nhiên, 2 thuật ngữ này vẫn tồn tại những khác biệt như sau:
Xét về nghĩa, doanh nghiệp có thể khó phân biệt Vendor và Manufacturer, nhưng khi đặt chúng vào quy trình chuỗi cung ứng, sự khác nhau về vai trò của Vendor và Manufacturer sẽ trở nên rõ ràng thông qua các đặc điểm sau đây:
So với Vendor, Distributor cũng đóng vai trò quan trọng trong mô hình chuỗi cung ứng. Thế nhưng, giữa hai khái niệm này vẫn tồn tại những điểm khác biệt như sau:
>>>> TÌM HIỂU NGAY: Các phương pháp quản lý kho hàng trong Logistics hiệu quả
Quá trình đánh giá kỹ lưỡng giúp doanh nghiệp chọn lựa được Vendor phù hợp, đảm bảo chất lượng sản phẩm và giữ cho chuỗi cung ứng được diễn ra liền mạch và hiệu quả. Dưới đây là các phương pháp quan trọng để lựa chọn Vendor cho doanh nghiệp:
Để chọn ra được Vendor phù hợp, doanh nghiệp cần xác định rõ nhu cầu về chất lượng sản phẩm/dịch vụ đang cần và đưa ra các tiêu chí đánh giá phù hợp.
Đồng thời, quá trình phân tích quy mô của Vendor giúp doanh nghiệp hiểu rõ họ có đủ khả năng cung cấp sản phẩm/dịch vụ hay không. Nếu Vendor quá nhỏ, việc đảm bảo khả năng cung ứng sản phẩm/dịch vụ sẽ gặp nhiều khó khăn. Ngược lại, Vendor quá lớn cũng sẽ khó đảm bảo chất lượng và xảy ra nhiều rủi ro cho doanh nghiệp.
Quá trình xem xét các Vendor tiềm năng bao gồm: Tìm hiểu về sản phẩm/dịch vụ, các Vendor cạnh tranh, các tiêu chí đánh giá về chất lượng, giá cả, khả năng cung ứng, thời gian giao hàng và một số yêu cầu liên quan. Điều này cực kỳ hữu ích cho doanh nghiệp trong việc tìm ra Vendor phù hợp.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể dựa vào các thông tin trên trang web của Vendor và đánh giá của khách hàng trước đây để xem xét Vendor có đáp ứng được các yêu cầu mà mình đặt ra hay không. Nhiều doanh nghiệp sẽ kiểm tra thử một số sản phẩm mẫu, sau đó mới quyết định ký kết hợp đồng dài hạn với Vendor.
Trong hành trình tìm kiếm Vendor, việc phân tích và đánh giá hiệu suất của Vendor là rất quan trọng, giúp doanh nghiệp tìm ra được Vendor chất lượng và đáp ứng được các tiêu chuẩn của doanh nghiệp, giảm thiểu rủi ro.
Sau khi đã đánh giá được chất lượng của Vendor, doanh nghiệp cần xem xét đến giá cả và các gói dịch vụ của Vendor. Nếu giá của Vendor quá cao, điều này có thể ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Còn nếu phù hợp với ngân sách thì doanh nghiệp có thể tiến hành ký kết hợp đồng ngay.
>>>> TÌM HIỂU THÊM: Operation là gì? Tìm hiểu nhiệm vụ và lưu ý quan trọng
Trong chiến lược Marketing cho sản phẩm/dịch vụ, doanh nghiệp cần nghiên cứu và tìm hiểu các yếu tố như sở thích, màu sắc, mẫu mã… để tiếp cận và thu hút khách hàng.
Vốn dĩ Vendor không phải là những đối tượng trực tiếp sử dụng sản phẩm/dịch vụ, họ chỉ chú trọng đến hợp đồng thỏa thuận và sinh lời cho đôi bên. Vì vậy, để Marketing đến Vendor hiệu quả, doanh nghiệp cần tuân theo các hướng đi sau đây:
Để thu hút và giữ chân khách hàng, doanh nghiệp có thể cân nhắc áp dụng các phần mềm với công cụ và tiện ích mạnh mẽ. 1C Việt Nam xin giới thiệu đến quý doanh nghiệp phần mềm 1C:ERP với những tính năng ưu việt sau:
Đặc biệt, giải pháp 1C:ERP cung cấp tính năng CRM cực kỳ hữu ích cho doanh nghiệp trong công tác quản lý tốt mối quan hệ với các Vendor hiện nay. Chẳng hạn như: Lưu giữ thông tin và theo dõi tương tác với Vendor; giám sát và phân tích các khiếu nại của Vendor dựa trên đơn hàng sản phẩm và thu thập chu kỳ tương tác của Vendor (từ lúc bắt đầu liên lạc đến khi hoàn thành mục tiêu chung)...
Bài viết đã làm rõ về khái niệm Vendor là gì, cách phân biệt giữa Vendor với các thành phần khác trong chuỗi cung ứng, cùng các tiêu chí quan trọng để chọn được Vendor phù hợp. Có thể thấy, các Vendor đóng vai trò quan trọng giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định, kiểm soát chất lượng sản phẩm, tăng năng suất và quản lý rủi ro. 1C Việt Nam hy vọng, những thông tin trên sẽ giúp doanh nghiệp lựa chọn được nhà cung cấp phù hợp cho riêng mình.
>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN: