Làm việc nhóm là hình thức làm việc rất phổ biến hiện nay bởi những lợi ích to lớn như tăng hiệu suất, sự sáng tạo và tiết kiệm thời gian hoàn thành công việc. Tuy nhiên, những khó khăn khi làm việc nhóm lại gây ra rào cản lớn cho các doanh nghiệp. Trong bài viết dưới đây 1C Việt Nam sẽ tổng hợp 10 khó khăn khi làm việc nhóm điển hình, từ đó đưa ra cách khắc phục để doanh nghiệp có thể làm việc hiệu quả hơn.
>>> ĐỌC THÊM: Quản lý tiến độ dự án là gì? 6 bước quản lý tiến độ hiệu quả
Một trong những khó khăn khi làm việc nhóm cần nhắc tới đầu tiên đó là cái tôi của các thành viên quá cao. Mỗi một đội nhóm sẽ gồm nhiều cá nhân với cá tính, trình độ, cũng như cách làm việc khác nhau. Đặc biệt với những thành viên có chuyên môn cao, kỹ năng tốt thường có xu hướng thích làm việc độc lập và không theo hướng dẫn của quản lý.
Một số trường hợp mà doanh nghiệp dễ gặp nhân viên có “cái tôi” lớn khi làm việc nhóm:
“Cái tôi” quá lớn có thể gây ra mâu thuẫn với các thành viên và cả quản lý trong quá trình xử lý công việc. Khi nội bộ không còn tính đoàn kết thì khó tránh khỏi việc ảnh hưởng đến mục tiêu chung và hiệu quả công việc, rộng hơn nữa là kết quả kinh doanh của cả tổ chức.
Hướng giải quyết, khắc phục:
Đối khó khăn khi làm việc nhóm liên quan đến “cái tôi” của nhân viên thì vai trò quản lý lại càng trở nên quan trọng. Cụ thể:
>>>> XEM THÊM: Công thức tính hiệu suất làm việc chính xác nhất 2024
Thiếu niềm tin cũng là một trong những khó khăn khi làm việc nhóm cần được nhắc tới. Niềm tin là yếu tố quan trọng giúp thúc đẩy và nâng cao hiệu suất làm việc của các thành viên.
Khi có sự tin tưởng lẫn nhau, các thành viễn sẽ sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp khi cần thiết. Ngược lại, khi không tin vào đồng đội của mình, họ sẽ có tâm lý nghi hoặc và e dè về khả năng giải quyết vấn đề của đối phương.
Hướng giải quyết, khắc phục:
Để khắc phục khó khăn này, người quản lý cần tạo cơ hội để các thành viên có thể giao tiếp với nhau nhiều hơn. Việc được trao đổi và bày tỏ ý kiến cũng giúp giảm bớt khó khăn khi làm việc nhóm.
Trao đổi, tương tác là những từ khóa quan trọng quyết định hiệu quả của phương thức làm việc nhóm. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp vấn đề tương tác giữa các thành viên vẫn còn rất hạn chế. Đặc biệt vấn đề này là một trong những khó khăn khi làm việc nhóm online. Sau khi đại dịch Covid xảy ra, hình thức làm việc online trở nên phổ biến thì việc gặp mặt và tương tác giữa khác thành viên trong team cũng hạn chế hơn.
Hướng giải quyết, khắc phục:
Để tăng cường kết nối khi làm việc nhóm, quản lý có thể tổ chức các hoạt động để tăng tương tác giữa các thành viên như tổ chức teambuilding, lập group tán gẫu sau giờ làm, tổ chức teabreak các buổi chiều trong tuần. Những việc này có thể giúp các thành viên thân thiết và gắn kết hơn.
>>>> XEM THÊM: Scrum là gì? Quy trình tổ chức dự án theo Scrum
Một trong những khó khăn khi làm việc nhóm thường gặp nhất đó chính là sự vô trách nhiệm và ỷ lại đến từ một số cá nhân. Nhiều thành viên cho rằng đây không phải công việc của riêng mình, vì vậy họ không cần thiết phải dốc hết sức mình để hoàn thành nó. Ngoài ra, những suy nghĩ như “mình không làm sẽ có người khác làm” có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ công việc chung.
