Kiến thức quản trị
Trang chủ Giải pháp Tin tức 4 Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa phổ biến 2024
1C Việt Nam
(04.10.2024)

4 Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa phổ biến 2024

Trong quá trình kinh doanh, việc ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa giúp đảm bảo tính minh bạch và công bằng cho các cá nhân, doanh nghiệp. Vậy làm thế nào để soạn thảo mẫu hợp đồng mua bán chính xác, đầy đủ? Hãy cùng 1C Việt Nam tìm hiểu ngay tại bài viết dưới đây!

1. Hợp đồng mua bán là gì?

Hợp đồng mua bán là sự thỏa thuận giữa người bán và người mua, đồng thời cũng là căn cứ để xác định điều kiện và quyền lợi của các bên trong quá trình mua và bán hàng hóa. Theo luật Thương mại 2005, hợp đồng mua bán hàng hóa sẽ là kết quả thỏa thuận giữa các bên, trong đó người bán có nhiệm vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho người mua và nhận thanh toán, người mua có nghĩa vụ thanh toán đẩy đủ cho người bán, nhận hàng cũng như có quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận. 

Soạn thảo hợp đồng mua bán là một trong những bước quan trọng trong bất cứ giao dịch nào, là cách để các bên tham gia bảo vệ quyền lợi của mình. Nếu có trường hợp một trong hai bên vi phạm hợp đồng, bên còn lại hoàn toàn có thể yêu cầu bồi thường. Nhờ có bản hợp đồng mua bán, môi trường kinh doanh cũng trở nên an toàn và chuyên nghiệp hơn. 

Mẫu hợp đồng mua bán
Mẫu hợp đồng mua bán thông dụng

>>>> ĐỪNG BỎ LỠ: Hành vi khách hàng là gì? Vai trò và quy trình nghiên cứu hành vi

2. Các mẫu hợp đồng mua bán theo quy định của pháp luật

Để giúp doanh nghiệp xác lập hợp đồng mua bán một cách chính xác và đáp ứng đủ các điều kiện pháp lý, 1C Việt Nam xin gửi đến doanh nghiệp 2 mẫu hợp đồng mua bán phổ biến hiện nay: 

2.1 Mẫu hợp đồng mua bán đơn giản

Dưới đây là mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa đơn giản được soạn thảo một cách đầy đủ theo quy định của pháp luật hiện hành, căn cứ vào Luật Dân sự số 91/2015/QH13 và Luật Thương mại số 36/2005/QH11.

hợp đồng mua bán hàng hoá

Tải ngay mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa đơn giản: TẠI ĐÂY.

2.2 Mẫu hợp đồng mua bán hàng hoá chuyên dụng

Mẫu hợp đồng này được áp dụng khi người bán và người mua tiến hành giao dịch các loại hàng hóa đặc thù, yêu cầu bảo quản và có giá trị cao. 

Trong đó, mẫu hợp đồng mua bán chuyên dụng được chia thành 3 loại: Hợp đồng mua bán hàng hóa cá nhân, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa.

  • Mẫu hợp đồng mua bán hàng hoá cá nhân

Mẫu hợp đồng mua bán

Tải ngay mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa cá nhân TẠI ĐÂY.

  • Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

mẫu hợp đồng mua bán đơn giản

Tải ngay mẫu hợp đồng mua bán quốc tế: TẠI ĐÂY

  • Mẫu hợp đồng hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hoá. 

Mẫu hợp đồng mua bán

Tải mẫu hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa TẠI ĐÂY.

>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

3. Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hoá

Một hợp đồng mua bán hàng hóa sẽ có những đặc điểm chung và riêng, cụ thể như sau:

Đặc điểm chung: 

  • Hợp đồng mua bán hàng hóa mang tính đồng thuận giữa các bên, trong đó thời điểm có hiệu lực của hợp đồng sẽ không bị phụ thuộc vào thời điểm bàn giao hàng hóa. 
  • Mẫu hợp đồng kinh tế mua bán có tính đền bù khi người bán giao sản phẩm cho người mua thì sẽ nhận lại khoản tiền thanh toán tương ứng với giá trị sản phẩm. 
  • Là loại hợp đồng song vụ, các bên đều bị ràng buộc bởi nghĩa vụ và có quyền yêu cầu đối phương thực hiện nghĩa vụ với mình. Trong đó, nghĩa vụ của bên bán phải bàn giao sản phẩm cho bên mua và nghĩa vụ của bên mua sẽ tiến hành thanh toán cho bên bán.