Hướng giải quyết, khắc phục:
Để tránh việc có những cá nhân lười biếng, ỷ lại, quản lý nên phân chia công việc cho các thành viên một cách rõ ràng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể lập bảng kế hoạch công việc cho mỗi cá nhân, kèm theo KPI, deadline cụ thể. Có như vậy, nhân viên mới chủ động với nhiệm vụ được giao và hoàn thành đúng tiến độ.
>>>> XEM THÊM: Download mẫu báo cáo công việc & quy trình tạo form chi tiết
Khó khăn khi làm việc nhóm tiếp theo có thể thấy đó là vấn đề cạnh tranh không lành mạnh, tư duy hơn thua, tranh đấu giữa các thành viên. Khi đó, cá nhân nào cũng muốn bảo vệ quan điểm cá nhân, thể hiện lý trí của mình để so với những người khác. Vấn đề này thoạt nhìn có thể chưa thật sự ảnh hưởng đến công việc, tuy nhiên nếu nhìn rộng ra thì cạnh tranh không lành mạnh khi làm việc nhóm có thể dẫn tới:
Hướng giải quyết, khắc phục:
Để khắc phục vấn đề này, người quản lý sẽ đóng vai trò như người phân xử, đưa ra các luận điểm phù hợp để giải quyết hợp tình hợp lý cho cả 2 bên. Người quản lý nên dùng cách lạt mềm buộc chặt để giải quyết vấn đề được êm xuôi, chỉ rõ những điểm được và chưa được của các thành viên để cùng khắc phục.
Trong một đội nhóm sẽ luôn có những cá nhân chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân. Đây được xem là một trong những khó khăn khi làm việc nhóm điển hình. Biểu hiện của những người này là chỉ ưu tiên hoàn thành công việc cá nhân mà không để ý đến tiến độ của nhóm.
Tuy nhiên, kết quả của làm việc nhóm chỉ đạt được khi tất cả các thành viên đều hoàn thành. Điều này có nghĩa là nếu một thành viên có năng lực nhưng tiến độ cả đội không đạt thì mục tiêu chung vẫn không thể hoàn thành.
Hướng giải quyết, khắc phục:
Lợi ích cá nhân và lợi ích nhóm luôn tồn tại và bổ sung cho nhau. Do đó, bên cạnh việc đặt mục tiêu cá nhân, các thành viên cần quan tâm tới việc hỗ trợ mục tiêu chung. Hơn nữa, khi quan tâm giúp đỡ đồng nghiệp, các cá nhân cũng có thể tích lũy thêm kinh nghiệm và học được những kiến thức bổ ích. Bên cạnh đó, nhà quản trị cũng có thể khích lệ nhân viên cống hiến hơn vì mục tiêu chung bằng cách có những khoản lương thưởng nhất định.
Việc truyền tải thông tin không chính xác và thiếu tính thống nhất cũng là một trong những khó khăn phổ biến khi làm việc nhóm. Đặc biệt, với những dự án có nhiều người tham gia thì việc mỗi thành viên nắm chính xác nhiệm vụ của mình là vô cùng quan trọng. Chỉ cần một mắt xích bị sai lệch thông tin thì kết quả có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng, khó mà hoàn thành được.
Hướng giải quyết, khắc phục:
Nhà quản trị, quản lý cần đảm bảo truyền đạt thông tin một cách chính xác, chi tiết và đồng nhất về cả nhiệm vụ, mục đích của công việc cũng như các yêu cầu đặt ra. Bên cạnh đó, người quản lý cũng cần kiểm soát tất cả các nhiệm vụ đã đề ra để đảm bảo mọi thứ đang diễn ra đúng kế hoạch. Các doanh nghiệp cũng có thể thêm vào quá trình giao nhiệm vụ thời gian phản hồi và thắc mắc về công việc được giao, sao cho nhân viên hiểu đúng, đủ những nhiệm vụ mình cần làm.