Đặc điểm riêng:

  • Đối với chủ thể, hợp đồng phải được xác lập giữa các chủ thể là thương nhân (tổ chức kinh tế thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động độc lập hoặc thường xuyên có đăng ký kinh doanh). Tuy nhiên, các cá nhân và tổ chức không phải là thương nhân cũng có cơ hội trở thành chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa.
  • Đối với hình thức: Mẫu soạn thảo hợp đồng mua bán có thể thực hiện bằng lời nói, văn bản hoặc các hành vi cụ thể của các bên giao kết. 
  • Đối tượng: Hàng hóa bao gồm toàn bộ động sản hiện tại và cả tương lai, cùng với vật gắn liền với đất đai. Tuy nhiên, tại Điều 25 Luật Thương mại 2005, đã bổ sung quy định đối với hàng hóa bị hạn chế kinh doanh, cấm kinh doanh hoặc được kinh doanh có điều kiện. 
  • Đối với mục đích: Các bên ký kết hợp đồng mua bán là thương nhân thì mục đích chung hướng đến chính là lợi nhuận. Ngoài chủ thể là thương nhân thì vẫn còn các tổ chức, cá nhân, khi đó mục đích của việc lập hợp đồng này sẽ dành cho tiêu dùng, sinh hoạt hoặc phục vụ các cơ quan tổ chức. 

>>>> XEM THÊM: Mua sắm trực tiếp là gì? Quy trình mua sắm trực tiếp chi tiết

 

4. Các nội dung cần có trong hợp đồng mua bán 

Nội dung của mẫu hợp đồng mua bán sẽ bao gồm các điều khoản được thỏa thuận bởi các bên, thể hiện được quyền và trách nhiệm của các bên trong hợp đồng. Khi soạn thảo hợp đồng mua bán, doanh nghiệp cần cung cấp đầy đủ các thông tin sau:

  • Đối tượng, chủ thể
  • Giá cả sản phẩm/dịch vụ
  • Thời hạn và phương thức thanh toán
  • Điều khoản ràng buộc
  • Quyền và nghĩa vụ đôi bên
  • Thời gian ký kết hợp đồng 
  • Quy định bảo mật thông tin
  • Điều khoản bồi thường và phạt vi phạm hợp đồng
  • Điều hủy bỏ hoặc chấm dứt hợp đồng
  • Các điều khoản giải quyết tranh chấp

5. Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng mua bán chi tiết 

Soạn thảo hợp đồng mua bán là bước quan trọng trong quá trình giao dịch nhằm đảm bảo quyền lợi cho các bên ký kết. Qua đó, một hợp đồng mua bán cần đảm bảo tính chính xác, minh bạch và tuân theo quy định pháp luật ban hành. Doanh nghiệp có thể tham khảo cách thức soạn thảo mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa dưới đây:

5.1 Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hoá

Theo quy định tại Điều 431 Bộ luật Dân sự 2015 và tại Điều 25 Luật Thương mại 2005: Đối tượng của hợp đồng mua bán là các hàng hóa không nằm trong diện cấm kinh doanh (ma túy, hóa chất, khoáng vật, mẫu vật, người, động vật hoang dã, đá, pháo). Riêng với hàng hóa bị hạn chế kinh doanh và hàng hóa kinh doanh có điều kiện được Chính phủ quy định, việc mua bán chỉ được thông qua khi hàng hóa và các bên mua bán đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định.

Mẫu hợp đồng mua bán hàng hoá
Doanh nghiệp cần xác định đối tượng của hợp đồng mua bán có nằm trong diện cấm kinh doanh hay không

5.2 Hình thức quy định

Trên thực tế, hợp đồng mua bán hàng hóa có thể được thực hiện bằng lời nói, văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Tuy nhiên, đối với các loại hợp đồng mua bán được pháp luật quy định phải được xác lập bằng văn bản, được công chứng và chứng thực thì doanh nghiệp cần tuân theo các quy định đó.

Mẫu hợp đồng mua bán
Hợp đồng mua bán hàng hóa có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau

>>>> TÌM HIỂU THÊM: 7 bước quy trình mua sắm vật tư hàng hóa cho doanh nghiệp

5.3 Các điều khoản trong hợp đồng

Một mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa được xem là hoàn chỉnh nếu đảm bảo đầy đủ các điều khoản cơ bản sau đây:

  • Thông tin của bên bán và người mua:
    • Cá nhân: Cung cấp đầy đủ họ tên; địa chỉ; số điện thoại; số CCCD/Hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp; số tài khoản và ngân hàng giao dịch.
    • Doanh nghiệp: Cung cấp tên doanh nghiệp, mã số thuế, địa chỉ trụ sở chính, số điện thoại, fax, số tài khoản, ngân hàng giao dịch, thông tin của người đại diện (họ tên, chức vụ, số CCCD/Hộ chiếu, ngày cấp và nơi cấp).
    • Đối tượng chính của hợp đồng: Tên hàng hóa, số lượng, trọng lượng, khối lượng, kích thước, chất lượng, chủng loại, yêu cầu kỹ thuật, tính đồng bộ của hàng hóa.
    • Giá cả và phương thức thanh toán: Được thống nhất và ghi vào hợp đồng bởi các bên thỏa thuận.
  • Giá cả: Ghi đơn giá, tổng giá trị hợp đồng, đồng tiền thanh toán. 
  • Phương thức thanh toán: Có thể thanh toán bằng tiền mặt hoặc ngân hàng. Nếu chuyển khoản thì cần nêu rõ thông tin của tài khoản giao dịch bao gồm: Số tài khoản, tên ngân hàng, chi nhánh và tên người thụ hưởng.
  • Địa điểm và cách thức giao hàng: Hai bên thỏa thuận địa điểm giao hàng, giao hàng một lần hay chia thành từng đợt.
  • Thời hạn hợp đồng: Là thời hạn thanh toán, giao hàng. Nếu quá trình này được chia thành nhiều đợt thì doanh nghiệp cần nêu rõ thời điểm thực hiện nghĩa vụ cho từng đợt giao hàng.

Ngoài ra, hợp đồng cũng cần phải nêu rõ ngày tháng năm, địa điểm tiến hành lập hợp đồng mua bán, quyền và nghĩa vụ của các bên, bảo hành và hướng dẫn sử dụng, một số điều khoản phạt vi phạm hợp đồng và điều khoản giải quyết tranh chấp.

Cuối cùng, để đảm bảo tính trọn vẹn và chính xác cho hợp đồng mua bán hàng hóa, người lập hợp đồng mua bán cần lưu ý một số điều sau:

  • Ghi rõ các điều kiện đảm bảo chất lượng hàng hóa về hợp chuẩn và hợp quy.
  • Quy định chi tiết giá thành của từng loại sản phẩm, mức giá đó đã bao gồm thuế và phí hay chưa.
  • Đôi bên ký kết có thể bổ sung thêm các điều khoản khác sao cho phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp

>>>> BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ: 

6. Tính pháp lý và trách nhiệm được quy định tại hợp đồng mua bán

Khi lập hợp đồng mua bán hàng hóa, doanh nghiệp cần chú ý đến các yếu tố pháp lý và trách nhiệm dưới đây để đảm bảo quá trình thỏa thuận được diễn ra minh bạch và hiệu quả:

Tính pháp lý

  • Thỏa thuận ban đầu: Các bên cần thỏa thuận về các điều khoản, điều kiện của hợp đồng như: Giá cả, số lượng, chất lượng, thời gian…
  • Tuân thủ quy định pháp luật: Mẫu hợp đồng mua bán cần tuân thủ các quy định của pháp luật về mua bán bán và bảo vệ quyền lợi của đôi bên.

Trách nhiệm

  • Người bán phải đảm bảo hàng hóa được giao đúng với thỏa thuận được nêu trong hợp đồng, đồng thời chất lượng hàng hóa vẫn được giữ nguyên.
  • Người mua phải thanh toán đúng hạn theo thỏa thuận.
  • Nếu có điều khoản bảo hành, người bán cần tuân thủ và chịu trách nhiệm sửa chữa, đổi trả nếu sản phẩm không đạt chất lượng.

Bên cạnh đó, nếu quá trình thực hiện hợp đồng xảy ra tranh chấp, đôi bên có thể giải quyết thông qua hòa giải hoặc hệ thống tư pháp. Để tránh những tranh chấp không đáng có, doanh nghiệp cần lập hợp đồng mua bán hàng hóa một cách cẩn thận hoặc cần đến sự hỗ trợ của chuyên gia pháp lý khi cần thiết.

mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa thông thường
Doanh nghiệp cần chú ý đến các điều khoản pháp lý và trách nhiệm trong hợp đồng để tránh những rủi ro không đáng có

Bài viết trên đây đã cung cấp cho Quý doanh nghiệp những nội dung liên quan đến hợp đồng mua bán cũng như các mẫu hợp đồng mua bán đúng quy định. Thông qua đó, Quý doanh nghiệp sẽ hiểu rõ hơn về khái niệm, cách lập, đặc điểm, tính pháp lý và trách nhiệm để quá trình ký kết hợp đồng được diễn ra thuận lợi. Để quản lý tốt các bản hợp đồng mua bán, doanh nghiệp có thể sử dụng giải pháp 1C:ERP. Đây là giải pháp quản trị doanh nghiệp toàn diện, được phát triển trên nền tảng công nghệ low-code, mang đến nhiều phân hệ quản lý hữu ích. Đặc biệt, giải pháp sẽ kết nối các công ty trong tập đoàn, các phòng ban trong công ty lại với nhau, đồng thời lưu trữ và đồng bộ mọi dữ liệu, tối ưu hóa chi phí vận hành cho doanh nghiệp. Liên hệ ngay 1C Việt Nam để trải nghiệm giải pháp 1C:ERP nhé!

>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN: 

Triển khai giải pháp chuyển đổi số
cho doanh nghiệp của bạn ngay hôm nay