>>>> XEM THÊM: 6 nguyên tắc quản lý thời gian khoa học, hiệu quả 2024
Khó khăn khi làm việc nhóm tiếp theo có thể kể đến đó là tâm lý “nể nang”. Đây là loại tâm lý thường tồn tại ở những thành viên có mối quan hệ thân thiết với nhau.
Biểu hiện của vấn đề này là dấu hiệu bao che, không nêu ý kiến quan điểm dù cảm thấy vấn đề chưa hợp lý. Việc này có thể gây giảm hiệu quả công việc vì khi một vấn đề đưa ra nhận 100% sự đồng tình thì sẽ không còn ai tranh luận để đào sâu hay tìm ra những giải pháp tốt hơn.
Hướng giải quyết, khắc phục:
Doanh nghiệp có thể hạn chế tình trạng này bằng cách phân trao đổi trực tiếp với nhân viên về việc tách bạch tình cảm riêng tư và công việc. Khuyến khích nhân viên nêu ra ý kiến bằng cách tạo một môi trường tranh luận tích cực, cũng như các phần thưởng nhỏ cho câu hỏi tốt, hay những thành viên có khả năng nhìn ra các vấn đề của các ý tưởng hay bản kế hoạch.
Bên cạnh các vấn đề kể trên thì việc các cá nhân thiếu nhận thức về bản thân cũng gây ra khó khăn khu làm việc nhóm. Họ có thể quá tự tin hoặc quá tự ti, khiến công việc bị sai lệch và ảnh hưởng đến kết quả chung. Những cá nhân chưa có nhận thức đúng đắn về bản thân sẽ dễ bị mất cân bằng giữa khả năng của chính mình và các nhiệm vụ công việc.
Hướng giải quyết, khắc phục:
Người quản lý lúc này sẽ đóng vai trò những người “mentor”, hướng dẫn, quan sát và tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu của từng cá nhân để đưa ra lời khuyên hợp lý. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể dựa trên những phân tích này để phân chia công việc phù hợp với từng người trong nhóm.
>>>> XEM THÊM: [TẢI XUỐNG] 5 mẫu biên bản bàn giao công việc mới nhất 2024
Mỗi thành viên trong nhóm sẽ có cá tính riêng cũng như thói quen làm việc khác nhau. Điều này được thể hiện ở một số hành vi như chỉ làm việc vào ban đêm, không có thói quen lưu file sau khi làm, không kiểm tra tin nhắn,...thậm chí là thói quen ăn uống sinh hoạt hay phong cách làm việc. Các vấn đề này có thể gây ra xung đột và tranh cãi trong quá trình làm việc.
Hướng giải quyết, khắc phục:
Để giải quyết vấn đề này doanh nghiệp cần đặt ra một bộ quy tắc ứng xử chung cho tất cả mọi người. Các quy tắc này sẽ được xây dựng dựa trên nguyên tắc cân bằng lợi ích tập thể và tự do cá nhân của các thành viên. Sau đó, người quản lý cần có quy định thưởng phạt rõ ràng đối với những thành viên hoàn thành tốt hoặc không hoàn thành tốt.
>>>> XEM THÊM: Mô hình Agile là gì? Phương pháp quản lý dự án linh hoạt Agile
Các khó khăn khi làm việc nhóm nếu không được giải quyết triệt để có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng đến kết quả của cả tập thể. Với sự phát triển của công nghệ hiện nay, 1C Việt Nam đã cho ra mắt phần mềm Văn phòng số 1C:Document Management - giải pháp tự động hóa quản lý quy trình và điều hành công việc, giúp tiết kiệm thời gian, quản lý nhân lực hiệu quả, đặc biệt là trong làm việc nhóm.
Giải pháp 1C:Document Management sẽ giúp doanh nghiệp khắc phục những khó khăn khi làm việc nhóm nhờ các ưu điểm nổi bật:
Trên đây là toàn bộ các khó khăn khi làm việc nhóm và cách khắc phục. Để làm việc nhóm hiệu quả hơn doanh nghiệp có thể tham khảo các phần mềm hỗ trợ quản lý như 1C:Document Management. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì hãy liên hệ 1C Việt Nam để được hỗ trợ.
>>>> XEM THÊM: